Chân dung bác sĩ đầu tiên trên thế giới thực hiện ghép thận thành công
Vào năm 1954, vị bác sĩ Joseph Muray người Hoa Kỳ đã phẫu thuật thành công ca ghép thận, cứu sống một bệnh nhân tên là Ronal Richard bị suy thận rất trầm trọng.
Tốt nghiệp Trung cấp Y tế Huế, năm 1998, bác sĩ Trịnh Đức Thiện về nhận nhiệm vụ tại Trạm Y tế xã A Vao. 25 năm qua, bác sĩ Thiện đã tận tình khám chữa bệnh, quan tâm, chia sẻ những khó khăn của bà con nơi này; đặc biệt chăm nuôi bao đứa trẻ mồ côi, cơ nhỡ, giúp đỡ các em được đến trường học hành..
A Vao là xã giáp biên giới Việt - Lào, địa hình hiểm trở với những bản làng cheo leo, tách biệt, cách trung tâm xã hàng chục cây số đường rừng. Trước đây, bà con dân tộc người Pa Cô ở rẻo cao A Vao quan niệm việc sinh nở diễn ra trong chính ngôi nhà sàn của gia đình mình luôn mang đến những điều xui rủi. Bởi vậy, người phụ nữ đến kỳ trở dạ phải lên rẫy dựng chòi và vượt cạn một mình.
"Nói là chòi chứ thực chất chỉ vài ba ngọn cây chụm lại, quây tấm bạt, hoặc lá rừng. Rồi trong cái chòi bé tí nằm ở bìa rừng hay ven suối đó, người phụ nữ phải một mình vượt cạn rất nguy hiểm. Nhiều người phụ nữ tử vong khi sinh đẻ trong điều kiện như vậy" bác sĩ Thiện kể.
Quyết tâm xóa bỏ thủ tục lạc hậu này, cứ nhà ai có người sắp sinh, ông Thiện lại khăn gói đến ở nhờ. Từ thủ thỉ, khuyên can đến dọa nạt... chỉ để xin được đưa mẹ con họ về trạm xá. Người dễ tính thì đồng ý về trạm, còn người khó thì cứ mãi ở bìa rừng. Sau 5 năm kiên trì làm dân vận, các căn chòi dần bị xóa đi. Đỉnh điểm, cuối tháng 11-2004, căn chòi đẻ cuối cùng của xã được đốt rụi trong đêm.
"Niềm hạnh phúc lớn nhất với tôi, hủ tục đẻ trong chòi thực sự chấm dứt. Phụ nữ trong bản thường xuyên đến trạm xá khám thai định kỳ. Đây trở thành động lực tôi cố gắng hơn nữa trong công việc" bác sĩ Thiện tâm sự
Ngoài công việc chuyên môn, bác sĩ Thiện còn tình nguyện trở thành cha của 20 đứa trẻ mồ côi. Cách đây 5 năm trước, nhận thấy trên địa bàn có không ít trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, hoặc gia đình có điều kiện kinh tế rất khó khăn, nên các cháu không được đi học. Ông đã bàn với vợ đưa những đứa trẻ này về nhà mình nuôi dưỡng. Vốn có tính hiền lành và tốt bụng, vợ ông, bà Hoàng Thị Thương gật đầu, đồng ý. Thế là ngôi nhà nhỏ của vợ chồng ông đã “bất đắc dĩ” trở thành một “cô nhi viện” ở A Vao.
Trong nhà lúc nào cũng có vài chục em ăn, ở để theo học. Hiện nay, có 14 em học sinh các cấp tiểu học, trung học trên địa bàn xã A Vao được vợ chồng bác sĩ Thiện nhận nuôi. Các em đều có chung một điểm là nhà ở các thôn, bản cách trung tâm xã A Vao hàng chục cây số và hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Bên cạnh việc nuôi ăn, ở miễn phí, mỗi năm học mới vợ chồng bác sĩ Thiện còn bỏ tiền ra mua sắm dụng cụ học tập, cặp sách cho các cháu.
