Những nữ bác sĩ nổi tiếng nhất ngành Y học thế giới
Những nữ bác sĩ nổi tiếng nhất ngành Y học thế giới, góp phần thúc đẩy giáo dục y học dành cho phụ nữ.
Mong muốn theo đuổi ngành Y bắt đầu khi Hải Nam học lớp 8, khi mẹ anh không may qua đời vì căn bệnh ung thư quái ác. Từ đó, Hải Nam luôn cố gắng, phấn đấu học tập thực hiện mơ ước làm bác sĩ chữa bệnh cứu người, để không ai gặp chuyện giống mẹ nữa.
Năm 2006, Hải Nam thi đỗ Trường Đại học Y Dược TP.HCM. Ngay kì học đầu tiên tại trưởng, Hải Nam “sốc” khi bị trượt môn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội giúp Nam nhận ra bản thân cần phấn đấu hơn và định hình lại rõ ràng con đường học tập.
Nhờ quyết tâm, nỗ lực phấn đấu không ngừng, Hải Nam tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú loại Giỏi, được giữ lại làm giảng viên của Trường Đại học Y Dược TP.HCM, tham gia khám, điều trị và phẫu thuật tại khoa Ngoại - Gan - Mật - Tuỵ của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Sau tốt nghiệp, dù có công việc ổn định nhưng Hải Nam vẫn mong muốn trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng cho bản thân. Hải Nam quyết định theo học tiến sĩ tại Đại học Kyoto – một trong những đại học công lập uy tín hàng đầu Nhật Bản.
Ấn tượng đầu tiên của bác sĩ trẻ khi đến Nhật Bản là môi trường làm việc chuyên nghiệp và đề cao tinh thần chủ động. “Trong quá trình làm việc, nếu phát hiện lỗi sai, mọi người cùng nhau giải quyết. Ở đây tinh thần chủ động làm việc rất cao, không có chuyện “cầm tay chỉ việc”. Khi gặp vấn đề khúc mắc, Giáo sư chỉ phân tích đúng sai, còn lại sinh viên phải tự tìm cách khắc phục. Thời gian học tập tại đây, tôi hiểu ra rằng, khi gặp vấn đề khó khăn nên tự tìm cách giải quyết thay vì nghĩ tới chuyện nhờ vả một ai khác” bác sĩ Nam chia sẻ.
Thời gian học tập ở Nhật Bản, bác sĩ Nam tham gia nhiều ca mổ và điều trị tại bệnh viện. Đây cũng là một trong những thuận lợi để Hải Nam công bố hơn 30 bài báo quốc tế. Trong đó, hơn một nửa được công bố trên tạp chí Q1.
Kết thúc chương trình học tiến sĩ Y khoa tại Đại học Kyoto, năm 2022 bác sĩ Nam nhận được tin vui trúng tuyển vào Trường Y Harvard. Tại đây, bác sĩ trẻ quyết định chọn chương trình nghiên cứu lâm sàng toàn cầu, góp phần tăng cường kiến thức và kinh nghiệm để có thể điều trị tốt hơn cho các bệnh nhân về sau.
Chia sẻ về quyết định này, bác sĩ trẻ nói: “Tôi luôn mong muốn tìm kiếm cơ hội tới học tập tại một quốc gia khác để bản thân có thêm những góc nhìn đa chiều và toàn cảnh của các nền y học trên thế giới. Các nghiên cứu của tôi đa phần là nghiên cứu cơ bản nên việc theo đuổi chương trình nghiên cứu lâm sàng giúp ích nhiều khi tôi trở về Việt Nam làm việc”.
Trong các công trình nghiên cứu, bác sĩ Nam tâm đắc nhất công trình nghiên cứu về sự tái sinh của gan.
Bác sĩ Nam cho biết, gan là cơ quan đặc biệt nhất trong cơ thể có thể tái sinh sau khi phẫu thuật cắt gan. Khả năng tái sinh của gan giúp ích rất nhiều cho các bệnh nhân ung thư gan trong điều trị. Và nghiên cứu về ung thư gan - hướng đi bác sĩ Nam muốn theo đuổi tại Trường Y Harvard, trong đó tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa ung thư gan và sự suy mòn cơ (sarcopenia).
Nói về dự định trong tương lai, bác sĩ Nam bảo, khi kết thúc chương trình học tại Harvard anh trở về Việt Nam làm việc, cống hiến. Bởi trong tâm trí, hình ảnh những bệnh nhân nghèo anh từng gặp khi còn đang công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) luôn thúc giục anh cố gắng nỗ lực hơn nữa để sớm trở về nhà, giúp đỡ họ.
“Người nghèo khổ lắm nhất là khi mắc bệnh, họ thậm chí không đủ ăn, lấy đâu ra tiền chữa bệnh. Kể cả khi đã bước chân sang Nhật, tôi vẫn luôn chạnh lòng, trăn trở trước những mảnh đời cơ cực ở quê hương mình. Bản thân tôi rất may mắn khi được học hành, tiếp cận được nhiều thứ tốt nên tôi mong muốn có thể chia sẻ với những phần đời còn bất hạnh. Bởi vậy, sau khi kết thúc chương trình học tập tại Mỹ tôi sẽ quay trở về, đóng góp một phần khả năng của mình để cứu chữa cho những bệnh nhân nghèo”.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Những nữ bác sĩ nổi tiếng nhất ngành Y học thế giới, góp phần thúc đẩy giáo dục y học dành cho phụ nữ.
Nữ giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh chiến thắng Giải thưởng liên ngành (Inter Industry Prize) của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Vương quốc Anh.
Bác sĩ Nay Blum - Trạm trưởng Trạm y tế xã Glar (H. Đak Đoa, Gia Lai) được mệnh danh là cha của những đứa trẻ mồ côi.
Ước mơ vẽ tranh của cậu bé người rắn đã khiến người cha nhiều năm qua xúc động. Va hành trình số phận của họ nhiều thăng trầm khiến không ít người cảm động.
Thành công bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Nhật Bản, bác sĩ trẻ Nguyễn Hải Nam tiếp tục trau dồi tri thức, theo học chương trình lâm sàng tại Trường Y Harvard.
12 năm gắn bó với ngành Y, nữ bác sĩ Vũ Thị Thu Hiền (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) luôn nỗ lực hết mình vì sức khỏe người bệnh.
Các bệnh nhân phát bệnh trong tình trạng đột ngột. Bệnh viện Đà Nẵng đã cấp cứu tuần hoàn nội viện chặt chẽ thông qua quá trình báo động đỏ, kịp thời cứu người bệnh.
Bức thư Bác viết được đăng ở Báo Nhân dân số ra ngày 27/02/1955, ngắn gọn chỉ có 368 từ, súc tích, dễ hiểu; thể hiện ba nội dung hết sức quan trọng.
Bị liệt 13 năm không thể tự đi đứng do chân tay, yếu nửa người bên trái, giờ đây nam thanh niên đã có thể tự đi lại bằng chính đôi chân của mình.
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Giáo sư Tôn Thất Tùng (10/5/1912-10/5/2022) người làm rạng danh nền y học Việt Nam phát triển.
Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong ca ghép tim đặc biệt, ê kíp bác sỹ và Bệnh viện Trung ương Huế đã được lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế tặng thưởng.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4