Cứu sống bệnh nhân ung thư nhờ thuốc trị rối loạn dương cương
Các nhà khoa học Anh phát hiện một loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn dương cương có thể cứu sống hàng loạt bệnh nhân ung thư thực quản.
Theo thống kê của We Are Social, tại Việt Nam có khoảng 40 triệu người trên 18 tuổi dùng ứng dụng TikTok, đứng thứ 6 thế giới về lượng người dùng sau các quốc gia Mỹ, Indonesia, Brazil, Nga, Mexico.
Tại Việt Nam, các hashtag làm đẹp như #pttm thu hút 551,3 triệu lượt xem, #nangmui lên đến 813,7 triệu lượt xem trên TikTok. Hiện nay, mạng xã hội này đã và đang trở thành kênh marketing với những "chiến dịch" rầm rộ để tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu làm đẹp.
Ở mạng xã hội Facebook, hàng loạt các phòng khám, viện thẩm mỹ mạo danh được tạo ra nhằm "câu" khách, còn trên nền tảng TikTok có vô vàn tài khoản "bác sĩ X", "Doctor Y", "chuyên gia C"... xuất hiện, khiến người xem hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
Gần đây, "bác sĩ ảo" có tài khoản TikTok tên M.L, đã tạo ra nhiều kênh khác nhau để thực hiện chiêu trò quảng cáo câu khách. Tại trang TikTok của L. không có bất kỳ thông tin gì về chứng chỉ hành nghề cũng như địa chỉ nơi làm việc, nhưng L. thường xuyên đăng tải các đoạn clip tư vấn kinh nghiệm nâng mũi và thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem. Trong quá trình tư vấn, khách hàng muốn đến gặp trực tiếp để thăm khám thì người này vòng vo "không gửi hình trước sẽ không gặp nhé, anh block bây giờ".
Không những vậy, Facebook cá nhân L. còn đăng tải những nội dung PR quá đà như "sắp vào bệnh viện làm sụn sườn, sẽ nổi tiếng ở Việt Nam trong phẫu thuật tạo hình mũi, sửa mũi hư"; hay quảng cáo dịch vụ qua các đoạn clip thực hiện phẫu thuật cho khách là người Thái, người Malaysia.
Tuy nhiên, khi tra cứu trên cổng đăng ký hành nghề khám chữa bệnh của Bộ Y tế thì không xuất hiện bất kỳ thông tin gì về bác sĩ L.
Xem lại lịch sử facebook của người này thì vào khoảng tháng 9/2020 thường xuyên đăng tải các bài viết kinh doanh quần áo online.
Đến tháng 10/2020, một cơ sở thẩm mỹ được M.L. đại diện pháp luật thành lập ở Bình Dương và tất cả bài viết kinh doanh quần áo trước đó đều được khóa lại. Tuy nhiên, tại địa chỉ được L. đăng ký kinh doanh thì không có bất kỳ cơ sở nào hoạt động.
Mới đây, mạng xã hội Tiktok đang truyền tay nhau clip được dân mạng nhận định là nói về một trường hợp được gọi là “hot boy lò mổ thẩm mỹ”. Trong video này, một nam thanh niên mặc quần áo phẫu thuật, thực hiện phẫu thuật, nhưng khi đang thao tác trên khuôn mặt khách, anh chàng này đã kéo khẩu trang xuống và dùng tay múa máy, nhảy theo điệu nhạc vô cùng sôi động.
Video chia sẻ đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng và bức xúc. Không ít người nhận định người thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ này chỉ là “hot boy lò mổ thẩm mỹ” hơn là một bác sĩ thẩm mỹ. Chỉ riêng việc tự ý kéo khẩu trang ra khỏi khuôn mặt ngay khi ở trong phòng phẫu thuật cũng đã khiến nhiều người nghi ngờ về tay nghề của bác sĩ này vì không đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt trong phòng phẫu thuật.
Đáng chú ý, người này cũng chính là chủ cơ sở thẩm mỹ không có giấy phép hành nghề ở Hà Nội, nơi gây ra cái chết của cô gái 28 tuổi (quê Long An) sau 2 tháng nâng mũi tại đây. Dù người này phủ nhận hành nghề "tay ngang" nhưng rất nhiều thông tin nhận định thanh niên này từng hành nghề cắt tóc, sau đó học nghề thẩm mỹ và... tự mở cơ sở.
Trường hợp khác, một "bác sĩ" tự xưng với tài khoản TikTok tên B.S.N. (tại TP.HCM), nổi tiếng trên TikTok qua những clip chia sẻ hình ảnh về nâng mũi thẩm mỹ thu hút hơn 340.000 người theo dõi, 10 triệu lượt thích. Vào tháng 8/2020 vị "bác sĩ" này từng bị tố cáo gây biến chứng lòi sụn mũi khi hành nghề không đủ chuyên môn.
