Ông lão khóc ngất giữa ruộng dưa bị phá nát được quyên góp 50 triệu đồng
Tấm lòng của mạnh thường quân dành cho ông Phan Văn Tôn (60 tuổi, ngụ Nghệ An) đã khiến nhiều người phải xúc động.
Nhiều ngày qua, mạng xã hội đã xuất hiện thông tin trước Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM đã xuất hiện tình trạng "cò" phòng khám. Cụ thể, một tài khoản Facebook đăng tải thông tin: Bệnh viện Tai Mũi họng TP.HCM nằm trên đường Trần Quốc Thảo (quận 3) là cơ sở chính có mức giá niêm yết theo khung của nhà nước. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cho biết "cò" phòng khám đã đứng trước bệnh viện này và hướng dẫn sang phòng khám Tai Mũi Họng phía đối diện.
Theo lời kể của nạn nhân, phòng khám này là của tư nhân, có giá cả "chặt chém" và nhắm vào tâm lí lo lắng của người bệnh. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân từ tỉnh lên TP.HCM thăm khám thường chưa có nhiều kinh nghiệm, dễ tin lời "cò phòng khám".
Bên cạnh đó, với tâm lí "sợ đông", nhiều người cũng đã chọn cách đi cùng với "cò phòng khám" đến nơi khác khám bệnh. Thông thường, bệnh nhân phải chịu tiền thuốc đắt gấp 2, gấp 3 giá bệnh viện khi khám ở những phòng khám này. Qua câu chuyện trên, chủ nhân bài chia sẻ mong muốn mọi người có cái nhìn cẩn trọng hơn đối với việc khám chữa bệnh. Đồng thời, ở Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, nếu bạn đi sớm vẫn sẽ được sắp xếp khám sớm.
Đã từng rơi vào trường hợp trên, chị G.N.U (ngụ TP.HCM) cho biết, trong một lần đi khám bệnh, chị bị nhóm người đứng trước cổng bệnh viện nói rằng Bệnh viện Tai Mũi Họng "không khám bảo hiểm nữa". Vậy nên họ dùng từ ngữ lôi kéo chị U. tới những cơ sở phòng khám tư nhân ở gần đó để được thực hiện dịch vụ thăm khám nhanh chóng tiện lợi hơn. Đây không phải là lần đầu tiên bệnh viện xuất hiện tình trạng "cò phòng khám". Trước đó, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cũng đã có xảy ra những trường hợp tương tự. Theo đó, "cò phòng khám" sẽ nhắm vào những người dân từ tỉnh lên TP.HCM chữa bệnh.
Để tiết kiệm thời gian, bệnh nhân đã đến phòng khám trên đường Hồng Bàng (quận 5), gần Đại học Y dược TP.HCM để nội soi mũi họng là 530.000 đồng, bao gồm phí nội soi 250.000 đồng, bác sĩ tư vấn 80.000 đồng và phí dịch vụ 200.000 đồng.
Tuy nhiên, cũng những chi phí này tại Bệnh viện Đại học Y dược chỉ hết khoảng 150.000 đồng. Bên cạnh đó, tiền thuốc điều trị trong một tuần là 330.000 đồng, loại thuốc mắc nhất là một loại kháng sinh có giá 20.000 đồng/viên.
Khi đem so sánh giá tại nhà thuốc bệnh viện, đại diện nhà thuốc cho biết những loại thuốc phòng khám bán là thuốc do Việt Nam sản xuất, giá không cao như vậy. Tham khảo trên website của Cục Quản lý dược, loại kháng sinh phải mua tới 20.000 đồng/viên chỉ có giá niêm yết 4.300 đồng/viên, tức số tiền phải mua thuốc tại phòng khám đắt gần 5 lần so với giá bán tại bệnh viện.
Trước đó, ông Huỳnh Ngọc Thạch, trưởng phòng tổ chức cán bộ Bệnh viện Da liễu cho biết tình trạng cò trong những năm vừa qua đã được dẹp bỏ nhiều. Tuy nhiên, "cò" khó có thể bị dẹp triệt để do vẫn hoạt động phía ngoài khuôn viên bệnh viện.
Đối với các đối tượng hoạt động bên ngoài, phía bệnh viện chỉ có cách nhận dạng và phối hợp với chính quyền địa phương như UBND phường, công an phường để xử lý. Tuy nhiên, việc xử lý chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt hành vi gây rối trật tự hoặc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, chứ chưa có một chế tài nào được quy định trong pháp luật.
Trước đó, một số bệnh viện như Bệnh viện Mắt TP.HCM, Bệnh viện Hòa Hảo, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Ung bướu... cũng đã giải quyết triệt để được chuyện "cò phòng khám".
Nhức nhối nạn mạo danh các cơ sở y tế uy tín
Ngoài việc cò mồi, nhiều nơi còn lợi dụng danh tiếng của các bệnh viện uy tín để đặt tên phòng khám khiến nhiều người bệnh hiểu lầm. Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy đã có đơn khẩn cấp đến Công an TPHCM yêu cầu can thiệp vào vụ việc giả mạo thương hiệu của bệnh viện này. Trong đơn, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, Công ty TNHH Viện thẩm mỹ Chợ Rẫy (địa chỉ tại quận Tân Bình, TPHCM) có hành vi sử dụng trái phép chỉ dẫn thương mại "Chợ Rẫy" để gắn trên biển hiệu, trong tên doanh nghiệp. Đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy khẳng định không có bất cứ cơ sở thẩm mỹ nào bên ngoài. Đã có không ít người vì tin tưởng vào độ uy tín, tay nghề của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy mà “tiền mất tật mang”.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Tấm lòng của mạnh thường quân dành cho ông Phan Văn Tôn (60 tuổi, ngụ Nghệ An) đã khiến nhiều người phải xúc động.
Theo báo cáo, Nhà hát Kịch Hà Nội không cử cán bộ và cũng không có chuyến đi công tác nào tại châu Âu.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Anh Tuấn về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo đó, bộ phim Thương ngày nắng về có sự góp mặt của Hồng Đăng vẫn lên sóng theo lịch. Đại diện nhà sản xuất cho biết ê-kíp phim tiếp tục quay.
Tập đoàn Maiquer (Tân Cương, Trung Quốc) đang bị điều tra sau khi 2 lô sản phẩm sữa của hãng này bị phát hiện có chất phụ gia trái phép propylene glycol.
Cơ quan chức năng huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) ra quyết định đình chỉ công tác Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Xuân Thắng để làm rõ hành vi sàm sỡ nữ sinh lớp 10.
UBND tỉnh Hà Giang đã ra quyết định xử phạt 459 triệu đồng với Công ty CP Hải Hà do hành vi xả thải ra môi trường.
Trưa nay 4/7, tại một số khu vực nội thành Hà Nội đã xảy ra tình trạng điện áp tăng vọt, khiến nhiều gia đình, cơ quan bị cháy, chập thiết bị.
Nhiều tổ chức kinh doanh, bán hàng đa cấp vẫn luôn nhắm đến đối tượng “tiềm năng” là sinh viên các trường đại học, cao đẳng để mở rộng hoạt động của mình.
Trong lúc đang tắm biển Thiên Cầm (tỉnh Hà Tĩnh), hai mẹ con không may bị đuối nước. Hiện đã tìm thấy thi thể của người mẹ, còn người con mất tích.
Mới đây, nhãn hàng cốc nguyệt san LINCUP bị tố bùng tiền booking. Sự việc này chưa có hồi phân giải, khiến dư luận hết sức bất bình vì cách làm việc thiếu chuyên nghiệp.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4