Lan tỏa yêu thương nhân ngày Thalassemia
Nhân kỷ niệm 36 năm ngày Thalassemia thế giới (08/5/1986 - 08/5/2022), Công đoàn Bệnh viện TW Huế đã tổ chức giao lưu, tặng quà tiếp thêm nghị lực cho các bệnh nhân.
Tiến sĩ Y học Nguyễn Văn Chương sinh năm 1934 (quê Thái Bình), có 60 năm kinh nghiệm trong ngành Y, từng công tác tại Ban Y tế của Bộ Năng lượng. Sau nghỉ hưu, năm 1992 bác sĩ Chương về mở phòng khám miễn phí chữa bệnh cho người dân nghèo tại Thụy Khê – Tây Hồ - Hà Nội.
Chia sẻ về lý do mở phòng khám miễn phí, bác sĩ Chương nói: “Trước đây khi làm việc tại Ban Y tế của Bộ Năng lượng, tôi từng thực hiện nghiên cứu về khả năng, điều kiện lao động của công nhân ngành than và ngành điện. Thời gian làm nghiên cứu, gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người lao động nghèo nên hơn ai hết, tôi hiểu được nỗi khó khăn, vất vả của họ.”
Căn phòng nhỏ rộng khoảng 50m2 cùng nhiều loại máy móc đã cũ là nơi làm việc suốt 30 năm qua của bác sĩ Chương. Với bác sĩ Chương, điều quan trọng nhất của một người thầy thuốc chính là cái tâm.
Tất cả bệnh nhân tới khám bệnh đều được miễn phí. Chi phí chữa bệnh cho công nhân và nông dân chỉ ở mức tối thiểu để duy trì hoạt động của phòng khám. Trẻ em, người nghèo, người khuyết tật được ông chữa bệnh không mất tiền, người không có lương được giảm.
“Với những người dân nghèo, việc chi trả cho tiền khám chữa bệnh tại bệnh viện là vượt quá khả năng của họ. Do vậy, khi mở phòng khám tôi mong muốn có thể giảm bớt phần nào khó khăn cho người bệnh nghèo” ông Chương chia sẻ.
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành nghiên cứu về cơ, xương, khớp, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng nên các bệnh nhân của bác sĩ Chương chủ yếu là bệnh nhân tai biến, người khuyết tật, người mắc bệnh mãn tính,... Suốt 30 năm qua, với người lao động nghèo ông Chương không chỉ là bác sĩ mà còn là vị ân nhân cứu mạng của họ.
Theo ngành Y hơn 60 năm, gặp không ít khó khăn, vất vả nhưng bác sĩ Chương chưa bao giờ muốn từ bỏ công việc gắn chiếc áo blouse trắng. “Tôi muốn được làm nghề, muốn được chữa bệnh cứu người cho đến khi nào sức cùng lực kiệt mới thôi” bác sĩ Chương tâm sự.
Mỗi một căn bệnh có cách điều trị khác nhau, chữa bệnh là quá trình dài gian nan và vất vả. Có những bệnh điều trị trong 1 tuần, có khi cả tháng, cả năm. Nhưng sau mỗi hành trình ấy là niềm vui khi bệnh nhân khỏi bệnh, khỏe mạnh trở lại.
Đều đặn hằng ngày, phòng khám của ông mở cửa lúc 7h sáng cho đến tận tối muộn. Mỗi ngày ông đều tiếp nhận hàng chục bệnh nhân. Cứ có người bệnh là ông khám luôn chứ không để bất kỳ ai phải chờ đợi vì có nhiều bệnh nhân từ nơi xa tới. Bác sĩ Chương cho hay, được làm việc mỗi ngày là niềm vui lúc tuổi già nhưng ông không mong phòng khám đông bệnh nhân, bởi phòng khám vắng khách tức là mọi người đều khỏe mạnh.
Hơn sáu thập kỷ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Nguyễn Văn Chương đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho ngành Y, dành trọn trái tim, tấm lòng, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Nhân kỷ niệm 36 năm ngày Thalassemia thế giới (08/5/1986 - 08/5/2022), Công đoàn Bệnh viện TW Huế đã tổ chức giao lưu, tặng quà tiếp thêm nghị lực cho các bệnh nhân.
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng đạt giải thưởng Quả cầu vàng 2021, tiếp nối thành công chàng trai trẻ quyết tâm nghiên cứu thuốc chữa bệnh truyền nhiễm, điều trị Covid-19.
Bén duyên với hiến máu nhân đạo trong một lần bán máu để có tiền mua sữa cho con. Đến nay, ông Nguyễn Ngọc Giao (Quảng Ngãi) đã hiến máu được hơn 50 lần.
Tình nguyện công tác tại huyện nghèo vùng núi Tây Bắc, suốt thời gian qua bác sĩ trẻ Lò Thị Thanh Hợp dốc hết sức mình khám, chữa bệnh cho người dân.
Nữ tiến sĩ Nguyễn Kim Anh cùng cộng sự được Tạp chí PEPS trao Giải thưởng "Bài báo khoa học được nhiều người quan tâm nhất năm 2021" về nghiên cứu nhiễm mặn.
Hơn 30 năm qua, bác sĩ Đặng Cát (86 tuổi) luôn nhiệt tình, dốc hết sức mình cho công việc chữa bệnh miễn phí.
Trước khi tìm về chốn cửa Phật chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, sư bác Thích Nữ Diệu Nhân từng làm bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương.
“Nữ bác sĩ mê mổ từ thiện” là cái tên mọi người dành cho PGS.TS Lâm Hoài Phương – người dành phần lớn cuộc đời đi xuyên 50 quốc gia mổ từ thiện.
Sau hơn 3 năm hoạt động, nhóm sơ cứu miễn phí Fas Angel đã giúp đỡ hàng nghìn người gặp nạn trên đường phố Hà Nội.
Trong trang viên dành cho các hài nhi này có đến gần 1.000 mộ phần. Những hài nhi đưa về đây ở nhiều nơi, do ai đó đưa đến từ phòng khám, bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết là một trong 7 bác sĩ đầu tiên tham gia Dự án 585 đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về các địa bàn khó khăn, vùng sâu vùng xa.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4