Lan tỏa yêu thương nhân ngày Thalassemia
Nhân kỷ niệm 36 năm ngày Thalassemia thế giới (08/5/1986 - 08/5/2022), Công đoàn Bệnh viện TW Huế đã tổ chức giao lưu, tặng quà tiếp thêm nghị lực cho các bệnh nhân.
Cụ thể, chị H. mẹ của bé cho biết: Do hàng xóm có người bị nhiễm COVID-19 và trong gia đình có người phải đi làm thường xuyên tiếp xúc với nhiều người, chị lo sợ con và cả nhà bị nhiễm COVID-19 nên đã mua máy xông về xông phòng COVID-19.
Tuy nhiên, đến tối ngày 20/2 khi đang bế bé G.B. (6 tháng tuổi, Hà Nội) để xông mũi họng, không may chân của bé đá vào máy xông làm nước sôi đổ vào chân bé. Sau đó, người nhà đã tự sơ cứu cho bé bằng cách xả nước lạnh lên chân, trong quá trình xả nước do chân bé đeo tất nên người nhà đã tháo tất làm toàn bộ vùng da mu bàn chân trái bị lột ra ngoài.
Ngày 22/2, gia đình đã đưa bé vào Bệnh viện Nhi Trung ương. Qua thăm khám, các bác sĩ chuyên Khoa bỏng xác định bé bị bỏng cấp độ III tại mu bàn chân trái, vùng bỏng điều trị không tốt dẫn đến nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm trùng máu. Hiện tại, bé G.B. đang được theo dõi, sức khỏe của bé đã dần ổn định.
Theo BSCKII. Phùng Công Sáng, Phó Trưởng Khoa Chỉnh hình, kiêm phụ trách Đơn vị Bỏng cho biết: Bỏng là một trong những tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày, bỏng nước sôi là trường hợp phổ biến nhất.
Bỏng nước sôi thường hay gặp ở trẻ em 1-6 tuổi, ở độ tuổi này các bé hiếu động, tò mò chưa nhận thức được các mối nguy hiểm tiềm ẩn. Mặt khác, tai nạn bỏng xảy ra còn do sự bất cẩn của người lớn khi chăm sóc trẻ nhỏ.
Bỏng ở trẻ em, dù diện tích nhỏ nhưng nếu không được vô trùng vùng bị bỏng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn máu. Bởi vì, lớp da trẻ rất mỏng nên nguy cơ gây tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng là rất cao. Ngay sau khi trẻ bị bỏng nếu sơ cứu đúng kỹ thuật sẽ giúp vết bỏng đỡ sâu, giảm cơ hội nhiễm trùng.
Khi trẻ bị bỏng, người nhà cần sơ cứu như sau:
Làm mát vết bỏng bằng cách để dưới vòi nước chảy nhẹ từ 15 - 20 phút. Điều này sẽ giúp giảm nhiệt, giảm đau, tránh vết bỏng bị rộp.
Tháo các vật cản trên vùng bỏng (giày, dép, quần áo,...)
Che phần bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các y bác sĩ điều trị kịp thời.
Xông hơi là một trong các phương pháp ứng dụng theo y học cổ truyền, nhằm mục đích hạn chế lây nhiễm và phòng bệnh về đường hô hấp. Trong thời gian diễn ra đại dịch, không những ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới sử dụng phương pháp xông hơi trong không gian sinh sống, đeo theo túi thơm để làm sạch không khí, kháng khuẩn, tránh được sự khuyết tán của virus.
Phương pháp này dùng để xông phòng ở và nơi làm việc; việc sử dụng các máy phun sương, phun tinh dầu là hết sức hợp lý. Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều gia đình đã quá dụng phương pháp xông, sử dụng để xông mặt, xông mũi hoặc xông toàn thân.
Để tránh gặp phải tai nạn bỏng như bé G.B. kể trên, khi thực hiện phương pháp “xông” cha mẹ cần lưu ý các tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Cha mẹ không được xông hơi trực tiếp vào cơ thể trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 30 tháng tuổi.
Cần nâng cao trách nhiệm khi trông trẻ: Không để trẻ chơi một mình, không để nồi nước xông gần vị trí của trẻ.
Khuyến khích sử dụng các loại máy xông dạng phun sương, có thể đặt ở vị trí trẻ không với tới được.
Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, không nên sử dụng các loại tinh dầu đậm đặc.
Nếu xảy ra tai nạn bỏng cần sơ cứu đúng kỹ thuật và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Nhân kỷ niệm 36 năm ngày Thalassemia thế giới (08/5/1986 - 08/5/2022), Công đoàn Bệnh viện TW Huế đã tổ chức giao lưu, tặng quà tiếp thêm nghị lực cho các bệnh nhân.
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng đạt giải thưởng Quả cầu vàng 2021, tiếp nối thành công chàng trai trẻ quyết tâm nghiên cứu thuốc chữa bệnh truyền nhiễm, điều trị Covid-19.
Bén duyên với hiến máu nhân đạo trong một lần bán máu để có tiền mua sữa cho con. Đến nay, ông Nguyễn Ngọc Giao (Quảng Ngãi) đã hiến máu được hơn 50 lần.
Tình nguyện công tác tại huyện nghèo vùng núi Tây Bắc, suốt thời gian qua bác sĩ trẻ Lò Thị Thanh Hợp dốc hết sức mình khám, chữa bệnh cho người dân.
Nữ tiến sĩ Nguyễn Kim Anh cùng cộng sự được Tạp chí PEPS trao Giải thưởng "Bài báo khoa học được nhiều người quan tâm nhất năm 2021" về nghiên cứu nhiễm mặn.
Hơn 30 năm qua, bác sĩ Đặng Cát (86 tuổi) luôn nhiệt tình, dốc hết sức mình cho công việc chữa bệnh miễn phí.
Trước khi tìm về chốn cửa Phật chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, sư bác Thích Nữ Diệu Nhân từng làm bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương.
“Nữ bác sĩ mê mổ từ thiện” là cái tên mọi người dành cho PGS.TS Lâm Hoài Phương – người dành phần lớn cuộc đời đi xuyên 50 quốc gia mổ từ thiện.
Sau hơn 3 năm hoạt động, nhóm sơ cứu miễn phí Fas Angel đã giúp đỡ hàng nghìn người gặp nạn trên đường phố Hà Nội.
Trong trang viên dành cho các hài nhi này có đến gần 1.000 mộ phần. Những hài nhi đưa về đây ở nhiều nơi, do ai đó đưa đến từ phòng khám, bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết là một trong 7 bác sĩ đầu tiên tham gia Dự án 585 đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về các địa bàn khó khăn, vùng sâu vùng xa.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4