Hà Nội: Số ca sốt xuất huyết tăng gấp 2,3 và phát sinh nhiều ổ dịch mới
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua ghi nhận 149 ca mắc sốt xuất huyết tăng 2,3 lần so với tuần trước, thêm 8 ổ dịch mới.
Chiều 20/7, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) - cho biết đã nhận được báo cáo từ hội đồng chuyên môn kết luận về nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan đến tình trạng hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 mà một số bệnh viện tiếp nhận.
Hội đồng cho biết hoại tử xương sọ - mặt là một bệnh lý ít gặp nhưng không phải là một bệnh lạ, có thể xảy ra trên bệnh nhân xạ trị vùng đầu mặt cổ, lạm dụng thuốc chống loãng xương Bisphosphonate, viêm cốt tủy xương hàm do nguyên nhân từ răng và nhiễm trùng máu, chấn thương sọ - mặt, các tình trạng viêm xoang hàm do nấm, do rối loạn chuyển hóa...
Trước đó, ngày 18/7 Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy đã phối hợp thành lập hội đồng chuyên môn xác định nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan đến tình trạng hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau nhiễm COVID-19.
Từ đầu năm đến nay, 2 bệnh viện trên liên tiếp ghi nhận 24 ca bệnh hoại tử xương sọ - mặt, có tiền sử mắc Covid-19. Các ca bệnh này liên quan thiểu dưỡng cục bộ của xương sọ - mặt và bội nhiễm với nhiều nguyên nhân khác nhau, cần được nghiên cứu thêm.
Còn tại Hà Nội, nhiều bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt, tai mũi họng hay Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết chưa ghi nhận bệnh nhân bị hoại tử xương hàm sau mắc Covid-19 đến khám.
Hội đồng chuyên môn đưa ra một số khuyến cáo sau:
Về các dấu hiệu lâm sàng gợi ý chẩn đoán sớm trên bệnh nhân có tiền sử mắc Covid-19, gồm: sưng, đau sọ - mặt kéo dài; dò mủ trong miệng, ngoài mặt; nhiều răng lung lay bất thường; loét niêm mạc, lộ xương.
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, thực hiện hội chẩn các chuyên khoa liên quan, chụp cắt lớp vi tính là phương tiện tốt nhất để chẩn đoán sớm hoại tử xương sọ - mặt.
Về điều trị: Cần phối hợp các chuyên khoa liên quan; phẫu thuật loại bỏ các tổ chức hoại tử.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua ghi nhận 149 ca mắc sốt xuất huyết tăng 2,3 lần so với tuần trước, thêm 8 ổ dịch mới.
Sau quá trình tiêm filler chân để cân đối và thanh mảnh. cô gái phải nhập viện cấp cứu vì bị ổ áp xe, sưng phù đầu gối, cẳng chân.
Người bố trong clip bé gái bị treo lên trần nhà và bị đánh đập ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh sau thời gian ngắn lẩn trốn, hiện đã ra trình diện công an.
Thẩm mỹ Changwon bị xử phạt khám chữa bệnh, bán thuốc và quảng cáo chưa được cấp phép, bị đình chỉ hoạt động.
Các nhà khoa các nhà khoa học ở Australia đã giải mã bí ẩn về thi thể một người đàn ông nổi trên Biển Bắc nhờ sử dụng kỹ thuật pháp y mới.
Những thông tin quan trọng sẽ có trong bản tin sức khỏe 24h ngày 8/8 hôm nay: Theo dõi chặt các biến thể lây lan nhanh, có khả năng làm giảm miễn dịch của COVID-19
Rau xanh là nguồn cung cấp các vitamin, khoáng chất, chất xơ cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Khi bé lười ăn rau, cơ thể thiếu vitamin và lượng chất xơ
Sở Y tế Đà Nẵng yêu cầu không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc điều trị cúm A tăng cao nhằm trục lợi.
Ngày càng xuất hiện nhiều thủ đoạn tinh vi giấu ma túy vào thực phẩm, đồ uống. Phổ biến gần đây là ma túy "núp" dưới vỏ bọc chocolate nhắm vào đối tượng học sinh.
Thực phẩm chức năng của công ty Dược phẩm Shinpoong Daewoo được quảng cáo trên website liệt kê công dụng của từng thành phần, gây hiểu nhầm có công dụng như thuốc chữa bệnh.
Rất nhiều bà mẹ lo lắng khi con quá biếng ăn, do đó không ít đã sử dụng thuốc kích ăn ngon và tăng cân ở trẻ để cải thiện tình trạng nêu trên.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4