Những người lính quên mình trong "giặc lửa"
Ba người lính cứu hoả của Thủ đô hôm nay đã đưa được 8 người ra ngoài an toàn. Nhưng rồi cầu thang sập, vòi chữa cháy đứt, không còn dưỡng khí…họ đã hy sinh.
Xồng Bá Dìa sinh ra ở xã Mường Lống (H.Kỳ Sơn, Nghệ An). 10 năm trước, chàng trai người Mông này đã khiến nhiều người kinh ngạc khi đậu thủ khoa 2 trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 và Đại học Y Hà Nội. Xồng Bá Dìa hiện đã trở thành một bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.
Năm lên 6 tuổi, Dìa phải cõng theo em đến trường, vượt qua ngàn con núi dốc. Cậu bảo, vì bị bố đánh, bắt phải đến trường nên cậu mới chịu đi học. “Đời bố khổ rồi, đời con không được khổ, phải đi học”, lời bố dặn Dìa.
Dìa là con đầu lòng, bố mẹ phải lên nương làm rẫy, nên Dìa vừa đi học vừa trông em. Lên THCS, Dìa nghĩ “đã đi học thì phải học cho thật tốt”.
Năm lớp 7, cậu đạt học sinh giỏi toán của huyện. Không tin ở tận nơi “khỉ ho cò gáy” ấy lại có một học sinh làm bài thi tốt với số điểm cao như thế nên đã có người nghi ngờ và Phòng giáo dục huyện đã phải cho chấm lại bài. Kết quả chấm lại càng khiến nhiều người trầm trồ về cậu.
Hết lớp 9, Dìa trúng tuyển và một mình vượt "cổng trời", xuống Trường THPT Dân tộc nội trú ở TP.Vinh để học. Nhà nghèo, xuống thành phố học, nhìn thúng xôi bốc khói của bà bán xôi sáng trước cổng trường khiến Dìa xốn xang, nhưng hầu như cậu phải cố nhịn vì không có tiền mua.
Khi mới vào lớp 10, học lực của Dìa chỉ ở mức trung bình khá. Sang học kỳ 2, cậu xác định phải chuyển được sang lớp chọn và cậu bắt đầu “vượt thác”. Cuối năm học đó, cậu đạt học lực loại giỏi và nguyện vọng chuyển sang lớp chọn được trường chấp thuận. Lớp 11, Dìa có kết quả tổng điểm các môn 8,5 điểm, “giật” giải ba môn toán kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, được nhận học bổng Odonvalet.
Dìa chọn Trường đại học Sư phạm 1 Hà Nội và Trường đại học Y Hà Nội để chinh phục với mục tiêu hoặc làm thầy giáo, quay về quê kích hoạt ý chí học hành cho các thế hệ trẻ sau này, hoặc trở thành một bác sĩ để chữa bệnh cứu người. Nhắm vào cái đích đến ấy nên ở ký túc xá của trường, cậu là người tắt đèn muộn nhất và bật đèn sớm nhất để học.
Với 26,5 điểm và 3,5 điểm ưu tiên, kỳ thi đại học năm đó, Xồng Bá Dìa là thủ khoa 2 trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 và Đại học Y Hà Nội. Là người gắn bó, gần gũi đồng hành với Dìa trong 3 năm học, thầy giáo Phan Long (dạy thể dục ở Trường THPT Dân tộc nội trú) khuyên cậu hãy chọn trường y. Ông nói, làm thầy giáo thì đã có nhiều người Mông làm được rồi, nhưng để trở thành một bác sĩ chính quy, bác sĩ giỏi thì người Mông ở Nghệ An có lẽ chưa ai làm được. Nghe lời thầy, Dìa chọn Trường ĐH Y Hà Nội.
Học lực tốt và có tố chất, nhưng hành trình trở thành bác sĩ của Xồng Bá Dìa cũng không hề dễ dàng. Dìa kể, tiếng Việt, nhất là các từ, thuật ngữ chuyên môn của ngành y đối với cậu cũng là một ngoại ngữ. Ở nhà, thậm chí ở trường THCS và THPT, tiếng Mông vẫn là ngôn ngữ chính trong giao tiếp của cậu. Do đó, ở trường y, cậu phải mất nhiều thời gian để làm quen và học… tiếng Việt.
Vì thế, trước một “núi” kiến thức khổng lồ của ngành y với các môn học chuyên ngành, thời gian đầu khá vất vả cho Dìa. Nhưng Dìa nói, đường dù có xa thì đi mãi cũng sẽ tới. Giống như việc trọ học ở Hà Nội, các bạn có xe máy để đi học, còn Dìa phải cuốc bộ đến trường vẫn chẳng có gì đáng ngại.
“Những lúc đó, tôi nghĩ đi bộ dĩ nhiên sẽ chậm hơn so với đi xe máy, nhưng mình đi sớm hơn, mình cũng sẽ tới trường đúng giờ”, Dìa kể. Sau 6 năm miệt mài chinh phục khó khăn, cái đích cuối cùng Dìa cũng đã chạm đến: trở thành một bác sĩ.
