Nghệ An: Bắt kẻ chém hàng xóm tử vong, bố mẹ bị trọng thương
Sau khi dùng hung khí khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương, Mạc Văn Dục bỏ trốn vào rừng keo.
Cuộc điều tra do hãng ITV News của Anh và Tạp chí Y học Anh thực hiện, tiết lộ hàng ngàn bệnh nhân Covid-19 kéo dài đang đến các phòng khám tư nhân ở nhiều quốc gia khác nhau - bao gồm Thụy Sĩ, Đức và Cyprus - để lọc máu. Tuy nhiên, chưa có một cơ sở khoa học chính thức nào công nhận phương pháp này có thể điều trị được hiệu quả các hội chứng hậu Covid-19.
Lọc máu là một liệu pháp y tế được sử dụng để điều trị các tình trạng cụ thể, bằng cách lọc ra các thành phần có vấn đề đã biết của máu. Chẳng hạn như lọc ra LDL (lipoprotein mật độ thấp) ở những người có cholesterol cao khó chữa, hoặc loại bỏ các tế bào bạch cầu ác tính ở những người bị bệnh bạch cầu.
Bác sĩ nội khoa Beate Jaeger, người điều hành Trung tâm Lipid North Rhine ở Đức, bắt đầu điều trị cho những bệnh nhân Covid-19 kéo dài bằng phương pháp lọc máu qua bộ lọc heparin, thực chất là phương pháp lọc máu giống như điều trị cho các bệnh nhân suy thận, với mức giá đắt đỏ. Bà cũng kê toa cho những bệnh nhân này uống thuốc chống đông máu.
Bác sĩ Jaeger đưa ra giả thuyết rằng máu của những người bị Covid-19 kéo dài quá nhớt và chứa các cục máu đông nhỏ. Bà cho rằng lọc máu có thể cải thiện vi tuần hoàn và sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, cuộc điều tra do hãng ITV News của Anh, Tạp chí Y học Anh BMJ và kênh truyền hình DW của Đức thực hiện tuần này đã tiết lộ rằng không có bằng chứng nào cho thấy phương pháp này đúng hoặc hiệu quả. Bác sĩ Jaeger cố gắng công bố phương pháp của mình trên một tạp chí y khoa của Đức và đã bị bác bỏ.
Bày tỏ sự tức giận về "chủ nghĩa giáo điều" trong y học, bác sĩ Jaeger tuyên bố đã điều trị cho những bệnh nhân của bà "đến bằng xe lăn và đi bộ về".
Giáo sư Beverley Hunt - Tổ chức Từ thiện Thromboris UK, Anh khẳng định không có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh rằng lọc máu có thể điều trị được hội chứng cục máu đông triệt để.
Bác sĩ Laura McWhirter - Khoa Tâm lý học và Thần kinh, Đại học Edinburgh, Scotland cảnh báo: "Tôi hiểu nhiều bệnh nhân mắc hậu Covid rất tuyệt vọng, vì thế họ lại càng dễ bị tổn thương khi chấp nhận rủi ro để điều trị bằng các phương pháp có thể không mang đến hiệu quả, hoặc mất rất nhiều tiền và còn gây hại cho sức khỏe".
Cũng theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân ngoài lọc máu sẽ được kê đơn uống thuốc chống đông máu, điều này rất nguy hiểm bởi người bệnh không thể cầm máu trong trường hợp xuất huyết hoặc tai nạn.
Ngoài bác sĩ Jaeger, nhiều phòng khám khác cũng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ chữa cho bệnh nhân Covid-19 kéo dài.
Cuộc điều tra của Anh đã phỏng vấn một phụ nữ ở Hà Lan, bà Gitte Boumeester, người đã trả hơn 50.000 USD - gần như tất cả tiền tiết kiệm của mình - để điều trị tại một phòng khám Covid-19 kéo dài mới mở ở Cyprus, sau khi đọc được những trường hợp “được chữa thành công” trên mạng.
Tại phòng khám ở Cyprus, bà Boumeester đã được điều trị bằng các phương pháp chưa được chứng minh hiệu quả như lọc máu, truyền vitamin, điều trị oxy cao áp, thuốc chống đông máu và hydroxychloroquine - vốn không hiệu quả với Covid-19.
Sau 2 tháng ở Cyprus “điều trị” bằng nhiều phương pháp khác nhau và tiêu hết tài khoản ngân hàng, bà Boumeester cho biết không thấy cải thiện các triệu chứng suy nhược của mình, bao gồm tim đập nhanh, đau ngực, khó thở và sương mù não.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính, có gần 1/5 bệnh nhân Covid-19 bị các triệu chứng dai dẳng trên toàn cầu. Cũng tức là có tới hàng chục triệu bệnh nhân đang tìm cách thoát khỏi hậu Covid. Họ cũng có thể trở thành mục tiêu để những phòng khám “lang băm” dụ dỗ, lừa dối điều trị, để rồi bệnh khỏi hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn sẽ mất rất nhiều tiền.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Sau khi dùng hung khí khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương, Mạc Văn Dục bỏ trốn vào rừng keo.
Trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai vừa xảy ra một vụ tai nạn, khiến 2 vợ chồng du khách bị nước cuốn trôi trong lúc ra suối chụp ảnh.
Các sản phẩm không có hóa đơn, chứng từ, nghi bị giả mạo đã bị quản lý thị trường phát hiện, thu giữ tại một kho hàng thuộc TP.HCM.
Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM đã tiếp nhận thêm 5 ca ngộ độc cồn methanol (cồn công nghiệp) sau khi uống rượu pha cồn rửa tay.
Công an quận Ba Đình đã tạm giữ hình sự đối tượng Đặng Hoàng Anh (Sơn Tây, TP Hà Nội) để điều tra về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Một phòng khám ở phố Ngụy Như Kon Tum (Hà Nội) tự ý lắp đặt thiết bị chống đỗ ô tô trên mặt đường. Chính quyền địa phương đã yêu cầu cơ sở tháo dỡ.
Một vụ cháy lớn đã xảy ra tại cửa hàng tạp hóa mang số nhà 59, đường vào Bệnh viện Nhi Trung ương, P.Láng Thượng, Q.Đống Đa, Hà Nội vào chiều 8/8.
Qua tuần tra, lực lượng cảnh sát 141 (Hà Nội) hóa trang đã phát hiện, bắt giữ đối tượng tàng trữ trái phép gần 400 viên ma túy tổng hợp.
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông cho biết Hồ Hoài Anh và Hồng Đăng về nước an toàn. Cả hai sẽ có buổi làm việc với cơ quan quản lý.
Nam sinh khi đang uống cafe ở tầng 26 khách sạn tại TX Cửa Lò (Nghệ An) thì rơi xuống đất tử vong trong tình trạng một số bộ phận cơ thể không nguyên vẹn.
Chính quyền địa phương đã đình chỉ hoạt động đối với trường mầm non Hoa Mặt Trời, nơi xảy ra sự việc cô giáo hất cùi chỏ vào mặt bé 3 tuổi.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4