Thun lạnh là gì? Tìm hiểu ưu và nhược điểm vải thun lạnh

Chất vải thun lạnh có lẽ đã không còn xa lạ đối chúng ta, khi nghe ai đó nhắc đến vải thun lạnh thì đa số mọi người đều nghĩ đến loại vải trơn bóng, mịn màng, sờ vào rất mát tay. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn về chất liệu thun lạnh này thì có lẽ nhiều người chưa rõ. Nếu như bạn cũng đang thắc mắc chất liệu thun lạnh là gì? Thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

Vải thun lạnh là gì?

Vải thun lạnh có tên tiếng anh là Cold Fabric được dệt từ sợi vải Polyester. Vì khi sờ tay vào chất vải thun lạnh có cảm giác lạnh lạnh tay nên được gọi với tên quen thuộc này. Có pha thêm sợi Spandex ở mức từ 3 – 5% giúp vải tăng sự co giãn và mềm mịn. Vải được dệt bằng phương pháp dệt thoi (hoặc dệt kim) tương tự như các chất liệu vải thun trơn khác. Đây là kiểu dệt đơn giản, phổ biển tạo ra chỉ 1 mặt trái và 1 mặt phải.

Phân loại các loại vải thun lạnh

Vải được chia thành hai loại chính là vải 2 chiều và 4 chiều.

  • Vải thun lạnh 4 chiều : Vải được làm từ 95% sợi PE và 5% sợi Spandex. Để tạo ra loại vải này yêu cầu phải có máy móc hiện đại như máy dệt kim tròn….
  • Vải thun lạnh 2 chiều : Cũng được cấu tạo như thun 4 chiều nhưng áp dụng phương pháp dệt khác. Vải 2 chiều chỉ có thể co giãn theo chiều ngang. Chất liệu này có giá thành khá thấp vì ưu điểm của nó rất ít phần lớn là nhược điểm.

Cách nhận biết vải thun lạnh

  • Dùng tay chạm nhẹ vào vải để cảm nhận xem vải có mềm, mượt tay, mịn và thấy độ sáng nhẹ của vải.
  • Nhìn bằng mắt thường thấy vải sáng nhẹ.
  • Đưa ra ánh sáng để kiểm chứng độ đều của vải khi dệt, bề mặt vải phải láng mịn và không có nhiều hạt nếp nổi cộm.
  • Dùng tay thử độ đàn hồi của áo thun lạnh bằng cách kéo vải về mọi hướng. Nếu vải vẫn về lại được hình dáng như ban đầu thì đó là chất vải tốt.
  • Không những vậy bạn có thể kiểm tra khả năng thấm hút của vải lạnh bằng cách thấm một ít nước lên vải. Nếu như vải không thấm nước hoặc thấm ít thì đây sẽ là loại vải chất lượng.
  • Ngoài ra bạn có thể kiểm tra được chất lượng của vải xem lớp giữa của vải có đều màu hay không.

Với các cách nhận biết vải thun lạnh như trên bạn có thể xác định được đâu là loại vải chất lượng có khả năng đáp ứng được nhu cầu mà bạn đang cần sử dụng.

Tính chất của vải thun lạnh

Tính chất hóa học

Vải không tan trong nước, rất nhanh khô khi bị ướt. Khả năng bắt lửa kém, chỉ cháy khi cận kề ngọn lửa và tắt khi ngọn lửa đi xa. Khi cháy nghe mùi nhựa, tro vón thành cục không bóp tan được.

Tính chất vật lý

Vải rất ít nhăn dù cho bị vò mạnh. Không thấm nước hoặc thấm nước rất kém, do đó khả năng hút ẩm không cao. Bề mặt mát lạnh, sáng mịn, có ánh nhẹ và đều màu (không có chỗ sáng chỗ tối).

Chất liệu thun lạnh có tốt không?

Nếu như so sánh vải thun lạnh với những loại vải đồng giá như: vải cotton pha, vải poly, vải PE thì vải thun lạnh có nhiều ưu điểm nổi trội hơn hẳn, đồng thời vải thun lạnh có tính thẩm mỹ rât cao, ứng dụng được trong rất nhiều lĩnh vực đời sống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm và ứng dụng của nó ngay sau đây nhé:

Ưu điểm của chất liệu thun lạnh

– Vải thun lạnh có chất rất mềm, trơn, mịn cho nên đem lại cho người mặc cảm giác mát lạnh. Không những vậy nó còn tạo nên sự thoải mái, dễ chịu cho người mang.

