Cảnh báo nhiều người mất tiền vì sập bẫy tuyển dụng chốt đơn sàn thương mại điện tử
Nạn nhân bị đối tượng giả mạo sàn thương mại điện tử lừa mất hàng trăm triệu đồng, dù các sàn thương mại điện tử đã khuyến cáo song nhiều người vẫn không tỉnh táo.
Khảo sát của Vietnamnet tại các siêu thị, trung tâm điện máy tại TP.HCM cho thấy, một số mặt hàng như tủ đông, tủ mát, nồi cơm điện, bếp từ, bếp hồng ngoại, lò nướng, máy hút mùi... ghi xuất xứ khá mù mờ như: "Nơi sản xuất: Chính hãng", "Sản xuất từ thương hiệu"…
Ngoài ra, không ít sản phẩm điện máy thương hiệu Việt Nam nhưng lại ghi nhãn nơi sản xuất ở Trung Quốc hoặc nước khác. Cá biệt, có sản phẩm để trống thông tin nơi sản xuất trên nhãn.
Theo tìm hiểu, nhiều doanh nghiệp Việt sở hữu nhãn hàng điện máy, điện gia dụng nội địa thường tìm đến các công xưởng sản xuất ở Trung Quốc để chọn một số mặt hàng có tiêu chuẩn, giá cả phù hợp rồi đóng gói và gửi về nước tiêu thụ. Những sản phẩm này thường được sản xuất dây chuyền hàng loạt với giá thành rất rẻ.
Một cách làm khác là doanh nghiệp điện máy tự thiết kế, lên mẫu sẵn và gửi mẫu sang công xưởng tại Trung Quốc để đặt hàng sản xuất theo yêu cầu. Trong khi một số ít doanh nghiệp khác thì nhập linh kiện theo cụm từ Trung Quốc về nước, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh và gắn mác "Made in Vietnam".
Ông Bùi Minh Hòa, phụ trách kinh doanh tại một siêu thị điện máy ở TP.HCM, cho biết sản phẩm điện máy thương hiệu Việt được sản xuất tại Trung Quốc hiện khá phổ biến. "Thay vì để trống thông tin về nơi sản xuất thì hãng điện máy ghi rõ nơi sản xuất tại Trung Quốc, điều này phần nào tránh gây hiểu nhầm rằng đây là sản phẩm nhãn hiệu Việt được sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần làm rõ quy định cụ thể về thông tin trên nhãn sản phẩm để ngăn ngừa tình trạng DN ghi nhãn mập mờ, gây hiểu nhầm, đánh lừa người tiêu dùng", ông Hòa đề xuất.
Theo ông Hòa, nhiều hãng điện tử nước ngoài như Toshiba, Panasonic, LG, Samsung, Media... đã đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn linh kiện trong nước hiện không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nên buộc phải nhập khẩu từ bên ngoài vào. Không ít sản phẩm của các hãng này không đạt tiêu chí xuất xứ Việt Nam mà chỉ được ghi nhãn "lắp ráp tại Việt Nam".
Trả lời Vietnamnet, ông Phùng Đình Luật, Giám đốc Kỹ thuật Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam, cho rằng việc sản xuất sản phẩm điện tử, điện lạnh hiện nay khá dễ dàng. Doanh nghiệp chỉ cần nhập các cụm linh kiện về lắp ráp, in ấn bao bì, đăng ký chất lượng là có thể bán ra thị trường.
Theo ông Vũ Dương Ngọc Duy, Tổng Giám đốc Công ty CP Viettronics Tân Bình, giá thành sản xuất linh kiện của các nhà máy trong nước còn cao. Vì vậy, doanh nghiệp không đặt hàng nhiều mà chủ yếu nhập linh kiện giá rẻ từ các nước có quy mô sản xuất lớn.
Số liệu của Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho thấy đến năm 2021, nước ta chỉ có hơn 300 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thuần Việt là nhà cung cấp linh kiện cho các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam như Samsung, Canon, Sony... 300 nhà cung cấp này có tổng doanh thu trung bình chỉ khoảng 300 triệu USD/năm.
Trong khi đó, ngành công nghiệp điện tử trong nước đang phải nhập khẩu đến gần 90% linh kiện. Trong đó, linh kiện cơ bản nhập khẩu tới 97%, linh kiện chuyên dụng 92%, linh kiện cơ khí 82%, linh kiện cao su 87%.
Nhiều chuyên gia nhận định việc liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia được cho là khả thi để doanh nghiệp nội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Cơ quan quản lý nhà nước đã không ngừng xúc tiến các hoạt động liên kết song tỷ lệ thành công rất thấp bởi nhà cung cấp Việt không đủ năng lực để đáp ứng đòi hỏi về chất lượng, giá, thời gian giao hàng...
"Giá thành linh kiện của doanh nghiệp Việt luôn cao hơn các nhà cung ứng quốc tế khoảng 20% nên không cạnh tranh được với nhà cung cấp hiện có trong chuỗi của các tập đoàn. Các tập đoàn đa quốc gia không có kế hoạch nội địa hóa rõ ràng nên doanh nghiệp Việt càng khó chen chân vào chuỗi. Trong khi đó, doanh nghiệp điện máy nội địa với nhu cầu đưa ra thị trường những sản phẩm giá cả phải chăng lại càng không lựa chọn linh kiện đắt tiền trong nước mà tìm đến các đầu mối nhập khẩu giá rẻ, nhất là công xưởng Trung Quốc" - một chuyên gia phân tích.
Theo VASI, để doanh nghiệp trong nước có thể tham gia chuỗi cung ứng, cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ, các hiệp hội ngành nghề, tổ chức hỗ trợ, công ty tư vấn. Trong đó, DN cần nhất là được hỗ trợ giảm chi phí, tiếp cận tín dụng, giảm lãi vay ngân hàng. Tiếp đến, họ có nhu cầu hỗ trợ về mặt quản trị, mặt bằng sản xuất, người lao động...
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Nạn nhân bị đối tượng giả mạo sàn thương mại điện tử lừa mất hàng trăm triệu đồng, dù các sàn thương mại điện tử đã khuyến cáo song nhiều người vẫn không tỉnh táo.
Mỗi lít dầu ăn hiện có giá từ 48.000 – 55.000 đồng, tăng 50% so với đầu năm và gấp đôi hai năm trước, cũng là mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Quyết định 05/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tăng mức cho vay tối đa với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn lên từ 2,5 triệu đồng/tháng/người lên 4 triệu đồng/tháng/người.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố danh sách các website có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cụ thể là cung cấp trò chơi điện tử cờ bạc, cá cược…
TP.HCM siết xây dựng cao ốc cứu vẫn giao thông; Doanh nghiệp tăng giá bán xi măng… là những tin chính sẽ có trong bản tin BĐS 24h ngày 19/5/2022.
Những ngày qua, nhiều người đã gửi đơn tố cáo tới cơ quan công an về việc FLC Quảng Ngãi có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Giá vàng trong nước biến động trái chiều, trong bối cảnh giá vàng thế giới nhích nhẹ nhờ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ suy yếu, cân bằng áp lực với đồng USD mạnh.
Khu du lịch Farmstay Sâm Phát Yaly có diện tích gần 11hecta xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình “khủng” kiên cố trên đất nông nghiệp để kinh doanh hoạt động du lịch.
Sau 12 ngày cưỡng chế, Cục Thuế TP.HCM vẫn chưa thu được đồng nào từ hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm vì tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp không có tiền.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật nhiều cán bộ, đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật đối với Bộ trưởng Bộ Y tế và Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4