Chân dung bác sĩ đầu tiên trên thế giới thực hiện ghép thận thành công
Vào năm 1954, vị bác sĩ Joseph Muray người Hoa Kỳ đã phẫu thuật thành công ca ghép thận, cứu sống một bệnh nhân tên là Ronal Richard bị suy thận rất trầm trọng.
Ông Nguyễn Ngọc Giao (65 tuổi, phường Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) mở đầu dòng hồi ức về lần đầu tiên đi bán máu, năm 1983. Khi ấy, con gái ông Giao mới chào đời, công việc chạy xe ôm, bốc vác ở bến xe của ông không đủ nuôi sống gia đình. Nghe có người gọi đi bán máu, ông Giao có chút lo sợ vì không biết khi lấy máu như thế nào, nhưng rồi tặc lưỡi: "Bán kiếm tiền mua sữa cho con".
Cầm những đồng tiền nhàu nhĩ trên tay, ông Giao chợt lặng người vì nghĩ đến cảnh nhiều người nghèo khác như ông phải vất vả chạy vạy nhiều nơi mới có tiền chữa bệnh. Càng nghĩ càng áy náy, ông vội vã đi tìm người nhà bệnh nhân mà ông vừa hiến máu, tìm cách trả lại tiền. Từ đó, ông đã tự nhủ với bản thân, con mình thiếu sữa không sao, nhưng họ không có tiền chữa bệnh thì đó là chuyện lớn.
Sau khi trả được tiền cho người nhà bệnh nhân, lòng ông Giao tự nhiên nhẹ hẳn. Ông kể: "Lần đầu hiến máu sợ lắm, nhưng thấy thương những mảnh đời nghèo khó nơi hành lang bệnh viện nên tôi tiếp tục lên bệnh viện tìm các bệnh nhân đang cần máu để cho". Cũng từ đó, ngoài những giờ chạy xe ôm để kiếm tiền nuôi gia đình, ông Giao lại lên Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi tìm người cần hiến máu. Ông Giao trở thành "gương mặt thân quen" với các bác sĩ, y tá ở bệnh viện từ khi nào không biết.
Đến nay, người đàn ông U70 ấy đã sở hữu "thành tích" hiến máu khủng với hơn 50 lần. Đáng chú ý, mỗi lần đi hiến máu, ông không bao giờ để lại tên tuổi, địa chỉ, sợ người nhà bệnh nhân lại tìm đến cảm ơn.
Lần hiến máu đầu tiên ấy gắn chặt ông vào công việc thiện nguyện. Những năm sau, ông Nguyễn Ngọc Giao tham gia vào đội tình nguyện viên Hội chữ thập đỏ TP Quảng Ngãi và của tỉnh trong các hoạt động giúp người nghèo, ủng hộ đồng bào bị bão lụt, thiên tai, trao học bổng cho học sinh vượt khó…
Từ những lần đi thiện nguyện, ông như ngộ ra cái lẽ sống của đời, không còn bị căng thẳng, áp lực. Vợ con ông vô cùng ủng hộ quyết định của ông, cũng tham hiến máu nhân đạo. Đến nay, vợ và các con của ông cộng lại cũng đã hiến máu được hơn 40 lần.
Đến năm 2005, ông vận động những đồng nghiệp xe ôm của mình tham gia Đội xe ôm tự quản sơ cấp với 60 thành viên. Với sự hỗ trợ của Hội chữ thập đỏ TP Quảng Ngãi, các tài xế được trang bị kiến thức sơ cứu người bị tai nạn giao thông và hỗ trợ họ đi cấp cứu. Đến nay tổ đã giúp nhiều trường hợp bị tai nạn trên đường ở những thời điểm đêm khuya vắng người.
Giờ đây, đã qua tuổi hiến máu, ông Giao chuyển sang làm thiện nguyện. Hai năm gần đây, ông cùng nhóm từ thiện của Hội Chữ thập đỏ TP Quảng Ngãi tổ chức mỗi tuần nấu 1.500 suất cháo cho bệnh nhân nghèo. Những ngày cuối năm, ông lại cùng các thành viên tất bật chuẩn bị kế hoạch trao quà Tết cho người nghèo.