Gần đây, trên kênh TikTok của người này lại bị tố sử dụng hình ảnh khách hàng và đăng thông tin sai sự thật. Chị khách hàng G.V. (tại TP.HCM) cho biết chị đã từng đến thẩm mỹ viện của "bác sĩ" B.S.N. để được tư vấn sửa mũi. Tại đây, chị V. được nhân viên chụp ảnh và ghi hình sau đó đăng lên kênh TikTok với nội dung đã sửa thành công mũi cho chị, dù chỉ mới đến tư vấn.
Trên cổng tra cứu thông tin hoạt động khám chữa bệnh TP.HCM, vị này cũng không có tên trong danh sách người hành nghề. Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM) - nơi "bác sĩ" này thực hành ngoại khoa - cho biết trong quá trình học việc tại khoa, do không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nên người này không được cấp chứng chỉ hành nghề tạo hình thẩm mỹ.
Hiện nay, mạng xã hội TikTok đã được áp dụng chính sách cấm đăng tải những nội dung cổ xúy giảm cân và nhịn ăn, nhưng vẫn chưa có biện pháp mạnh với các dạng clip về kết quả sửa mũi, hành trình nâng ngực... Vì thế các "bác sĩ" tự xưng vẫn ngang nhiên chèo kéo khách hàng.
PGS.TS Đỗ Quang Hùng - phó chủ tịch Hội Phẫu thuật thẩm mỹ TP.HCM - cho biết chỉ bác sĩ thẩm mỹ có chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động tại một địa chỉ nhất định mới được thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ và thực hiện tại địa chỉ đó mà thôi.
Bác sĩ Hùng chia sẻ thêm: "Những bác sĩ mạo danh là những người làm liều, họ chỉ vì lợi nhuận chứ không vì khách hàng, không vì cái tâm. Có nhiều cơ sở hoạt động chui trong thời gian khá lâu nhưng chẳng hiểu sao chính quyền địa phương và người dân xung quanh vẫn thản nhiên, không phát giác, để những trường hợp đáng tiếc xảy ra"
Theo bác sĩ Hùng, quy định mới yêu cầu bác sĩ ít nhất phải có bằng chuyên khoa 1 liên quan lĩnh vực thẩm mỹ và thời gian thực hành 54 tháng mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Chỉ một số đơn vị nhất định được phép đào tạo bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ như ĐH Y dược TP.HCM, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y Hà Nội..., còn những nơi gọi là "viện" đào tạo thẩm mỹ, "học viện" làm đẹp, thực chất chỉ được đào tạo kỹ thuật viên làm đẹp ngoài da, không được phép phẫu thuật hoặc làm dịch vụ xâm lấn.
Theo Hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Việt Nam, tại TP.HCM, mỗi năm có khoảng 250.000 người thực hiện dịch vụ thẩm mỹ, trong đó 12.000 ca phẫu thuật đặt túi ngực và khoảng 100.000 người có độ tuổi trung bình 25 - 35 phẫu thuật thẩm mỹ các loại.
Bộ Y tế đã chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm về đăng tải nội dung quảng cáo không đúng trên các trang mạng xã hội, để kiểm soát và chấn chỉnh việc quảng cáo của các cơ sở hành nghề y, dược và dịch vụ thẩm mỹ trên mạng xã hội và Internet.
Dù văn bản đã triển khai từ năm 2021, nhưng hiện vẫn chưa kiểm soát được tình trạng "bác sĩ" tung hoành trên mạng xã hội.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Các nhà khoa học Anh phát hiện một loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn dương cương có thể cứu sống hàng loạt bệnh nhân ung thư thực quản.
Ái nữ 17 tuổi nhà Quyền Linh khoe nét đẹp dịu dàng, thanh tú đốn gục trái tim bao người. Lọ Lem còn mặc lại áo dài trắng của mẹ để chụp ảnh.
Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 2881/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng thuốc gửi Thủ trưởng các cơ sở y tế trên địa bàn.
Mưa bão, ngập lụt là tình trạng thường gặp hàng năm. Nước ngập sâu, che khuất các ổ gà, ống cống,.. lái xe trời mưa bão tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mất an toàn
Mùa hè là mùa của quả vải. Quả vải được dùng làm giải khát, và cũng được dùng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian.
Rối loạn về sức khỏe tâm thần trước kỳ thi THPT Quốc gia năm 2022 của các em học sinh, cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế và cha mẹ.
Dù đã là bố hai con, thế nhưng Hồng Đăng vẫn là nam diễn viên cực hot với vẻ ngoài điển trai, thu hút; tất cả là nhờ "hậu phương vững chắc" luôn bên anh.
Mua bán chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ đã trở nên phổ biến, vì vậy tình trạng lấy bằng nhưng chẳng cần học không quá khó, việc này đang xảy ra ở một số trường.
Nghiên cứu đã phát hiện ra một số thức ăn gây sảy thai bà bầu nên tránh vì chúng gây tổn hại nghiêm trọng cho cả thai nhi và sức khoẻ của người mẹ.
Sáng nay 5/7, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp cùng Bộ Y tế phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng chống Covid-19 mũi 3, mũi 4 cho người lao động.
Maharishi Sushruta được xem là "cha đẻ của ngành phẫu thuật thẩm mỹ" vì đã phát minh và phát triển các quy trình phẫu thuật.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4