Hơn 10.000 bình sữa em bé bị thu hồi vì lo ngộ độc chì
Thu hồi 10.500 bình sữa và ly do Công ty Green Sprouts sản xuất, do nhà chức trách lo ngại mối hàn ở đế các sản phẩm này khiến trẻ em bị ngộ độc chì.
Có một thực tế đáng ngại hiện nay là tỷ lệ trẻ mắc các bệnh lý răng miệng có chiều hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây nên tình trạng ấy chủ yếu xuất phát từ:
Nhiều bậc phụ huynh do chưa thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ nên không hình thành thói quen đánh răng hàng ngày cho con. Hệ lụy của tình trạng này là trẻ bị sâu răng, viêm lợi,...
Ngày nay, các loại đồ hộp, đồ ăn nhanh sản xuất cho trẻ em được bán rất nhiều. Chúng chính là tác nhân gây ra các bệnh răng miệng của trẻ nếu cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn các loại thực phẩm này.
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra sâu răng ở trẻ em. Thức ăn khi không được làm sạch sẽ bám lại ở chân răng, tạo thành mảng bám. Khi trẻ không được vệ sinh răng sạch sẽ hàng ngày, vi khuẩn sẽ tích tụ lại nơi mảng bám và tiết ra axit có hại khiến cho men răng bị phá hủy, hình thành cao răng, răng bị sâu, gây viêm nướu,...
1. Thói quen mút ngón tay và ngậm núm vú giả
Mút ngón tay và ngậm núm vú giả là thói quen xấu rất hay gặp ở các bé dưới 5 tuổi. Tác hại của thói quen này tùy thuộc vào số lần mút trong ngày và thời gian kéo dài của mỗi lần mút. Mút ngón tay không chỉ gây mất vệ sinh, tăng nguy cơ nhiễm giun sán mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của răng và xương vùng hàm mặt như:
- Khi bé có thói quen mút ngón tay, ngậm núm vú giả sẽ làm tăng nguy cơ răng cửa hàm trên của bé bị chìa ra ngoài gây ra hiện tượng thưa răng và rất dễ bị gãy răng nếu có những va chạm vào.
- Khi mút ngón tay, ngậm núm vú giả thì má của trẻ hóp lại làm cho răng hàm của hàm trên bị ép lại và nằm ở phía trong của răng hàm dưới làm sai lệch khớp cắn. Đây là nguyên nhân gây đau khớp thái dương hàm và khớp cắn hở.
- Thói quen mút tay còn làm cho lưỡi của bé bị đẩy ra ngoài do răng hàm trên và răng hàm dưới không khít với nhau làm ảnh hưởng nặng tới sự phát âm của bé. Có thể bé sẽ phát âm khó khăn hoặc nói ngọng nghịu.
- Mút ngón tay và ngậm núm vú giả thường xuyên còn làm cho bé dễ mắc nguy cơ bị vẩu do môi dưới bị ép nằm lại nằm phía sau răng cửa hàm trên.
2. Thở bằng miệng
Trẻ thở miệng có thể cấu trúc môi trên ngắn nên miệng vẫn hở khi thở mũi hoặc do trẻ gặp vấn đề về đường thở. Nếu gặp vấn đề về đường thở, bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám tai mũi họng để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị phù hợp, loại bỏ thói quen thở miệng. Thở bằng miệng sẽ làm khô niêm mạc miệng dễ gây sâu răng, làm lệch lạc răng và hàm trẻ sẽ bị hô. Tật thở bằng miệng làm hệ thống xương mặt phát triển không cân đối và cũng dễ dẫn đến những rối loạn về khớp cắn.
3. Chống cằm
Trẻ lớn thường có thói quen chống tay vào cằm, thói quen này không gây xô lệch răng một cách đáng kể ngay tức thì nhưng nếu kéo dài có thể gây hô hàm dưới tức là hàm dưới đưa ra hàm trên thụt vào, có thể khiến cho trẻ bị móm.
4. Cắn chặt răng, nghiến răng
Nghiến răng là sự nghiến hoặc xiết chặt hàm răng một cách quá mức các răng ở hai hàm trên và dưới do sự tiếp xúc mạnh giữa mặt nhai của các răng trên và dưới, thường diễn ra vào lúc ngủ, lâu ngày tạo ra các diện mòn trên răng. Nghiến răng được xem như phản ứng đối với sự căng thẳng thần kinh và hiện tượng nầy xảy ra phần lớn ở những trẻ có hệ thần kinh dễ bị kích thích. Ngoài ra tật nghiến răng còn gặp khi trẻ bệnh động kinh, viêm não hay xáo trộn tiêu hóa.
Tật nghiến răng xảy ra ở trẻ còn thường có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển của chúng như răng phát triển không đều, mọc răng,... Hầu hết trẻ bị tật này ở độ 6 tháng tuổi khi răng sữa bắt đầu mọc và trẻ hay bị lại lúc trẻ 5 tuổi có răng vĩnh viễn mọc. Tuy khoảng thời gian nghiến răng ở trẻ thường không lâu dài nhưng tật nghiến răng có thể làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ răng hàm. Đa số trẻ hết tự nhiên lúc khoảng 12 tuổi.
5. Cắn móng tay, gặm bút chì
Các thói quen cắn móng tay, gặm bút chì, cắn các vật cứng rất có hại vì sẽ làm cho răng trẻ bị mòn, dễ rạn nứt, mẻ, lâu ngày có thể làm chết tủy răng và mỏi khớp thái dương. Ngoài ra, trẻ dễ mắc nguy cơ bị sưng tấy hay nhiễm trùng phần da xung quanh móng hay dễ nhiễm các bệnh giun sán.
