Căn bệnh lạ khiến người đàn ông không thể đứng
Người đàn ông 69 tuổi (ở Mỹ) được chẩn đoán mắc bệnh hạ huyết áp thế đứng. Tuy nhiên, lý do gây bệnh thực sự khiến nhiều người hoảng hồn.
Bộ Y tế cho biết ngày 20/9 có 3.177 ca COVID-19 mới, tăng gần 1.400 ca so với trước đó. Trong ngày có hơn 1.400 bệnh nhân khỏi và 1 trường hợp F0 tại Cần Thơ tử vong.
Sau nhiều ngày liên tiếp số khỏi bệnh rất cao, gấp nhiều lần số mắc mới, thì liên tục trong mấy ngày nay, số ca khỏi bệnh khá thấp, có ngày chỉ vài trăm ca đến hơn 1000 ca. Trong khi số bệnh nhân tử vong thời gian gần đây ghi nhận liên tục, dao động 1-2 trường hợp/ ngày.
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.581.022 ca; trong số hơn 830 nghìn trường hợp đang theo dõi, điều trj, số bệnh nhân đang thở ô xy là 144 ca - tăng khoảng 50 ca so với ngày trước đó, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 130 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy xâm lấn: 11 ca.
Mặc dù số ca mắc mới COVID-19 và ca nặng đều tăng, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều địa phương tiêm vaccine COVID-19 cho các đối tương theo hướng dẫn như mũi 3 và mũi 4, tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi vẫn chậm và thấp so với mức bình quân của cả nước.
Thống kê của Bộ Y tế đến ngày 20/9 cả nước đã tiêm được hơn 259,6 triệu liều vaccine COVID-19 các loại.
Tuy nhiên thống kê của Bộ Y tế cũng cũng cho thấy, dù Bộ Y tế đã thường xuyên đôn đốc nhưng vẫn có nhiều tỉnh tiêm thấp, tiêm chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra. Có những tỉnh, thành hiện tiêm vaccine cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi mũi 2 vẫn chưa đat 30%, thấp hơn nhiều mức bình quân chung của cả nước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, các địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêm vaccine để hoàn thành kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh.
Dịch bệnh được dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Do đó tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.
Các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương vừa điều trị cho bệnh nhi V.T.S (5 tuổi, trú tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) bị áp xe vùng cổ do một mẩu gỗ dài gần 4cm bị bỏ quên sau chấn thương.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sưng đau, mủ dò ra vùng cổ. Theo người nhà bệnh nhân, cách đây 2 tháng, cháu S. gặp tai nạn sinh hoạt bị một chiếc đũa gỗ đâm vào cổ. Cháu bị chảy máu ít, được sơ cứu và khâu vết thương. Nhưng sau 3 ngày, tại vị trí khâu xuất hiện sưng đau.
Bệnh nhi được bệnh viện tuyến tỉnh phẫu thuật 2 lần mở khối áp xe tìm dị vật nhưng không thấy, dẫn lưu áp xe, dùng kháng sinh nhưng không đỡ. Sau đó, cháu được chuyển lên Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.
Theo ThS. BS. Trần Hữu Thắng - Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, khối sưng vùng cổ có thể là do một mảnh dị vật bị bỏ quên bên trong gây ra, nhưng khi hội chẩn với các chuyên gia về X-quang thì thấy hình ảnh không rõ ràng và vị trí dị vật không cố định nên rất khó cho việc phẫu thuật.
Sau khi đã giải thích với người nhà và thống nhất hội chẩn các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật mở cổ bên để lấy dị vật bị bỏ quên cho bệnh nhân. Kíp mổ đã tiến hành mở lại vết mổ theo đường mổ cũ và đi theo lỗ dò, thấy xung quanh lỗ dò là tổ chức xơ dầy, phía ngoài bám dính vào bó mạch cảnh nên phải dùng dao để phẫu thuật tránh tổn thương mạch lớn.
Tiến hành bóc dần vào trong và lên trên qua bờ sau cơ nhị thân và sừng lớn xương móng, các bác sĩ quyết định mở vào bên trong khối xơ để tìm dị vật. Quá trình mổ rất khó khăn vì vừa tránh tổn thương mạch máu, vừa tránh tổn thương thần kinh nên hạn chế dùng dao điện rất nhiều, chỉ được bóc tách bằng dao.
Cuối cùng, kíp mổ cũng phát hiện ra dị vật và lấy ra cẩn thận 1 mảnh gỗ (tương ứng với đầu của một chiếc đũa) dài khoảng hơn 4cm nằm ở thành sau họng, trên miệng thực quản. Theo nhận định của các bác sĩ, có thể khi cháu bị tai nạn thì đầu chiếc đũa đã đâm xuyên từ cổ vào tận thành sau họng và bị gãy ở đó nên khi tuyến trước phẫu thuật không phát hiện được.
Hiện tại sau hai ngày điều trị cháu đã ổn định vết mổ khô và sinh hoạt bình thường.
Ngày 20/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết đang có xu hướng giảm. Cụ thể, trong tuần 38 (từ ngày 12/9/2022 – 18/9/2022) Thành phố ghi nhận 2.657 ca bệnh sốt xuất huyết, giảm 2.8% so với trung bình 4 tuần trước, số ca điều trị nội trú giảm 21% và ngoại trú tăng 17%.
