Lan tỏa yêu thương nhân ngày Thalassemia
Nhân kỷ niệm 36 năm ngày Thalassemia thế giới (08/5/1986 - 08/5/2022), Công đoàn Bệnh viện TW Huế đã tổ chức giao lưu, tặng quà tiếp thêm nghị lực cho các bệnh nhân.
Bé gái Nancy Yadav 9 tuổi (ở Mehsana, bang Gujarat, Ấn độ) nhập viện trong tình trạng đau dạ dày nhưng không rõ nguyên nhân.
Sau nhập viện, cô bé đã được bác sĩ tiến hành kiểm tra và chụp CT. Kết quả kiểm tra cho thấy, có một dị vật bất thường chắn ngay đường ruột, dẫn đến đau dạ dày. Các bác sĩ cho biết, khi tiến hành phẫu thuật, họ lấy ra khối tóc nặng tới 800g trong dạ dày bệnh nhi.
Bác sĩ chẩn đoán, bé gái 9 tuổi mắc hội chứng có tên Rapunzel. Người mắc hội chứng này thường tự ăn tóc của chính mình hoặc tóc của người khác. Bé gái 9 tuổi cho biết, em thích tự ăn tóc của mình được gần 1 năm nhưng gia đình không ai quan tâm, chỉ nghĩ đó là trò nghịch ngợm vô hại. Bố mẹ Nancy không nghĩ con gái đã ăn lượng tóc lớn đến vậy.
Hiện tại, bé gái 9 tuổi đã được xuất viện, sức khỏe phục hồi. Trước khi xuất viện, bệnh nhi được chuyên gia tâm thần tư vấn tâm lý, dặn dò kỹ lưỡng để ứng phó với hội chứng tự ăn tóc mình.
Hội chứng Rapunzel được đặt tên theo nhân vật "công chúa tóc mây" trong chuyện cổ tích Grimm. Hội chứng phát hiện lần đầu vào năm 1968. Đây là hội chứng khiến người mắc thích nhổ và ăn tóc của chính mình, thậm chí nhổ cả tóc người xung quanh để ăn. Hội chứng này thường xuất hiện ở nữ giới dưới 20 tuổi (chiếm 70%).
Nguyên nhân của hội chứng này có thể do khiếm khuyết về trí tuệ, rối loạn tâm thần, chấn động tâm lý từ thơ ấu, gặp căng thẳng quá mức hoặc có thể do thiếu sắt hay mắc bệnh Celiac. Rapunzel được coi là biểu hiện của bệnh lý tâm thần.
Triệu chứng của Rapunzel vô cùng nguy hiểm, bởi dạ dày không thể tiêu hóa tóc. Khi mắc hội chứng, người bệnh có biểu hiện như đau bụng, nôn, táo bón, tiêu chảy, sụt cân, một số trường hợp biến chứng gây thủng ruột, viêm phúc mạc...
Các bác sĩ cho biết, để điều trị những trường hợp mắc hội chứng Rapunzel cần phẫu thuật, đồng thời kết hợp điều trị tâm lý và bổ sung vi chất (do thiếu chất nên ăn tóc)… Các bậc phụ huynh cần quan tâm con em mình hơn, nếu phát hiện bé có hành vi thích ăn tóc cần đưa đến ngay bệnh viện để khám, điều trị tâm lý kịp thời.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Nhân kỷ niệm 36 năm ngày Thalassemia thế giới (08/5/1986 - 08/5/2022), Công đoàn Bệnh viện TW Huế đã tổ chức giao lưu, tặng quà tiếp thêm nghị lực cho các bệnh nhân.
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng đạt giải thưởng Quả cầu vàng 2021, tiếp nối thành công chàng trai trẻ quyết tâm nghiên cứu thuốc chữa bệnh truyền nhiễm, điều trị Covid-19.
Bén duyên với hiến máu nhân đạo trong một lần bán máu để có tiền mua sữa cho con. Đến nay, ông Nguyễn Ngọc Giao (Quảng Ngãi) đã hiến máu được hơn 50 lần.
Tình nguyện công tác tại huyện nghèo vùng núi Tây Bắc, suốt thời gian qua bác sĩ trẻ Lò Thị Thanh Hợp dốc hết sức mình khám, chữa bệnh cho người dân.
Nữ tiến sĩ Nguyễn Kim Anh cùng cộng sự được Tạp chí PEPS trao Giải thưởng "Bài báo khoa học được nhiều người quan tâm nhất năm 2021" về nghiên cứu nhiễm mặn.
Hơn 30 năm qua, bác sĩ Đặng Cát (86 tuổi) luôn nhiệt tình, dốc hết sức mình cho công việc chữa bệnh miễn phí.
Trước khi tìm về chốn cửa Phật chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, sư bác Thích Nữ Diệu Nhân từng làm bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương.
“Nữ bác sĩ mê mổ từ thiện” là cái tên mọi người dành cho PGS.TS Lâm Hoài Phương – người dành phần lớn cuộc đời đi xuyên 50 quốc gia mổ từ thiện.
Sau hơn 3 năm hoạt động, nhóm sơ cứu miễn phí Fas Angel đã giúp đỡ hàng nghìn người gặp nạn trên đường phố Hà Nội.
Trong trang viên dành cho các hài nhi này có đến gần 1.000 mộ phần. Những hài nhi đưa về đây ở nhiều nơi, do ai đó đưa đến từ phòng khám, bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết là một trong 7 bác sĩ đầu tiên tham gia Dự án 585 đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về các địa bàn khó khăn, vùng sâu vùng xa.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4