Bài thuốc thanh nhiệt giải độc từ các bộ phận của cây khế
Dân gian dùng tất cả các bộ phận của cây khế chua để làm các bài thuốc chữa bệnh, thậm chí cả cây tầm gửi ký sinh trên cây khế.
Bệnh nấm đen là một bệnh nhiễm trùng cơ hội do nấm Mucormycosis gây ra. Các loại nấm mốc này sống khắp môi trường. Mucormycosis chủ yếu ảnh hưởng đến những người có mô bị tổn thương hoặc giảm khả năng miễn dịch.
Với sự gia tăng Covid-19 đang diễn ra, bệnh Mucormycosis, thường được gọi là nấm đen đang đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với những bệnh nhân đã phục hồi Covid-19. Dưới đây là những nguyên nhân khiến người mắc đái tháo đường có nguy cơ cao nhiễm nấm.
Bệnh đái tháo đường làm hỏng các tế bào beta của tuyến tụy và khiến cơ thể sản xuất không đủ insulin và dẫn đến đường huyết tăng. Đường huyết tăng có thể gây rối loạn phản ứng miễn dịch, khiến người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị đái tháo đường cũng có thể gây ức chế các phản ứng miễn dịch.
Đái tháo đường không chỉ làm gia tăng nguy cơ bệnh nhân gặp phải các triệu chứng Covid-19 nặng mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho nhiễm trùng nấm Mucormycosis phát triển. Nguy hiểm hơn cả Covid-19 và thuốc steroid (như dexamethasone) thường được sử dụng trong phòng chăm sóc đặc biệt có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch.
Theo một nghiên cứu gần đây xem xét các trường hợp nhiễm nấm đen liên quan đến Covid-19 trên toàn cầu, các nhà khoa học nhận thấy rằng trong số những bệnh nhân đang hồi phục sau Covid-19, 94% trong số đó cũng bị đái tháo đường.
Tình trạng nhiễm nấm Mucormycosis có thể phát triển ở một số bệnh nhân bị Covid-19, đặc biệt trong bối cảnh lượng đường trong máu tăng lên. Nó có thể xảy ra ở các vùng như tai, mũi, họng, mặt, mắt, não và phổi. Bệnh có diễn tiến nhanh chóng, người bệnh cần được chăm sóc khẩn cấp.
Để phòng bệnh nấm đen hậu Covid-19, người mắc bệnh đái tháo đường cần lưu ý một số điều sau:
Giữ mức đường huyết trong tầm kiểm soát: Để chống lại nguy cơ nhiễm nấm Mucormycosis sau Covid-19, người bệnh cần quản lý cân nặng, tập thể dục điều độ, kiểm soát chế độ ăn uống, tuân thủ việc dùng thuốc, kiểm tra sức khỏe thường xuyên... để kiểm soát đường huyết bền vững.
Tránh sử dụng steroid bừa bãi: Covid-19 làm giảm khả năng kiểm soát đường huyết theo nhiều cách khác nhau, một trong số đó là sử dụng liệu pháp steroid. Do vậy, nếu bị Covid-19, người bệnh đái tháo đường chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Duy trì vệ sinh cá nhân để phòng bệnh nấm đen: Nấm Mucormycosis gây bệnh nấm đen được tìm thấy trong môi trường, nhà cửa, đất đai, sắt và kẽm đã mục nát... Do vậy, nếu bạn đang mắc đái tháo đường thì nên duy trì vệ sinh cá nhân bằng cách đeo khẩu trang sạch sẽ và khô ráo, đảm bảo môi trường xung quanh gọn gàng. Nếu phải làm vườn, xử lý đất hoặc phân thì nên đi ủng, đeo găng tay.
Hãy thận trọng với sự xuất hiện của bệnh: Một khía cạnh quan trọng của bệnh nấm đen là sự tiến triển nhanh chóng của nó. Trong vòng 1-2 ngày, nhiễm trùng có thể lan từ mũi, đến mắt và não, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Để có biện pháp xử lý kịp thời, điều quan trọng là phải để ý đến các dấu hiệu nghi ngờ tình trạng nhiễm trùng này. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh nấm đen là đau và đỏ quanh mắt hoặc mũi, viêm xoang, sốt, nhức đầu, mờ mắt, chảy nước mũi màu đen hoặc có máu.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Dân gian dùng tất cả các bộ phận của cây khế chua để làm các bài thuốc chữa bệnh, thậm chí cả cây tầm gửi ký sinh trên cây khế.
Sổ mũi, ngứa mắt vào những thời điểm nhất định trong năm là dấu hiệu của dị ứng theo mùa. Dưới đây là những điều mà bác sĩ muốn bạn viết về tình trạng này.
Gừng là một trong những loại thảo mộc được sử dụng phổ biến nhất trong ẩm thực châu Á. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều gừng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
Những người trẻ, khỏe mạnh thường hồi phục hoàn toàn sau khi mắc bệnh nhưng viêm phổi ở người cao tuổi có thể rất nghiêm trọng - thậm chí gây tử vong.
Trong một lần khám sức khỏe tôi phát hiện cơ thể mình có vi khuẩn lao nhưng tôi không có triệu chứng nào của bệnh? Liệu tôi có cần điều trị gì không?
Táo bón là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài liên tục hơn ba tháng thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Thời tiết nóng có thể làm tăng đường huyết ở người tiểu đường. Để kiểm soát bệnh tiểu đường khi nhiệt độ tăng cao bạn có thể thực hiện một số lời khuyên sau.
Tôi đang phải thực hiện hóa trị để điều trị ung thư vú. Tôi cảm thấy kiệt sức, buồn nôn và chán ăn. Tôi có thể làm gì để cải thiện tình trạng trên?
Tôi thường xuyên bị mất ngủ. Gần đây tôi đọc được một số thông tin nói rằng mất ngủ có hại cho tim mạch. Liệu điều đó có đúng không?
Gần đây, con gái mới sinh của tôi bị vàng da. Tại sao trẻ sơ sinh lại hay bị vàng da và nó có nguy hiểm gì với trẻ không?
Trong đợt kiểm tra định kỳ tôi phát hiện mình bị gan nhiễm mỡ, nhưng các chỉ số xét nghiệm gan khác của tôi bình thường. Liệu bệnh của tôi có nguy hiểm không?
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4