Trong tuần, Thành phố ghi nhận thêm 1 ca tử vong do sốt xuất huyết tại huyện Nhà Bè và bổ sung 3 ca tử vong tại Quận 4, Gò Vấp và TP Thủ Đức từ các tuần trước.
Tính từ đầu năm tới nay, toàn Thành phố đã ghi nhận 56.870 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 6.5 lần so với cùng kỳ năm 2021. Có 1.223 ca nặng, tăng 3.7 lần so với cùng kỳ năm 2021 và đã có tới 23 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, tăng 19 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021.
Tuần qua, Thành phố không ghi nhận số ổ dịch tay chân miệng mới nhưng có tới 508 ca mắc mới, tăng 28% so với trung bình 4 tuần trước. Trong đó, số ca bệnh điều trị tay chân miệng ngoại trú tăng, số ca nhập viện điều trị nội trú giảm.
Tính từ đầu năm tới hết tuần 38, toàn Thành phố ghi nhận 14.239 trường hợp mắc tay chân miệng.
Theo HCDC, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra và có thể bùng phát thành dịch. Cho tới nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Để phòng bệnh sốt xuất huyết, phương pháp đơn giản và mang lại hiệu quả cao nhất đó chính là diệt muỗi, lăng quăng và tránh muỗi đốt. Mỗi hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp nên dành 10-15 phút mỗi tuần để vệ sinh các vật chứa nước, đọng nước có thể phát sinh lăng quăng.
Để đề phòng bệnh tay chân miệng khi bước vào năm học mới, phụ huynh nên cho trẻ rửa tay thường xuyên, thực hiện đúng và đủ biện pháp 3 sạch: giữ bàn tay và đồ chơi sạch, ăn uống sạch và ở sạch.
An Toàn Y tế với hệ sinh thái bao gồm kênh Tiktok https://www.tiktok.com/@antoanytevn với 200k follower là kênh có nội dung cập nhật thời sự, uy tín về y tế, sức khoẻ, đời sống, xã hội, có sự tương tác rất lớn từ người dùng.
Hiện tại, chúng tôi đã và đang thực hiện hỗ trợ kết nối các cơ sở y tế, khám chữa bệnh, nhà thuốc bằng dạng bài:
Review y tế: Nhà thuốc tốt - Bác sỹ hay.
Đây là những review chân thực nhất về các cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc được thực hiện bởi bên thứ 3 là các y, bác sỹ và có ý kiến đóng góp từ phía khách hàng.
Nội dung phù hợp với các phòng khám, nhà thuốc...nhân viên y tế đang muốn phát triển hình ảnh thương hiệu trên nền tảng TikTok và tiến lại gần hơn với khách hàng.
Để tham gia nhận hỗ trợ và kết nối, mọi người có nhu cầu có thể liên hệ gửi email tới [email protected] để đăng ký.Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Người đàn ông 69 tuổi (ở Mỹ) được chẩn đoán mắc bệnh hạ huyết áp thế đứng. Tuy nhiên, lý do gây bệnh thực sự khiến nhiều người hoảng hồn.
Công ty TNHH yY tế Dược Bạch Mai bán TPBVSK Ăn ngon Bạch Mai không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố và chưa được đánh giá đạt chất lượng.
Dưới đây là 7 món ăn bổ máu, tăng cường sinh lực vừa dễ tìm nguyên liệu, dễ nấu, ngon miệng và hiệu quả vô cùng.
Mùa đông thường là mùa gắn liền với màu đen hoặc xám. Có nhiều lý do để giải thích cho sự ưu ái của phái đẹp, dành cho đồ màu đen trong mùa lạnh.
Mới đây, nữ danh ca Celion Dior đã thông báo cô bị mắc chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp có tên là Hội chứng co cứng cơ khiến cô phải hoãn một số buổi biểu diễn ở châu Âu.
Phẫu thuật thẩm mỹ là một trong những nhu cầu làm đẹp chính đáng, tuy nhiên nhiều người đã phải trả giá đắt thậm chí là tử vong do sau phẫu thuật.
Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 cơ sở trong lĩnh vực y tế với tổng số tiền phạt hơn 430 triệu đồng.
Bản tin sức khoẻ 24h ngày 9/12 có một số tin chính: Nhiều học sinh nhập viện nghi hít phải khí độc từ bóng đồ chơi; Phát hiện ADN lâu đời nhất trên thế giới...
Vượt qua hơn 19 tỷ từ được cập nhật và thu thập từ các nguồn tin tức tiếng Anh trên khắp thế giới của năm 2022, “Goblin mode” đã trở thành từ của năm 2022.
Trong thông tư mới nhất, Bộ Y tế đã bỏ quy định “giá kế hoạch của trang thiết bị y tế không được cao hơn giá trúng thầu của trang thiết bị y tế đó đã trúng thầu trong vòng 12 tháng trở lại” khi mua sắm thiết bị y tế.
Tiêm filler hiện nay được biết đến là phương pháp làm đẹp hiện đại, không xâm lấn và được đánh giá là an toàn mang lại hiệu quả và giúp cải thiện sắc đẹp.