Những người lính quên mình trong "giặc lửa"
Ba người lính cứu hoả của Thủ đô hôm nay đã đưa được 8 người ra ngoài an toàn. Nhưng rồi cầu thang sập, vòi chữa cháy đứt, không còn dưỡng khí…họ đã hy sinh.
Y sĩ Đinh Văn Thưởng (sinh năm 1960 tại thôn Đinh Xuyên, xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội); ông hiện là Phó Trưởng khoa Y tế công cộng và dinh dưỡng tại quê nhà.
Năm 18 tuổi nghe theo tiếng gọi Tổ quốc, ông lên đường đi chiến đấu và công tác tại Trung đoàn 12, Sư đoàn 3 thuộc Quân khu I. Ông vốn là y tá phục vụ công tác cứu thương trong quân đội, tham gia chữa trị vết thương của các cán bộ, chiến sĩ, chứng kiến nhiều cảnh tượng đồng đội hy sinh,….Bởi thế ông đã quyết tâm theo đuổi ngành y, cứu giúp người bệnh. Năm 1984, Đinh Văn Thưởng được phân công công tác tại Bệnh viện đa khoa Vân Đình và sau 4 năm công tác ông được bổ nhiệm chính thức làm chương trình lao.
Bệnh lao là căn bệnh truyền nhiễm, nếu người mắc không điều trị thì nguy cơ lây bệnh cho người thân là rất cao. Bằng tất cả những kinh nghiệm của mình cùng với sự nhiệt huyết và tình yêu nghề y sĩ Đinh Văn Thưởng đã cùng 1 đồng chí xét nghiệm viên thực hiện chương trình. Qúa trình phòng chống dịch bệnh gặp phải không ít những khó khăn: thiếu thuốc men, cơ sở vật chất, kinh tế và kiến thức của người dân về căn bệnh lao là không có.
Hiểu thấu được nỗi khốn khổ của bệnh nhân, y sĩ Thưởng đã không quản ngại sự lây nhiễm, khó khăn mà ngày giờ vẫn tận tụy hết mình khám chữa bệnh, kê đơn thuốc, động viên tinh thần các bệnh nhân lao. Ông chia sẻ: “Có trường hợp cả gia đình 5 người đều mắc lao, do lây nhiễm qua nhau, song ông đã kiên trì, áp dụng phác đồ và lịch điều trị khoa học để điều trị khỏi cho các bệnh nhân trong gia đình. Có trường hợp bệnh nhân đa kháng, siêu kháng các loại kháng sinh; hoặc có những trường hợp bệnh nhân nhiễm lao đồng thời nhiễm HIV/AIDS thì việc thăm khám, điều trị cả về mặt tâm lý cho bệnh nhân khó khăn hơn nhiều.”
Đúng thật: “Lương y như từ mẫu”, Đinh Văn Thưởng là người y sĩ tốt cũng là người thầy, người cha của những bệnh nhân lao. Dù có khó khăn nhưng y sĩ Thưởng luôn đề cao đạo đức nghề nghiệp, tấm lòng nhân ai, hết lòng vì người bệnh như chính người thân yêu của mình. Đinh Văn Thưởng không chỉ là người chiến sĩ, y sĩ mà còn là người đồng hành – người bạn chia sẻ, đem hết tâm sức mang lại sức khỏe, sự sống cho nhiều bệnh nhân lao.
Hơn 30 năm khoác trên mình chiếc áo blouse trắng, Đinh Văn Thưởng vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý: nhiều năm liền đạt chiến sĩ thi đua cơ sở; danh hiệu người tốt việc tốt ngành y tế; được Bộ Y tế tặng kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân; 2 năm liền 2016, 2017 ông được nhận giấy khen của Ban Chủ nhiệm chương trình chống lao quốc gia... Như vậy chương trình phòng chống bệnh lao đã được thực hiện thành công dưới sự dẫn dắt và thực hiện bởi y sĩ Đinh Văn Thưởng. Ông là niềm tự hào, là tấm gương sáng đáng ngưỡng mộ để các thế hệ y bác sĩ trẻ học hỏi và noi theo.
Trà My
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Ba người lính cứu hoả của Thủ đô hôm nay đã đưa được 8 người ra ngoài an toàn. Nhưng rồi cầu thang sập, vòi chữa cháy đứt, không còn dưỡng khí…họ đã hy sinh.
Sinh ra và lớn lên từ một làng quê nghèo tại Hưng Yên, hơn 20 năm trước, chàng thanh niên Phan Văn Hiệu rời quê hương lập nghiệp.
Để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ của mình, chàng trai người Mông Xồng Bá Dìa đã không quản ngại khó khăn, gian khổ vượt núi, vượt “cổng trời” để đi học.
Nữ anh hùng La Thị Tám đã truyền cảm hứng cho sáng tác "Người con gái sông La" do nhạc sĩ Doãn Nho phổ nhạc dựa trên lời thơ của Nguyễn Phương Thúy.
Bác sĩ trẻ Tô Thành Tâm là một tấm gương sáng điển hình của thanh niên. Dù trẻ tuổi nhưng với sự tâm huyết, yêu nghề anh đã chữa bệnh giúp đỡ rất nhiều người.
Tống Vân Anh là nữ bác sĩ duy nhất làm việc tại Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 của Việt Nam tại Phái bộ Gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc.
Dành cả tuổi trẻ gắn liền với biển đảo, hy sinh thầm lặng cứu chữa cho bệnh nhân, bác sĩ Bùi Đình Lĩnh đã không được nhìn mặt cha mẹ lần cuối.
Tình yêu nghề và sự tận tâm với bệnh nhân của Y sĩ Đinh Văn Thưởng đã chữa trị và cứu sống biết bao bệnh nhân mắc bệnh lao.
Bản thân vợ chồng anh luôn mong muốn làm gì đó để giúp người. Tham gia hiến máu tình nguyện, anh lại càng thấy hạnh phúc vì đã làm việc có ích cho mọi người.
Cục Quản lý Dược thông tin, ngày 15/7 khoảng 3.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc... có giấy đăng ký lưu hành hết hạn cuối năm được gia hạn hiệu lực số đăng ký.
Hơn 3 năm về công tác tại xã khó khăn nhất ở Lai Châu, bác sĩ Lý Công Bằng không chỉ hết lòng vì bệnh nhân mà còn giúp người dân phát triển kinh tế.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4