Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện ca ghép tim đặc biệt
Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca ghép tim từ người hiến tạng chết não, đây là ca ghép tim xuyên Việt đặc biệt Bệnh viện thực hiện sau dịch Covid-19.
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, từ chối nhiều lời mời từ các bệnh viện lớn tại Thủ đô, bác sĩ Nguyễn Quyết Chiến tình nguyện tham gia dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” của Bộ Y tế. Bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết (quê Hưng Yên) tình nguyện về Lào Cai công tác, anh có nhiều đóng góp cho công tác khám, chữa bệnh ở vùng đồng bào DTTS nơi đây.
Bác sĩ Quyết chia sẻ: “Sinh ra ở Hưng Yên nhưng tuổi thơ tôi gắn bó với vùng đất Lào Cai nên tôi hiểu được khó khăn, vất vả của các đồng bào dân tộc thiểu số. Những chuyến đi từ thiện lên vùng cao thôi thúc tôi phải làm điều gì đó giúp người dân bớt khổ. Là con út trong gia đình, bố mẹ luôn lo lắng cho tôi, khi biết tôi tình nguyện đi đã ngăn cản. Nhưng tôi vẫn quyết tâm đi, bởi nếu ai cũng chần chừ không biết ai sẽ là người giúp đỡ bà con nơi vùng xa”.
Dù về bệnh viện huyện vùng cao (Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) công tác nhưng bệnh nhân ở đây không hề ít. Từ khi về công tác ở Lào Cai, năm 2017, bác sĩ Quyết đã tham gia gần 1000 ca mổ chấn thương, tiêu hóa, sản khoa, trong đó có các ca mổ nặng và nguy hiểm và cả những ca đỡ đẻ khó cho sản phụ sinh non. Ngoài lĩnh vực chuyên môn, bác sĩ Quyết còn chủ động, tích cực tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội vì cộng đồng DTTS, đặc biệt là người Mông; công tác cứu hộ, cứu nạn tai nạn giao thông nghiêm trọng…
Công tác ở vùng cao chỉ có chuyên môn thôi là chưa đủ, các y bác sĩ còn phải làm chuyên gia tâm lý, đả thông tư tưởng cho bệnh nhân và người nhà. Một trường hợp đặc biệt là sản phụ 15 tuổi gặp nguy hiểm, co giật sau khi tự ý sinh con tại nhà bất thành, cần phải mổ gấp nhưng người nhà không đồng ý. Lúc ấy các bác sĩ rất vất vả phân tích, thuyết phục gia đình bệnh nhân cho mổ.
Suốt thời gian công tác ở Lào Cai, bác sĩ Quyết đã nhận được nhiều món quà vô giá từ người dân nơi đây. Đó là những lời cảm ơn hay những món ăn bình dị do người đồng bào DTTS tặng. Tất cả những thứ đó làm động lực để bác sĩ Quyết cố gắng hơn từng ngày, giúp đỡ nhiều bà con hơn.
Ngành Y vốn là ngành có nhiều vất vả, cần sự hi sinh, đặc biệt khi về vùng sâu lại càng vất vả hơn nhưng bác sĩ Quyết chưa bao giờ có ý định từ bỏ. “Hàng ngày, hàng giờ, chúng tôi đều phải tiếp xúc với nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý phức tạp, có nguy cơ lây nhiễm cao. Thậm chí, có những y bác sĩ thức trắng nhiều đêm để chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Nhưng vì sức khỏe của người bệnh, thầy thuốc vẫn cố gắng chiến đấu giành giật với tử thần để giữ lại sự sống cho bệnh nhân” bác sĩ Quyết chia sẻ.
Bằng kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm thực tế học được, bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết cùng các đồng nghiệp thực hiện các kỹ thuật mới: cắt ruột thừa nội soi, khâu lỗ thủng dạ dày nội soi, mổ thoát vị bẹn,.. Từ khi bác sĩ Quyết về làm việc, tình trạng quá tải ở tuyến trên được giảm tải. Các y, bác sĩ tuyến huyện bớt vất vả đi phần nào.
Những việc làm của bác sĩ Quyết đã lan tỏa nguồn năng lượng tích cực đến cho người trẻ hiện nay. Năm 2018, bác sĩ Quyết vinh danh là 1 trong 10 thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu toàn quốc năm 2018 và 1 trong 10 cá nhân nhận giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2019.
Ngoài bác sĩ Quyết còn nhiều tấm gương thầy thuốc tiêu biểu sẵn sàng về vùng cao giúp đỡ người dân như bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé (Điện Biên),…Họ thật sự là những tấm gương tiêu biểu, giàu lòng nhân ái, cống hiến hết mình cho sự nghiệp Y học nước nhà.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca ghép tim từ người hiến tạng chết não, đây là ca ghép tim xuyên Việt đặc biệt Bệnh viện thực hiện sau dịch Covid-19.
Nhân kỷ niệm 36 năm ngày Thalassemia thế giới (08/5/1986 - 08/5/2022), Công đoàn Bệnh viện TW Huế đã tổ chức giao lưu, tặng quà tiếp thêm nghị lực cho các bệnh nhân.
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng đạt giải thưởng Quả cầu vàng 2021, tiếp nối thành công chàng trai trẻ quyết tâm nghiên cứu thuốc chữa bệnh truyền nhiễm, điều trị Covid-19.
Bén duyên với hiến máu nhân đạo trong một lần bán máu để có tiền mua sữa cho con. Đến nay, ông Nguyễn Ngọc Giao (Quảng Ngãi) đã hiến máu được hơn 50 lần.
Tình nguyện công tác tại huyện nghèo vùng núi Tây Bắc, suốt thời gian qua bác sĩ trẻ Lò Thị Thanh Hợp dốc hết sức mình khám, chữa bệnh cho người dân.
Nữ tiến sĩ Nguyễn Kim Anh cùng cộng sự được Tạp chí PEPS trao Giải thưởng "Bài báo khoa học được nhiều người quan tâm nhất năm 2021" về nghiên cứu nhiễm mặn.
Hơn 30 năm qua, bác sĩ Đặng Cát (86 tuổi) luôn nhiệt tình, dốc hết sức mình cho công việc chữa bệnh miễn phí.
Trước khi tìm về chốn cửa Phật chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, sư bác Thích Nữ Diệu Nhân từng làm bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương.
“Nữ bác sĩ mê mổ từ thiện” là cái tên mọi người dành cho PGS.TS Lâm Hoài Phương – người dành phần lớn cuộc đời đi xuyên 50 quốc gia mổ từ thiện.
Sau hơn 3 năm hoạt động, nhóm sơ cứu miễn phí Fas Angel đã giúp đỡ hàng nghìn người gặp nạn trên đường phố Hà Nội.
Trong trang viên dành cho các hài nhi này có đến gần 1.000 mộ phần. Những hài nhi đưa về đây ở nhiều nơi, do ai đó đưa đến từ phòng khám, bệnh viện.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4