Căn bệnh lạ khiến người đàn ông không thể đứng
Người đàn ông 69 tuổi (ở Mỹ) được chẩn đoán mắc bệnh hạ huyết áp thế đứng. Tuy nhiên, lý do gây bệnh thực sự khiến nhiều người hoảng hồn.
Bé 2 tuổi tử vong sau tiêm tại tiệm thuốc Tây
Ngày 28/11, lãnh đạo xã UBND xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, Gia Lai) xác nhận, cháu Đ.T. (2 tuổi) đã tử vong, sau khi đi khám, tiêm tại một tiệm thuốc tây trên địa bàn xã.
Thông tin ban đầu, khoảng 17h ngày 26/11, cháu T. có biểu hiện ho, sốt, tiêu chảy nên người nhà đã đưa đến quầy thuốc nhà bà T.T.H.P (trú tại thôn 3, xã Pờ Tó) để khám bệnh. Tại đây, bà P. đã tiêm cho cháu T. 1 mũi thuốc Gentamicin kabi 80mg với liều lượng 1/3 ống (khoảng 0,7 ml).
Tuy nhiên, bệnh tình không thuyên giảm, người nhà tiếp tục đưa cháu đi khám tại quầy thuốc tây của bà N.T.N. (58 tuổi, trú tại thôn 4, xã Pờ Tó). Bà N. đã tiêm 3 mũi liên tiếp cho cháu T. gồm: 1 mũi Metoclopramid kabi liều lượng 0,2 ml; 1 mũi thuốc chống co thắt cơ trơn loại thuốc (No-spa) liều lượng 0,2 ml và 1 kháng sinh chống viêm đường ruột (loại thuốc Lincomycin kabi) liều lượng 0,4 ml. Sau đó, gia đình đưa cháu T. về nhà.
Đến 21h cùng ngày, người nhà thấy cháu T. mệt hơn nên đưa cháu quay lại tiệm thuốc tây để hỏi. Một vài giờ sau, gia đình thấy cháu T. yếu dần nên đã đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, trên đường đi cháu T. đã tử vong. Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Đây không phải trường hợp tử vong đầu tiên khi tự ý tiêm truyền. Vào khoảng tháng 7/2022, nữ bệnh nhân (28 tuổi, TP.HCM) tử vong sau truyền dịch. Trước đó, người này có biểu hiện mệt, sốt, vào một phòng khám tại quận Bình Tân, được chẩn đoán sốt xuất huyết ngày thứ nhất, cho truyền dịch nhưng bất ngờ ngưng tim, ngưng thở.
Sau đó, bệnh nhân được chuyển vào Bệnh viện Thống Nhất để cấp cứu. Đến tối ngày 3/7, bệnh nhân đã tử vong, các bác sĩ cố gắng hồi sức nhưng người bệnh không qua khỏi.
Cảnh báo tình trạng tự tiêm thuốc tại nhà, tiệm thuốc
Hiện nay, với tâm lý ngại đến bệnh viện vì sợ nhiều quy trình phức tạp, nhiều người dân tự ý mua thuốc về nhà tự tiêm hoặc ra các hiệu thuốc tây để tiêm, truyền dịch. Nhiều người vẫn còn chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của việc này, hai sự việc trên chính là ví dụ điển hình cảnh báo đến người dân.
Theo nguyên tắc, thuốc được truyền thẳng vào mạch máu khi tiêm và truyền dịch nên có tác dụng nhanh phù hợp với rất nhiều người bệnh nhưng đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt, nếu không đúng chuyên môn tiêm truyền sẽ rất nguy hiểm nhất là nguy cơ nhiễm trùng, sốc thuốc.
Sau tiêm truyền bệnh nhân bị sốc thuốc và tử vong cũng không phải là trường hợp hiếm gặp, các trường hợp gặp biểu hiện nguy cấp như mệt mỏi và khó thở lại càng xảy ra nhiều.
