Cfo là gì? Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ của ‘Chief Financial Officer’

Bạn từng nghe nhiều đến CEO nhưng có lẽ ít biết về CFO là gì? Bản chất của CFO có giống như CEO không? Nhiều nhận định cho rằng, nếu một công ty có CFO giỏi thì công ty đó sẽ phát triển mạnh hơn những công ty khác. Vậy thực hư thế nào, tham khảo bài viết sau đây bạn sẽ rõ.

CFO là gì?

CFO là viết tắt của từ ‘Chief Financial Officer’. Dịch ra tiếng Việt nghĩa là ‘Giám đốc tài chính’ của Công ty. Đúng như tên gọi của CFO. Người đóng vai trò là CFO của một công ty thì làm việc với tiền dưới dạng bản chất. Nghĩa là, CFO có nhiệm vụ mang lại tiền, lợi nhuận cho công ty. Một CFO giỏi là phải có tầm nhìn và chiến lược. Sao cho có thể đóng vai trò là “quân sư” tài chính hỗ trợ hội đồng quản trị.

Bản chất của CFO có giống như CEO không?

CEO chủ yếu điều hành các công việc nội bộ công ty. Còn CFO có 4 nhiệm vụ chính sau đây:

+ Steward: Bảo vệ và giữ gìn tài sản của công ty bằng cách quản lý hiệu quả rủi ro, đảm bảo tính chính xác các loại sổ sách.

+ Operator: Đảm bảo hoạt động tài chính cơ bản hiệu quả.

+ Strategist: Có chiến lược phát triển đồng nhất hoặc gia tăng hiệu quả cho chiến lược phát triển chung của công ty theo từng giai đoạn.

+ Catalyst: Duy trì về tư duy tài chính trong trong công ty. Khi thực hiện công việc cũng như đánh giá, chấp nhận rủi ro trong công ty.

Hiểu một cách đơn giản nhất thì bất kỳ hoạt động trong, ngoài nào của công ty liên quan đến tài chính đều cần đến CFO.  Và thông qua CFO, chịu sự giám sát của CFO.

Yêu cầu đăt ra cho một CFO là phải có kiến thức về cả nhân lực, kinh tế, nắm bắt thị trường, tâm lý khách hàng… cực tốt. Bởi vì muốn sử dụng tiền hiệu quả cho công ty thì phải biết cách dùng và đẻ ra tiền. Phối hợp với tất cả những lĩnh vực liên quan với mục tiêu cuối cùng là thu lợi về nhiều nhất cho công ty, đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế của công ty.

Hi vọng với một số thông tin cung cấp CFO là gì vừa nêu trên. Sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về vị trí “chủ đạo” này trong công ty. Từ đó, lựa chọn cho doanh nghiệp của mình một CFO “chất” nhé!

Bài viết liên quan