– Điểm nổi trội của vải thun lạnh này là không bị nhăn, dễ dàng giặt sạch. Vì vậy bạn có thể yên tâm khi đồ của mình không may bị bẩn.

– Độ bền từ những sợi tổng hợp ở bên trong giúp cho vải không bị ảnh hưởng quá nhiều trong môi trường có nhiều nước hay vi khuẩn. Khả năng thấm nước cực kì ít và rất chậm rãi.

– Khả năng thoát ẩm rất cao giúp thấm mồ hôi hiệu quả. Đặc biệt khi giặt nhanh khô cho nên người dùng có thể thoải mái sử dụng.

– Vải thun lạnh phù hợp để may các loại quần thể thao nhờ tính chất thông thoáng và độ thấm hút mồ hôi nhanh mà loại vải này có được.

– Giá thành của loại vải thun lạnh này tương đối rẻ. Nên đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng hiện nay.

– Mẫu mã và màu sắc rất đa dạng giúp cho bạn có thể thoải mái chọn được những món đồ phù hợp với bản thân mình.

– Không những thế độ co giãn cực kỳ tốt, hiếm khi bị co rút khi dùng. Sử dụng được một thời gian dài mà không bị xù lông khi chà mạnh lên vải.

Nhược điểm của chất thun lạnh

Vải nóng, không hút mồ hôi

Vì được dệt từ sợi Poly nên loại vải này mặc thời gian dài sẽ rất nhễ nhại mồ hôi. Nhất là đối với thời tiết ngoài trời tại Việt Nam. Phần lớn các loại vải mè được sử dụng để may áo vận động ngoài trời.

Ra màu

Khi giặt các loại vải thun lạnh có màu đậm thì bạn nên giặt riêng với áo màu trắng. Bởi vì loại sợi Polyester không có khả năng cầm màu tốt như vải cotton, tici hay CVC. Ngay cả nếu đơn vị sản xuất vải thun làm vải cầm màu ở mức độ 3-4 thì vẫn ra màu ở các nước giặt đầu.

Ứng dụng của chất thun lạnh

  • May đồ thể thao: Ứng dụng phổ biến nhất của vải thun lạnh là sử dụng may đồ thể thao, vải có khả năng thoát hơi ẩm rất nhanh, giúp người mặc chơi thể thao cảm thấy thoải mái, dễ di chuyển.
  • May quần áo cho nữ: Vải thun lạnh có tính thẩm mỹ cao nên còn được ứng dụng để may quần áo thời trang cho phái nữ như: May đầm, váy, đồ bộ, đồ ngủ,… Ngoài ra, vải thun lạnh có khả năng chống nước, chống tia UV nên được sử dụng để may áo khoác ngoài.
  • Trang trí nội thất: Vải thun lanh còn được ứng dụng trong trang trí nội thất trong nhà như:may chăn ga áo gối, nệm, bọc ghế, rèm cửa,…

Hướng dẫn cách bảo quản thun lạnh tốt nhất

Để mà bảo quản được tốt nhất dòng vải này luôn bền bỉ và sắc nét bạn cần phải quan tâm đến những điều như sau:

– Với đặc điểm không thấm nước bạn không cần phải nhất thiết giặt trong máy quá lâu.

– Bên cạnh đó cần phải tránh những nơi ẩm mốc ra và hạn chế việc ngâm quần áo ở trong thau quá lâu khi giặt bằng tay.

– Khi là, ủi dòng thun lạnh này bạn đặc biệt chú ý không được là, ủi ở nhiệt độ cao để tránh làm trường hợp làm teo sợi vải. Và cần phải hạn chế vấn đề này vì thường chất liệu vải là không nhăn.

– Ngoài ra bạn cần phải hạn chế việc sấy khô nếu không thật sự cần thiết.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về vải thun lạnh. Cũng như những ưu điểm nổi bật và ứng dụng của loại vải thun này.

Bài viết liên quan