25 năm sống, làm việc hết mình không chỉ bằng trách nhiệm, mà trên hết là vì sự cảm thông, chia sẻ, tình yêu thương với đồng bào.
Bác sĩ Thiện còn hằng đêm tự mình tìm tòi, học tập nâng cao kiến thức chuyên môn để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho bà con được tốt hơn. Ông đồng thời thi đỗ, học chính quy Đại học Y Huế và hoàn thành chương trình thạc sĩ cách đây 3 năm. Trong 3 năm nay, ông liên tục có đề tài nghiên cứu khoa học về những cách làm mới thiết thực nhằm phục vụ công tác chữa bệnh ở vùng cao.
An Toàn Y tế với hệ sinh thái bao gồm kênh Tiktok https://www.tiktok.com/@antoanytevn với 200k follower là kênh có nội dung cập nhật thời sự, uy tín về y tế, sức khoẻ, đời sống, xã hội, có sự tương tác rất lớn từ người dùng.
Hiện tại, chúng tôi đã và đang thực hiện hỗ trợ kết nối các cơ sở y tế, khám chữa bệnh, nhà thuốc bằng dạng bài:
Review y tế: Nhà thuốc tốt - Bác sỹ hay.
Đây là những review chân thực nhất về các cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc được thực hiện bởi bên thứ 3 là các y, bác sỹ và có ý kiến đóng góp từ phía khách hàng.
Nội dung phù hợp với các phòng khám, nhà thuốc...nhân viên y tế đang muốn phát triển hình ảnh thương hiệu trên nền tảng TikTok và tiến lại gần hơn với khách hàng.
Để tham gia nhận hỗ trợ và kết nối, mọi người có nhu cầu có thể liên hệ gửi email tới [email protected] để đăng ký.Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Vào năm 1954, vị bác sĩ Joseph Muray người Hoa Kỳ đã phẫu thuật thành công ca ghép thận, cứu sống một bệnh nhân tên là Ronal Richard bị suy thận rất trầm trọng.
Marie Curie được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất thế giới, bà đã tìm ra cách chống ung thư và có nhiều nghiên cứu khoa học khiến hàng triệu người nể phục.
Với mối nhân duyên với Việt Nam, Tadashi Hattori đã dành phần lớn thời gian cũng như lòng nhiệt huyết của mình chữa trị bệnh miễn phí cho gần 20.000 người.
Khoác trên mình chiếc blouse trắng, những nữ Bộ Trưởng luôn phấn đấu làm tròn trách nhiệm của một người lãnh đạo, củng cố nền y tế nước nhà.
Có trên 100 nữ y, bác sĩ bệnh viện tham gia hiến máu, đóng góp vào nguồn máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân.
37 nhà khoa học Việt Nam vừa lọt vào top 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới, trong đó có hai người lọt top 10.000 trong bảng xếp hạng.
Bằng sự say sưa với nghề và tình yêu với động vật, PGS.TS Phạm Thị Xuân Vân đã mở phòng khám chữa bệnh miễn phí cho thú cưng giữa lòng Hà Nội.
Chỉ với niềm mong muốn bão tan, đồng bào Miền Trung được bình an, mọi khó khăn, vất vả của đội ngũ cứu trợ và hỗ trợ đều trở thành lòng nhiệt huyết.
Sau thời gian chiến đấu với bệnh suy thận, rạng sáng 28/9 thầy giáo viết chữ bằng chân Nguyễn Ngọc Ký qua đời tại riêng ở phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức.
Bác sĩ Ngô Việt Anh một trong những bác sĩ đã để lại dấu ấn ở tuyến đầu chống dịch Covid 19; hỗ trợ các bệnh nhân trong tâm dịch ở Đà Nẵng.
25 năm nay, bác sĩ Trịnh Đức Thiện tình nguyện cắm ở rẻo cao A Vao (huyện Đakrông, Quảng Trị) xóa bỏ hủ tục lạc hậu, giúp người dân khám, chữa bệnh.