Ông Đỗ Thanh Hải, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP Quảng Ngãi cho biết, ông Giao là người đội trưởng gương mẫu, luôn đi đầu trong các công tác từ thiện của Hội. Không chỉ là người hiến máu đầu tiên trong các đợt hiến máu từ thiện mà ông còn vận động người thân tham gia.
Với những đóng góp cho cộng đồng suốt nhiều năm qua, ông Giao đã nhận được 20 bằng khen của Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ VN và UBND tỉnh Quảng Ngãi. Cuối 2020, ông được vinh danh tại lễ tuyên dương Những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
An Toàn Y tế với hệ sinh thái bao gồm kênh Tiktok https://www.tiktok.com/@antoanytevn với 200k follower là kênh có nội dung cập nhật thời sự, uy tín về y tế, sức khoẻ, đời sống, xã hội, có sự tương tác rất lớn từ người dùng.
Hiện tại, chúng tôi đã và đang thực hiện hỗ trợ kết nối các cơ sở y tế, khám chữa bệnh, nhà thuốc bằng dạng bài:
Review y tế: Nhà thuốc tốt - Bác sỹ hay.
Đây là những review chân thực nhất về các cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc được thực hiện bởi bên thứ 3 là các y, bác sỹ và có ý kiến đóng góp từ phía khách hàng.
Nội dung phù hợp với các phòng khám, nhà thuốc...nhân viên y tế đang muốn phát triển hình ảnh thương hiệu trên nền tảng TikTok và tiến lại gần hơn với khách hàng.
Để tham gia nhận hỗ trợ và kết nối, mọi người có nhu cầu có thể liên hệ gửi email tới [email protected] để đăng ký.Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Vào năm 1954, vị bác sĩ Joseph Muray người Hoa Kỳ đã phẫu thuật thành công ca ghép thận, cứu sống một bệnh nhân tên là Ronal Richard bị suy thận rất trầm trọng.
Marie Curie được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất thế giới, bà đã tìm ra cách chống ung thư và có nhiều nghiên cứu khoa học khiến hàng triệu người nể phục.
Với mối nhân duyên với Việt Nam, Tadashi Hattori đã dành phần lớn thời gian cũng như lòng nhiệt huyết của mình chữa trị bệnh miễn phí cho gần 20.000 người.
Khoác trên mình chiếc blouse trắng, những nữ Bộ Trưởng luôn phấn đấu làm tròn trách nhiệm của một người lãnh đạo, củng cố nền y tế nước nhà.
Có trên 100 nữ y, bác sĩ bệnh viện tham gia hiến máu, đóng góp vào nguồn máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân.
37 nhà khoa học Việt Nam vừa lọt vào top 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới, trong đó có hai người lọt top 10.000 trong bảng xếp hạng.
Bằng sự say sưa với nghề và tình yêu với động vật, PGS.TS Phạm Thị Xuân Vân đã mở phòng khám chữa bệnh miễn phí cho thú cưng giữa lòng Hà Nội.
Chỉ với niềm mong muốn bão tan, đồng bào Miền Trung được bình an, mọi khó khăn, vất vả của đội ngũ cứu trợ và hỗ trợ đều trở thành lòng nhiệt huyết.
Sau thời gian chiến đấu với bệnh suy thận, rạng sáng 28/9 thầy giáo viết chữ bằng chân Nguyễn Ngọc Ký qua đời tại riêng ở phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức.
Bác sĩ Ngô Việt Anh một trong những bác sĩ đã để lại dấu ấn ở tuyến đầu chống dịch Covid 19; hỗ trợ các bệnh nhân trong tâm dịch ở Đà Nẵng.
25 năm nay, bác sĩ Trịnh Đức Thiện tình nguyện cắm ở rẻo cao A Vao (huyện Đakrông, Quảng Trị) xóa bỏ hủ tục lạc hậu, giúp người dân khám, chữa bệnh.