Dìa mang tấm bằng tốt nghiệp bác sĩ về quê, hăm hở nộp vào Bệnh viện H.Kỳ Sơn để thực hiện ý nguyện chăm sóc sức khỏe cho đồng bào mình. Nhưng niềm hy vọng ấy lại bị từ chối. Cậu hụt hẫng khi nhận được câu trả lời “nhân lực bệnh viện đã đủ”.
“Lãnh đạo bệnh viện bảo cứ để hồ sơ lại đó, lúc cần bệnh viện sẽ gọi. Tôi chờ mấy tháng không thấy gì nên sau đó mang hồ sơ đến Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An”, Dìa kể. Và Dìa được tiếp nhận vào làm việc tại khoa ngoại tiêu hóa.
Kể từ đó, bệnh nhân của khoa này luôn thấy một bác sĩ trẻ với cái tên khá lạ - Xồng Bá Dìa luôn bám trụ ở bệnh viện, tận tâm với từng bệnh nhân. Đêm ở bệnh viện, Dìa chỉ ngủ vài ba tiếng, nhưng ngày được nghỉ, bác sĩ Dìa vẫn đến bệnh viện. “Với ngành y, kiến thức không bao giờ là đủ, cho nên ở bệnh viện mình vẫn phải học”, Dìa nói.
Ở bệnh viện này, nhiều người Mông xuống điều trị, nhiều người nói tiếng Việt còn bập bõm nên Dìa trở thành bác sĩ khám, điều trị và kiêm phiên dịch viên cho các bác sĩ đồng nghiệp ở các khoa khác. Từ ngày có mặt để nhận việc đến nay, trong mắt đồng nghiệp ở khoa ngoại tiêu hóa, bác sĩ Dìa là người tình cảm, tận tâm với công việc.
Bác sĩ Dìa nói ở bệnh viện, nhiều lúc rất mệt vì áp lực công việc, nghề y cũng khác nhiều so với những gì mường tượng trước đây, nhưng anh rất hài lòng với lựa chọn của mình. Với bác sĩ trẻ này, cứ coi người bệnh như người thân của mình, bệnh được chữa trị, họ vui vì khỏi bệnh, mệt nhọc của bác sĩ cũng sẽ tan biến ngay thôi.
Bác sĩ Xồng Bá Dìa là một tấm gương sáng cho đồng nghiệp và thế hệ trẻ noi theo. Dù có khó khăn, gian khổ là vậy nhưng bằng ý trí nghị lực, lòng quyết tâm thì “đường xa, đi mãi cũng tới”. Có ước mơ, dám nghĩ dám làm rồi sẽ thành công.
Trà My
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Ba người lính cứu hoả của Thủ đô hôm nay đã đưa được 8 người ra ngoài an toàn. Nhưng rồi cầu thang sập, vòi chữa cháy đứt, không còn dưỡng khí…họ đã hy sinh.
Sinh ra và lớn lên từ một làng quê nghèo tại Hưng Yên, hơn 20 năm trước, chàng thanh niên Phan Văn Hiệu rời quê hương lập nghiệp.
Để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ của mình, chàng trai người Mông Xồng Bá Dìa đã không quản ngại khó khăn, gian khổ vượt núi, vượt “cổng trời” để đi học.
Nữ anh hùng La Thị Tám đã truyền cảm hứng cho sáng tác "Người con gái sông La" do nhạc sĩ Doãn Nho phổ nhạc dựa trên lời thơ của Nguyễn Phương Thúy.
Bác sĩ trẻ Tô Thành Tâm là một tấm gương sáng điển hình của thanh niên. Dù trẻ tuổi nhưng với sự tâm huyết, yêu nghề anh đã chữa bệnh giúp đỡ rất nhiều người.
Tống Vân Anh là nữ bác sĩ duy nhất làm việc tại Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 của Việt Nam tại Phái bộ Gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc.
Dành cả tuổi trẻ gắn liền với biển đảo, hy sinh thầm lặng cứu chữa cho bệnh nhân, bác sĩ Bùi Đình Lĩnh đã không được nhìn mặt cha mẹ lần cuối.
Tình yêu nghề và sự tận tâm với bệnh nhân của Y sĩ Đinh Văn Thưởng đã chữa trị và cứu sống biết bao bệnh nhân mắc bệnh lao.
Bản thân vợ chồng anh luôn mong muốn làm gì đó để giúp người. Tham gia hiến máu tình nguyện, anh lại càng thấy hạnh phúc vì đã làm việc có ích cho mọi người.
Cục Quản lý Dược thông tin, ngày 15/7 khoảng 3.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc... có giấy đăng ký lưu hành hết hạn cuối năm được gia hạn hiệu lực số đăng ký.
Hơn 3 năm về công tác tại xã khó khăn nhất ở Lai Châu, bác sĩ Lý Công Bằng không chỉ hết lòng vì bệnh nhân mà còn giúp người dân phát triển kinh tế.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4