Doanh nhân Phan Văn Hiệu và hành trình trở về để nói lời cảm ơn
Sinh ra và lớn lên từ một làng quê nghèo tại Hưng Yên, hơn 20 năm trước, chàng thanh niên Phan Văn Hiệu rời quê hương lập nghiệp.
Henriette Bùi Quang Chiêu (1906–2012), xuất thân trong một gia đình người Việt giàu có mang quốc tịch Pháp ở Nam Kỳ. Henriette được ăn học đầy đủ, theo nền giáo dục Pháp Việt tân tiến và sau này bà du học nơi đất Pháp để rồi trở thành vị nữ bác sĩ đầu tiên của nước Việt ta.
Con đường đến với lĩnh vực y khoa của Henriette được đánh dấu khi cô gái trẻ sang Pháp du học và duyên lành với nghề chữa bệnh cứu người của Henriette, là từ sự nối bước người anh Louis Bùi Quang Chiêu, vốn là một bác sĩ chuyên về bệnh ho lao nổi tiếng tại Sài Gòn.
Do đó sau khi tốt nghiệp bậc trung học tại Trường Lycée Fenelon ở Paris vào năm 1926, năm sau Henriette đã trở thành cô sinh viên An Nam tại ĐH Y khoa Paris.
Dành cả tuổi thanh xuân cho việc học, sau 7 năm miệt mài nơi ghế giảng đường và trong phòng thí nghiệm, cô gái Á Đông Henriette tốt nghiệp với luận án đạt loại xuất sắc vào năm 1934.
Với tấm bằng tốt nghiệp trong tay, Henriette về nước và bắt đầu bước vào con đường lập nghiệp trong lĩnh vực y tế, nơi mà ở đó, đội ngũ y bác sĩ người Việt còn hiếm hoi, chứ chưa nói đến là nữ bác sĩ.
Năm 1935, ở tuổi 29, Henriette nhận chức trưởng khoa Hộ sinh ở Bệnh viện Chợ Lớn. Con đường sự nghiệp của cô không mấy suôn sẻ. Bởi người dân phần nhiều còn xa lạ với nhà thương, bệnh xá cũng như phương pháp chữa bệnh khoa học bằng Tây y. Và đâu chỉ thế, bà còn đối diện với nhiều khó khăn khác từ chính nghề của mình bởi chính những đồng nghiệp khác màu da. Dạo ấy, nước nhà bị người Pháp đô hộ, nên trong con mắt của người Pháp với người An Nam cũng có những phân biệt hẹp hòi. Sự kỳ thị, khinh miệt từ những đồng nghiệp người Pháp với đồng nghiệp An Nam; sự bất công về tiền lương cho y bác sĩ Việt so với đồng nghiệp Pháp,…
Với tình yêu nghề Henriette Vượt qua mọi định kiến trên, đòi lẽ công bằng: đấu tranh trực diện với cấp trên để yêu cầu những quyền lợi chính đáng cho y bác sĩ Việt, cho bệnh nhân người Việt.
Việc thành thạo 7 ngoại ngữ, bao gồm: Tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý và tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp đã giúp bà rất nhiều trong công việc, để lại một ấn tượng đặc biệt. Henriette lúc làm việc ở Việt Nam, lúc sang Pháp hành nghề. Bà còn nâng cao tay nghề khi sang Nhật Bản năm 1957 học châm cứu để áp dụng có hiệu quả cho ngành sản khoa. Đến năm 1961, Henriette sang Pháp sinh sống và tiếp tục nghề y với phòng mạch của mình.
Sau này khi về nước, năm 1970, bà tình nguyện phục vụ không lương trong ngành hộ sản và nhi khoa tại Bệnh viện Phú Thọ rồi năm 1971, bà lại sang lại Pháp tiếp tục làm nghề y đến năm 1976. Bà mất vào ngày 27-4-2012 tại Paris, thọ 106 tuổi.
Không chỉ tận tâm với nghề, Henriette còn hiến tặng biệt thự tư gia của bà ở số 28 đường Testard làm cơ sở cho Trường ĐH Y khoa Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Nơi ấy, nay là địa điểm thuộc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở đường Võ Văn Tần, TP.HCM.
Nữ bác sĩ Henriette là một tấm gương sáng đời đầu, bông hoa tươi thắm cho nền y khoa nước nhà. Niềm đam mê, cống hiến với sự nghiệp chính là hạnh phúc lớn lao nhất của cả đời bà.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Sinh ra và lớn lên từ một làng quê nghèo tại Hưng Yên, hơn 20 năm trước, chàng thanh niên Phan Văn Hiệu rời quê hương lập nghiệp.
Để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ của mình, chàng trai người Mông Xồng Bá Dìa đã không quản ngại khó khăn, gian khổ vượt núi, vượt “cổng trời” để đi học.
Nữ anh hùng La Thị Tám đã truyền cảm hứng cho sáng tác "Người con gái sông La" do nhạc sĩ Doãn Nho phổ nhạc dựa trên lời thơ của Nguyễn Phương Thúy.
Bác sĩ trẻ Tô Thành Tâm là một tấm gương sáng điển hình của thanh niên. Dù trẻ tuổi nhưng với sự tâm huyết, yêu nghề anh đã chữa bệnh giúp đỡ rất nhiều người.
Tống Vân Anh là nữ bác sĩ duy nhất làm việc tại Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 của Việt Nam tại Phái bộ Gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc.
Dành cả tuổi trẻ gắn liền với biển đảo, hy sinh thầm lặng cứu chữa cho bệnh nhân, bác sĩ Bùi Đình Lĩnh đã không được nhìn mặt cha mẹ lần cuối.
Tình yêu nghề và sự tận tâm với bệnh nhân của Y sĩ Đinh Văn Thưởng đã chữa trị và cứu sống biết bao bệnh nhân mắc bệnh lao.
Bản thân vợ chồng anh luôn mong muốn làm gì đó để giúp người. Tham gia hiến máu tình nguyện, anh lại càng thấy hạnh phúc vì đã làm việc có ích cho mọi người.
Cục Quản lý Dược thông tin, ngày 15/7 khoảng 3.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc... có giấy đăng ký lưu hành hết hạn cuối năm được gia hạn hiệu lực số đăng ký.
Hơn 3 năm về công tác tại xã khó khăn nhất ở Lai Châu, bác sĩ Lý Công Bằng không chỉ hết lòng vì bệnh nhân mà còn giúp người dân phát triển kinh tế.
Bình thường người ta sẽ hiến tặng gan, giác mạc... nhưng triết gia Ullin Thomas Place đã hiến tặng não cho triết học với mong muốn tìm ra cách thức hoạt động của nó.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4