6. Ngủ với bình sữa
Tình trạng này thậm chí còn có tên gọi không chính thức: sâu răng do bú bình - thường được biết đến với tên gọi y khoa là sâu răng sớm ở trẻ (ECC). Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bạn thường để trẻ ngậm bình sữa hoặc nước trái cây đi ngủ mỗi trưa hoặc tối. Bình bú chứa chất lỏng đầy đường có thể được giữ trong miệng trẻ hàng tiếng đồng hồ hoặc thậm chí là cả đêm. Và điều này tạo nên một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và tạo nên axit ăn mòn răng.
7. Trẻ uống nhiều nước ngọt có gas
Nước ngọt có gas là đồ uống yêu thích nhất của trẻ do chúng có nhiều màu sắc và mùi vị hấp dẫn. Tuy nhiên, chúng lại chứa rất nhiều đường và thành phần citric acid trong nước uống có gas làm tăng gấp nhiều lần độ ăn mòn men răng.
8. Cho trẻ ăn vặt nhiều đường và tinh bột
Việc ăn vặt thường xuyên khiến răng của bé bị tổn thương nhiều hơn. Ăn nhiều món ăn vặt sẽ làm tăng nồng độ axit tạo ra bởi các loại vi khuẩn trong miệng. Khi có nhiều vi khuẩn trong miệng, đường và thực phẩm giàu carbohydrate như nước trái cây, kẹo, bánh quy, khoai tây chiên dễ bị phân hủy thành axit có thể làm hỏng lớp ngoài của răng.
Chải răng không đúng cách hay quá nhanh sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ không có hiệu quả. Một số phụ huynh khi đánh răng cho con sợ bọt kem làm bé khó chịu nên súc miệng ngay. Trên thực tế, nếu súc miệng nhanh lượng Flo có trong kem đánh răng không đủ thời gian để tác động vào răng do đó không mang lại kết quả gì. Các chuyên gia khuyên bạn nên tập cho các bé đánh răng ít nhất từ 1 – 3 phút, không chải theo chiều ngang mà đánh theo chiều dọc, từ ngoài vào trong.
Từ bỏ các thói quen răng miệng xấu ở trẻ em để hình thành các thói quen tốt là vô cùng quan trọng cho sức khỏe nha khoa của trẻ về sau. Để làm được điều này, cha mẹ hãy chú ý:
Để hình thành thói quen đánh răng, cha mẹ cũng nên tạo hứng thú cho trẻ bằng cách:
Lưu ý:
An Toàn Y tế với hệ sinh thái bao gồm kênh Tiktok https://www.tiktok.com/@antoanytevn với 200k follower là kênh có nội dung cập nhật thời sự, uy tín về y tế, sức khoẻ, đời sống, xã hội, có sự tương tác rất lớn từ người dùng.
Hiện tại, chúng tôi đã và đang thực hiện hỗ trợ kết nối các cơ sở y tế, khám chữa bệnh, nhà thuốc bằng dạng bài:
Review y tế: Nhà thuốc tốt - Bác sỹ hay.
Đây là những review chân thực nhất về các cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc được thực hiện bởi bên thứ 3 là các y, bác sỹ và có ý kiến đóng góp từ phía khách hàng.
Nội dung phù hợp với các phòng khám, nhà thuốc...nhân viên y tế đang muốn phát triển hình ảnh thương hiệu trên nền tảng TikTok và tiến lại gần hơn với khách hàng.
Để tham gia nhận hỗ trợ và kết nối, mọi người có nhu cầu có thể liên hệ gửi email tới [email protected] để đăng ký.Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Thu hồi 10.500 bình sữa và ly do Công ty Green Sprouts sản xuất, do nhà chức trách lo ngại mối hàn ở đế các sản phẩm này khiến trẻ em bị ngộ độc chì.
Sắt là dưỡng chất thiết yếu mẹ bầu nhất định cần phải bổ sung trong thai kỳ. Mẹ bầu muốn bổ sung sắt thì hãy chọn ngay sắt hữu cơ Mason Natural Ferrous Gluconate.
Ngày 31/10 vừa qua, hai bé Lydia và Timothy Ridgeway chính là hai phôi thai đông lạnh lâu năm nhất có thể phát triển và chào đời thành công.
Thời tiết mùa đông là điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý về da phát triển. Với trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm rất dễ bị mẩn ngứa do dị ứng thời tiết
Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu trong trạng thái kích thích, ảo giác hoặc suy hô hấp do ngộ độc các chất trong thuốc lá điện tử.
Khi đến giai đoạn mang thai các chị em thường tìm hiểu rất rõ. “Phụ nữ chuẩn bị mang thai có nên uống saffron?” cũng là điều nhiều chị em thắc mắc
Phát hiện một bé gái sơ sinh bị bỏ rơi, được đặt nằm ở trong thùng carton, trên người không một mảnh vải che thân, cơ thể tím tái, giòi bám đầy người.
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà dương vật cho bệnh nhi 6 tuổi ở Thanh Hóa, giúp tránh nguy cơ cắt cụt dương vật
Khoảng 1 tỷ trẻ em trên thế giới đang phải chịu ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu, trong khi mức sống của thế hệ trẻ không được cải thiện.
Mùa thu mẹ sẽ chọn rau như thế nào để làm phong phú thêm thực đơn, bổ sung dinh dưỡng tốt cho bé? Mùa thu là mùa các bé dễ mắc các bệnh hô hấp,....
Cháu bé bị cha ruột bạo hành dã man khiến dư luận sôi sục. Cơ quan chức năng đã bắt giữ người cha để điều tra về hành vi bạo hành trẻ em.