Khoảng 14 triệu người Việt Nam mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Hiện nay, ở Việt Nam tỷ lệ người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là trên 13%, ước tính khoảng 14 triệu người có gen bệnh này.
Liên quan đến vụ việc bé gái 3 tuổi nghi bị bạo hành ở Thạch Thất (Hà Nội). Ngày 18/1, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 nhận được tin báo của ông Đỗ Hữu Chức (huyện Thạch Thất, Hà Nội) thông tin về việc cháu Đ.T.N.A. ở trọ cùng mẹ là Nguyễn Thị Luyến từ tháng 6/2021 đến nay nhiều lần gặp nguy hiểm.
Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), sau khi tiếp nhận cuộc gọi của ông Chức, Tổng đài 111 đã liên hệ, kết nối với các cơ quan như công an, bệnh viện, chính quyền địa phương, để cùng vào cuộc, làm rõ vụ việc và hỗ trợ nạn nhân.
Tuy nhiên, ông Nam lấy làm tiếc vì những thông tin phản ánh về trường hợp cháu bé này vẫn đến Tổng đài quá muộn. Qua xác minh ban đầu, các cơ quan chức năng cho biết, bé gái 3 tuổi đã vài lần đi viện với những dấu hiệu rất bất thường nhưng gia đình, người thân chưa thông báo đến công an, chính quyền cấp xã và Tổng đài 111 tại những thời điểm đó để có các biện pháp can thiệp sớm theo quy định pháp luật, trước khi cháu ở vào tình trạng nguy hại đến sức khỏe và tính mạng.
Theo ông Nam, người dân khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường như có vết thương, thường xuyên nghe tiếng khóc... cần can thiệp ngay. Biện pháp có thể là cung cấp thông tin cho chính quyền, báo công an hoặc gọi Tổng đài 111 để kịp thời cách ly trẻ em khỏi môi trường nguy hiểm, ngăn chặn hành vi xâm hại, tránh những hậu quả đáng tiếc như vụ bé gái 8 tuổi ở TP.HCM hay em bé 3 tuổi trong vụ nêu trên. Địa phương cũng cần bố trí nhân lực riêng phụ trách vấn đề trẻ em, chứ không phải cán bộ kiêm nhiệm vì sẽ không thể đảm đương hết việc.
Ông Nam cho biết, trong quy định của luật Trẻ em, hệ thống bảo vệ trẻ em cần phải có ở cấp xã. Luật quy định, cấp xã phải bố trí được người làm công tác bảo vệ trẻ em, người đó phải có đủ năng lực, đủ thời gian và đặc biệt là kinh nghiệm làm công tác phòng ngừa bạo hành, xâm hại. Về lâu dài, đó phải là nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Ngoài nhân lực, chính quyền địa phương cũng phải phân bổ ngân sách để cho hệ thống bảo vệ trẻ em và mạng lưới xã hội bảo vệ trẻ em hoạt động và hoạt động hiệu quả.
Cũng theo ông Nam, Cục Trẻ em vừa có công văn đề nghị Công an TP. Hà Nội nhanh chóng chỉ đạo, điều tra vụ việc nêu trên đúng quy định pháp luật nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho cháu A., đồng thời xử lý nghiêm minh hành vi bạo lực với trẻ em nếu có. Bên cạnh đó, Cục Trẻ em cũng yêu cầu Sở LĐ-TB&XH kịp thời hỗ trợ, can thiệp đối với cháu A.
Trước đó, Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất, cho biết, chiều tối ngày 17/1, Khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhi 3 tuổi, trú tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất nhập viện trong tình trạng hôn mê và co giật. Qua hình ảnh chụp X-Quang bác sĩ ghi nhận có nhiều vật thể nghi là đinh bắn vào sọ, tổng cộng 9 cái. Bệnh nhi sau đó được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
Nhận thấy dấu hiệu bất thường, bệnh viện đã thông báo cho Công an huyện Thạch Thất. Cơ quan chức năng cũng đã bắt đầu làm việc.
Cụ thể, theo thông tin lịch sử bệnh án và chia sẻ của người bác dâu, khoảng 3 tháng trước, bệnh nhi từng hôn mê vì ngộ độc thuốc trừ sâu, được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Sau đó khoảng 2 tháng, bé gái này phải nhập viện ở Thạch Thất vì có dị vật (được xác định là đinh vít) đường tiêu hóa.
Trước khi nhập viện lần này khoảng 5 ngày, bệnh nhi đau tai và được gia đình mua thuốc cho uống. 2 ngày sau, bé xuất hiện tình trạng nôn, ngày 3 lần. Trước lúc vào viện 30 phút, bé nôn thêm một lần và bắt đầu lơ mơ, được mẹ đưa vào viện cấp cứu thì đã hôn mê, co giật.
Tiếp đó, qua quá trình điều tra ban đầu, công an xác định nghi phạm chính trong vụ việc là Nguyễn Trung Huyên (30 tuổi, trú tại xã Bình Yên, huyện Thạch Thất), người tình của mẹ cháu bé.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Hiện nay, ở Việt Nam tỷ lệ người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là trên 13%, ước tính khoảng 14 triệu người có gen bệnh này.
Những đứa trẻ con của người khiếm thính được gọi là CODA. Chúng đa phần thu mình trong vỏ ốc và đôi khi phải gánh chịu định kiến xã hội nặng nề.
Công ty dược phẩm ITH của Anh đã bị phạt hơn 1 triệu bảng (1,25 triệu USD) vì cung cấp thức ăn nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh.
RSV (virus hợp bào hô hấp) là nguyên nhân chính gây ra viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, viêm phổi là căn bệnh gây tử vong hàng đầu.
Tại TP.HCM, có tới 46% trẻ trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi bị hội chứng MIS-C sau khi mắc Covid-19.
Cảnh sát tại Anh phát thông báo khẩn đến các bậc phụ huynh cần cảnh giác với loạt video gây hoảng loạn cho trẻ em trên Youtube, Tiktok.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý thì các bà bầu có thể kết hợp với một số bài thuốc y học cổ truyền trong quá trình dưỡng thai
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về việc xem xét tổ chức hoạt động bán trú cho học sinh các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11 và 12 khi học trực tiếp tại trường.
Nhiều người nghĩ rằng, gen di truyền là yếu tố quyết định đối với sự phát triển chiều cao. Tuy nhiên không phải vậy, dưới đây là thông tin về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển chiều cao của trẻ do BS. Nguyễn Hoài Thu - chuyên khoa dinh dưỡng cung cấp.
Sau 3 ngày da bị tổn thương nghiêm trọng, không đỡ do kiến ba khoang cắn, bé trai 5 tuổi được gia đình đưa tới Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca phẫu nội soi lấy thuỳ gan trái từ người sống để ghép gan cho một bệnh nhi nhỏ tuổi.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4