CEO là viết tắt của từ gì? Tìm hiểu một số “CEO” nổi tiếng ở Việt Nam

Bạn đi làm và thường nghe mọi người nhắc đến từ CEO nhưng chưa hiểu rõ CEO là gì? CEO viết tắt của từ nào trong Tiếng Anh? Vai trò, nhiệm vụ của CEO là như thế nào? Cùng  Antoanyte.vn.vn khám phá nhiều hơn về CEO qua bài viết sau đây nhé!

CEO là gì?

CEO là từ viết tắt của Chief Executive Officer trong Tiếng Anh. Còn trong Tiếng Việt, CEO được biết đến với vai trò là Giám đốc điều hành. Theo đó, trong một công ty, CEO có nhiệm vụ chỉ đạo và quán xuyến tất cả mọi việc. Từ chỉ tiêu kinh doanh cho đến nhân sự, chịu trách nhiệm báo cáo trước hội đồng quản trị.

Chief Executive Officer đảm bảo rằng sự lãnh đạo của tổ chức. Duy trì nhận thức liên tục về cả cảnh quan cạnh tranh bên ngoài và bên trong. Cơ hội mở rộng, khách hàng, thị trường, phát triển và tiêu chuẩn ngành mới. CEO có thể đưa ra quyết định khó khăn dựa trên nhu cầu, giá trị và mục tiêu của công ty.

Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, CEO thường báo cáo cho Hội đồng quản trị. Nếu CEO cũng là người sáng lập công ty. Hoặc chủ sở hữu cổ đông hay chính là chủ sở hữu. Hội đồng quản trị phần lớn đóng vai trò tư vấn cho CEO.

Vai trò của một CEO trong doanh nghiệp

Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức và quy mô tổng thể của doanh nghiệp khác nhau. Mà vai trò và nghĩa vụ của CEO sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, vai trò của một CEO bao gồm:

  • Đề ra chiến lược cũng như chịu trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược, hướng đi trong ngắn và dài hạn. Nhằm thực hiện theo tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.
  • Chỉ đạo và điều hành công tác xây dựng, triển khai kế hoạch kinh doanh do Hội đồng quản trị phê duyệt. Đồng thời, chịu trách nhiệm về lợi nhuận và sức tăng trưởng, thực hiện mục tiêu của công ty.
  • Đại diện, thay mặt công ty trong việc phát ngôn với các cổ đông, cơ quan chính phủ, với công chúng, đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại.
  • Xây dựng, quảng bá thương hiệu công ty, văn hóa công ty.
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả làm việc của các lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp.
  • Thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư của công ty: Nhận diện những cơ hội và thách thức có thể gặp phải. Đưa ra quyết định chính xác và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
  • Đánh giá và kiểm soát được mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Và đảm bảo rủi ro được giảm thiểu một cách tối đa.
  • Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm. Phân phối và tiếp thị sản phẩm qua các kênh.
  • Phê duyệt các vấn đề liên quan đến chính sách tài chính
  • Xây dựng và phê duyệt các kế hoạch nhân sự, tuyển dụng nhân sự. Và duyệt kết quả đánh giá nhân sự, khen thưởng.

Trên thực tế, công việc của một CEO lớn hơn rất nhiều so với những vai trò mà chúng tôi kể trên. Tùy thuộc vào tính chất kinh doanh và cơ cấu của từng doanh nghiệp khác nhau.

Trách nhiệm Ceo là gì?

Trách nhiệm của một CEO rất lớn, họ thường xuyên chịu áp lực từ nhiều phía. Thậm chí là giải quyết cả những khiếu nại của khách hàng với công ty, xử lý truyền thông. Hay kể cả những lục đục nội bộ, áp đặt doanh số, vấn đề nhân sự… Là một người điều hành, CEO phải có năng lực và sức chịu đựng cao.

Hiểu biết về từng bộ phận chuyên môn thì mới dễ dàng có tiếng nói với hội đồng quản trị cũng như nhân viên cấp dưới. Kế hoạch hoạt động của công ty theo từng quý là do CEO quyết định. Do vậy, một công ty có phát triển mạnh hay không là phụ thuộc vào CEO. Họ có khả năng lãnh đạo và có tầm nhìn hay không.

Mức lương của CEO như thế nào?

Mức lương của CEO có mối tương quan mạnh mẽ với quy mô công ty, cả về doanh thu và số lượng nhân viên họ sở hữu. Công ty càng lớn, tổ chức càng phức tạp thì mức lương dành cho CEO càng cao. Lương cơ bản và tiền thưởng cũng dao động đáng kể khi quy mô (hoặc lĩnh vực kinh doanh, loại hình sở hữu) của công ty thay đổi.

Có rất nhiều loại hình công ty tư nhân khác nhau như: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty gia đình, công ty người lao động làm chủ, công ty vốn tư nhân và công ty vốn đầu tư mạo hiểm. Mức lương của CEO thuộc các loại hình này cũng có nhiều điểm khác nhau.

CEO thuộc các công ty vốn tư nhân có mức lương cao nhất, cao hơn khoảng 1,87 lần so với CEO thuộc doanh nghiệp tư nhân. Thêm vào đó, CEO thuộc các loại hình công ty khác nhau nhưng quy mô giống nhau cũng sở hữu mức lương khá chênh lệch.