Chia sẻ với Vietnamnet, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, khi tiêm truyền cần đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện hoặc nếu truyền dịch tại nhà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Khi dân tự ý tiêm truyền tại nhà, tai biến nặng nhất có thể gặp phải là sốc phản vệ, nguy cơ tử vong rất cao nếu không được cấp cứu kịp thời hoặc bị nhiễm trùng máu, quá tải dịch gây phù phổi, suy hô hấp, suy tim.
Đối với việc truyền dịch, chỉ áp dụng với bệnh nhân sốt cao, nôn trớ nhiều, mệt mỏi không thể bù nước, đạm, dinh dưỡng qua đường ăn uống. Khi truyền dịch, nhân viên y tế sẽ theo sát bệnh nhân để điều chỉnh tốc độ nếu cần và sớm phát hiện các biến chứng nếu có.
An Toàn Y tế với hệ sinh thái bao gồm kênh Tiktok https://www.tiktok.com/@antoanytevn với 200k follower là kênh có nội dung cập nhật thời sự, uy tín về y tế, sức khoẻ, đời sống, xã hội, có sự tương tác rất lớn từ người dùng.
Hiện tại, chúng tôi đã và đang thực hiện hỗ trợ kết nối các cơ sở y tế, khám chữa bệnh, nhà thuốc bằng dạng bài:
Review y tế: Nhà thuốc tốt - Bác sỹ hay.
Đây là những review chân thực nhất về các cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc được thực hiện bởi bên thứ 3 là các y, bác sỹ và có ý kiến đóng góp từ phía khách hàng.
Nội dung phù hợp với các phòng khám, nhà thuốc...nhân viên y tế đang muốn phát triển hình ảnh thương hiệu trên nền tảng TikTok và tiến lại gần hơn với khách hàng.
Để tham gia nhận hỗ trợ và kết nối, mọi người có nhu cầu có thể liên hệ gửi email tới [email protected] để đăng ký.Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Người đàn ông 69 tuổi (ở Mỹ) được chẩn đoán mắc bệnh hạ huyết áp thế đứng. Tuy nhiên, lý do gây bệnh thực sự khiến nhiều người hoảng hồn.
Công ty TNHH yY tế Dược Bạch Mai bán TPBVSK Ăn ngon Bạch Mai không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố và chưa được đánh giá đạt chất lượng.
Dưới đây là 7 món ăn bổ máu, tăng cường sinh lực vừa dễ tìm nguyên liệu, dễ nấu, ngon miệng và hiệu quả vô cùng.
Mùa đông thường là mùa gắn liền với màu đen hoặc xám. Có nhiều lý do để giải thích cho sự ưu ái của phái đẹp, dành cho đồ màu đen trong mùa lạnh.
Mới đây, nữ danh ca Celion Dior đã thông báo cô bị mắc chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp có tên là Hội chứng co cứng cơ khiến cô phải hoãn một số buổi biểu diễn ở châu Âu.
Phẫu thuật thẩm mỹ là một trong những nhu cầu làm đẹp chính đáng, tuy nhiên nhiều người đã phải trả giá đắt thậm chí là tử vong do sau phẫu thuật.
Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 cơ sở trong lĩnh vực y tế với tổng số tiền phạt hơn 430 triệu đồng.
Bản tin sức khoẻ 24h ngày 9/12 có một số tin chính: Nhiều học sinh nhập viện nghi hít phải khí độc từ bóng đồ chơi; Phát hiện ADN lâu đời nhất trên thế giới...
Vượt qua hơn 19 tỷ từ được cập nhật và thu thập từ các nguồn tin tức tiếng Anh trên khắp thế giới của năm 2022, “Goblin mode” đã trở thành từ của năm 2022.
Trong thông tư mới nhất, Bộ Y tế đã bỏ quy định “giá kế hoạch của trang thiết bị y tế không được cao hơn giá trúng thầu của trang thiết bị y tế đó đã trúng thầu trong vòng 12 tháng trở lại” khi mua sắm thiết bị y tế.
Tiêm filler hiện nay được biết đến là phương pháp làm đẹp hiện đại, không xâm lấn và được đánh giá là an toàn mang lại hiệu quả và giúp cải thiện sắc đẹp.