Lan tỏa yêu thương nhân ngày Thalassemia
Nhân kỷ niệm 36 năm ngày Thalassemia thế giới (08/5/1986 - 08/5/2022), Công đoàn Bệnh viện TW Huế đã tổ chức giao lưu, tặng quà tiếp thêm nghị lực cho các bệnh nhân.
Ngày 13/4 Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai cho biết, tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 24 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, có biểu hiện kích thích vật vã, toàn thân co giật do uống nhầm rượu.
Gia đình bệnh nhi cho biết, khoảng 2h đêm ngày 5/4, bé S.S.B. (2 tuổi, dân tộc Mông, trú tại huyện Bắc Hà, Lào Cai) khát nước dậy uống nước thì uống nhầm rượu của người lớn để lại trên bàn từ hôm trước, khoảng 200ml rượu. Sau đó trẻ đi ngủ sáng gọi không tỉnh, xuất hiện cơn kích thích vật vã, co giật toàn thân. Gia đình đưa bệnh nhi đến Bệnh viện Bảo Thắng và khoảng 13h cùng ngày chuyển lên Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai.
Tại bệnh viện, bệnh nhi được chẩn đoán bị ngộ độc rượu, xử trí cấp cứu theo phác đồ ngộ độc, truyền dịch, bù nước điện giải. Sau điều trị, bệnh nhi đã tỉnh, sức khỏe ổn định. Bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi này cho biết, đây là ca ngộ độc rượu có độ tuổi nhỏ nhất từ trước đến nay tại bệnh viện.
Rượu là chất kích thích có hại cho sức khỏe. Trong rượu chứa 1 lượng methanol, gọi là cồn công nghiệp. Đây là chất có độc tính thấp, nhưng khi đi vào cơ thể chuyển hóa thành formaldehyde, chất này tiếp tục oxy hóa thành axit fomic và tấn công não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác và các bộ phận mềm như thận và gan.
Rượu gây tàn phá nặng nề đối với cơ thể trẻ nhỏ, bởi các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, rất nhạy cảm và không thể chống lại các tác nhân gây hại.
Nhiều người nghĩ rằng cho trẻ nếm thử một chút rượu bia không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng thực tế trẻ chỉ cần uống một ngụm nhỏ cũng khiến da mặt đỏ gắt, thần kinh choáng váng. Khi uống số lượng lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bác sĩ cảnh báo, tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với các loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia…. Nếu trẻ tiếp xúc sớm với bia rượu gây rối loạn quá trình dậy thì, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản. Trường hợp trẻ uống nhầm rượu hay các chất độc hại, gia đình nên gây nôn cho trẻ ngay, sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Nhân kỷ niệm 36 năm ngày Thalassemia thế giới (08/5/1986 - 08/5/2022), Công đoàn Bệnh viện TW Huế đã tổ chức giao lưu, tặng quà tiếp thêm nghị lực cho các bệnh nhân.
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng đạt giải thưởng Quả cầu vàng 2021, tiếp nối thành công chàng trai trẻ quyết tâm nghiên cứu thuốc chữa bệnh truyền nhiễm, điều trị Covid-19.
Bén duyên với hiến máu nhân đạo trong một lần bán máu để có tiền mua sữa cho con. Đến nay, ông Nguyễn Ngọc Giao (Quảng Ngãi) đã hiến máu được hơn 50 lần.
Tình nguyện công tác tại huyện nghèo vùng núi Tây Bắc, suốt thời gian qua bác sĩ trẻ Lò Thị Thanh Hợp dốc hết sức mình khám, chữa bệnh cho người dân.
Nữ tiến sĩ Nguyễn Kim Anh cùng cộng sự được Tạp chí PEPS trao Giải thưởng "Bài báo khoa học được nhiều người quan tâm nhất năm 2021" về nghiên cứu nhiễm mặn.
Hơn 30 năm qua, bác sĩ Đặng Cát (86 tuổi) luôn nhiệt tình, dốc hết sức mình cho công việc chữa bệnh miễn phí.
Trước khi tìm về chốn cửa Phật chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, sư bác Thích Nữ Diệu Nhân từng làm bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương.
“Nữ bác sĩ mê mổ từ thiện” là cái tên mọi người dành cho PGS.TS Lâm Hoài Phương – người dành phần lớn cuộc đời đi xuyên 50 quốc gia mổ từ thiện.
Sau hơn 3 năm hoạt động, nhóm sơ cứu miễn phí Fas Angel đã giúp đỡ hàng nghìn người gặp nạn trên đường phố Hà Nội.
Trong trang viên dành cho các hài nhi này có đến gần 1.000 mộ phần. Những hài nhi đưa về đây ở nhiều nơi, do ai đó đưa đến từ phòng khám, bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết là một trong 7 bác sĩ đầu tiên tham gia Dự án 585 đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về các địa bàn khó khăn, vùng sâu vùng xa.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4