CEO học ngành gì?

Học ngành gì để có thể trở thành một CEO chân chính? Ngành Quản trị kinh doanh được xem là “cái nôi” của những CEO tài ba. Nói một cách dễ hiểu thì học Quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn tiến gần mục tiêu trở thành CEO hơn.

Khi học Quản trị kinh doanh, bạn sẽ được đào tạo kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, từ tổng quan đến chuyên sâu. Cụ thể: Cách điều hành một doanh nghiệp, quản lý tốt tài chính, thông thạo về chứng khoán, quản trị Marketing, thống kê…

Ngoài những kiến thức trong trường học thì bạn cũng cần trau dồi thêm kiến thức. Từ xã hội, con người, cũng như xây dựng các mối quan hệ xung quanh tốt đẹp… Đồng thời, bạn nên tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đảm nhận các chức bí thư, lớp trưởng…  Để tô luyện kỹ năng phân tích, phân công, giải quyết vấn đề tốt…

Làm thế nào để trở thành CEO

Ngoài những kiến thức, kỹ năng chuyên môn được mài dũa thông qua quá trình học tập và làm việc. Một CEO giỏi cũng cần có những tố chất sau đây:

Kiến thức đa lĩnh vực

Đây là một yếu tố thiết yếu, CEO là người phải có tầm nhìn tổng quan với mọi thứ. Vì thế, yêu cầu họ phải tích lũy một khối lượng lớn kiến thức. Không chỉ chuyên môn của mình mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.

Nền tảng về khoa học quản trị

Có kiến thức quản trị được coi như là nền móng cơ bản. Để trở thành một nhà điều hành xuất sắc. Không chỉ phải lĩnh hội được tất cả các kiến thức về quản trị khi được đào tạo. Mà còn phải thường xuyên tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật, học hỏi không ngừng nghỉ. Các kiến thức mới trong lĩnh vực này để có thể bắt kịp với xu hướng quản trị. Và điều hành công ty một cách có hiệu quả nhất.

Kinh nghiệm, kĩ năng

Không chỉ là kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn, là người điều hành phải dày dạn vốn sống. Thông hiểu về việc đối nhân xử thế. Thông thường, trước khi đảm nhận vai trò CEO cao nhất trong một công ty. Thì ứng viên thường đảm nhận vị trí COO (COO là gì). Điều này giúp họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong điều hành.

Vì vậy, muốn trở thành một CEO để có thể tổ chức, điều hành, quản lý tốt một tập thể lớn. Thì bạn phải va chạm, trải nghiệm, thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau.

Sự sáng tạo

Sự sáng tạo được coi là sự sống của doanh nghiệp. Một CEO tài ba sẽ biết cách vận dụng bộ óc sáng tạo của mình. Họ có những đường hướng, chiến lược phát triển doanh nghiệp. Nếu không có sự sáng tạo, CEO sẽ khiến tổ chức của mình dậm chân tại chỗ. Không được đón nhận bởi khách hàng và dần dần tụt lùi so với thời đại.

Chịu được áp lực, sức khỏe tốt

CEO là người phải làm việc dưới rất nhiều áp lực. Vì một sức khỏe tốt và một tinh thần thép là hai yếu tố quan trọng. Giúp họ có thể vượt qua những khó khăn, thách thức, làm tốt vai trò của mình.

Tố chất bẩm sinh

Để trở thành một CEO thành công, một nhà điều hành chuyên nghiệp, xuất sắc. Ngoài việc phải được đào tạo, học tập bài bản có định hướng. Thì tố chất bẩm sinh là một điều kiện cực kì quan trọng. Vì thế, không phải ai cũng có thể làm CEO. Các tố chất thường có ở một CEO thành công là: Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy khoa học, khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo. Tính cách nhanh nhạy, quyết đoán. Có thần thái uy lực của một người cầm quyền.

Một số CEO nổi tiếng Việt Nam

Tại Việt Nam, có một số doanh nghiệp phát triển lớn mạnh gắn liền với tên tuổi của các CEO nổi tiếng như:

  1. Nguyễn Đức Tài: CEO của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG). Doanh nhân Nguyễn Đức Tài đã đưa Thế Giới Di Động thành đế chế bán lẻ các sản phẩm điện thoại, thiết bị điện tử có thị phần cao nhất Việt Nam.

2. Trương Gia Bình – CEO của FPT. Với mục tiêu và tầm nhìn khoa học lớn mạnh, FPT đã và đang phát triển công nghệ gần sánh ngang với các nước Hàn Quốc, Nhật Bản.

3. Nguyễn Tự Quảng: CEO của tập đoàn Bkav.

4. Mai Kiều Liên – CEO của Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk Việt Nam. Hiện nay, Vinamilk đã có một nhà máy sản xuất sữa ở New Zealand. Và sản phẩm của Vinamilk đã có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.

5. Đoàn Nguyên Đức (hay Bầu Đức): Chủ tịch Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG).

Trên đây là một số thông tin về CEO là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Bài viết liên quan