Phát triển công nghệ phát hiện ung thư sớm khi chưa có triệu chứng
Phương pháp phân tích đa tính năng của ctDNA chỉ với một lần lấy máu, đồng thời tối ưu hóa mức độ chính xác phát hiện ung thư, giảm tỷ lệ dương tính giả.
Hiện nay, sản phẩm có tên Dược liệu hỗ trợ điều trị Covid-19 theo "công thức bí truyền Hải Thượng Lãn Ông" của Dòng tộc Nguyễn Bá (Tân Bình, TP.HCM) đang được nhiều cá nhân quảng cáo rầm rộ và bán trên các trang mạng xã hội với nhiều công dụng như “thần dược” điều trị Covid khi chỉ trong một đêm hoặc 1-2 ngày người bệnh bị nhiễm Covid gần như không còn dấu hiệu của bệnh mà không cần dùng bất cứ loại thuốc đặc trị nào. Có người dùng phòng ngừa cũng không bị nhiễm dẫu “cả xóm đã nhiễm bệnh…”.
Theo đó, sản phẩm được quảng cáo là có công thức "bí truyền" rượu và tỏi (một số sản phẩm ghi công thức là tỏi, rượu và tá dược vừa đủ). Tất cả đều ghi ngày 10/12/2021 và có hạn sử dụng 36 tháng (đến ngày 10/12/2024). Nhà sản xuất cho rằng sản phẩm có công dụng tăng khả năng đề kháng, giúp hệ miễn dịch đẩy lùi Covid, an toàn với người già, trẻ em, thai phụ… Cách dùng: Nam sử dụng 7 giọt, nữ sử dụng 9 giọt pha với 50ml nước ấm, ngày uống 5 lần. Nếu bệnh nhân có kết quả dương tính, sốt trở nặng thì mỗi giờ uống 1 liều. Sản phẩm đang được rao bán với giá 99 nghìn đồng.
Còn tại trang Fanpage "Nam Dược Cương Nguyễn Bá" được cho là trang chính thức cung cấp sản phẩm phòng, chống Covid-19 của Dòng họ Nguyễn Bá, sản phẩm quảng cáo dùng được cho bệnh nhân mắc Covid-19 có biểu hiện, nhức đầu, đau họng, người mệt mỏi, đau toàn thân khó chịu, nặng là có biểu hiện sốt, ăn uống mất vị giác và khứu giác, bệnh nặng thì khó thở, khát nước và đi ngoài nhiều lần.
Với bệnh nhân dương tính Covid-19, dùng sản phẩm nhỏ mũi mỗi bên 1 giọt, ngày 2 lần buổi sáng và tối hay nam 7 giọt, nữ 9 giọt sử dụng trực tiếp hoặc dùng pha nước ấm rồi uống như bình thường 1 tiếng 1 lần. Cam kết từ 4-7 ngày là âm tính. Hiện sản phẩm đang được thu phí tái sản xuất là 30 nghìn đồng/lọ.
Tiếp đó, trang này còn đăng tải Quyết định về việc dán tem "Nhận diện thương hiệu" của Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược Việt (Viện NCPT Y dược Việt) do Đại tá PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược Việt, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Y tế - PGĐ Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an ký. Tuy nhiên, văn bản này không rõ ngày tháng ký Quyết định.
Quyết định này nêu rõ: “Chính thức cho phép dán tem nhận diện thương hiệu của Viện NCPT Y Dược Việt trên sản phẩm chống Covid của Dòng tộc Nguyễn Bá kể từ 0h ngày 19/2/2022”; “Chỉ có các sản phẩm của Dòng tộc Nguyễn Bá được dán tem nhận diện thương hiệu nêu trên mới có giá trị lưu thông, phân phối trên thị trường…”.
Bên cạnh đó ngày 17/2 Viện trưởng Viện NCPT Y Dược Việt ra Thông báo số 005/2022/TB-VMT “Về việc dán tem nhận diện thương hiệu của Viện NCPT Y Dược Việt cho sản phẩm chống Covid của Dòng tộc Nguyễn Bá”. Được biết, Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược Việt có hai cơ sở trực thuộc là Phân viện Vạn Phúc có trụ sở tại 136 Vạn Phúc – Hà Đông và Phân viện Tân Bình có trụ sở tại 586/4 Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Thông báo nêu rõ: “Gửi các đơn vị, cá nhân đã và đang lưu thông phân phối sản phẩm phòng chống Covid của dòng tộc Nguyễn Bá cho cộng đồng hiện nay”. Tại Thông báo này, PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Bình khẳng định:“Sau khi hợp tác thẩm định và đánh giá hồi cứu hiệu quả bước đầu của sản phẩm chống Covid giữa Viện NCPT Y Dược Việt và Công ty CP Đầu tư Nguyễn Bá Group, Viện NCPT Y Dược Việt đã ra Quyết định số 003/2022/QĐ-VMT ngày 17/2/2022 về việc cho phép dán tem nhận diện thương hiệu sản phẩm của Viện trên sản phẩm phòng chống Covid của dòng tộc Nguyễn Bá kể từ ngày 19/2/2022.
Viện NCPT Y Dược Việt đề nghị các đơn vị, cá nhân thống kê số lượng sản phẩm đang còn tồn lưu cần liên hệ với Viện để được dán tem nhận diện thương hiệu sản phẩm…
Thời gian thực hiện dán tem nhận diện thương hiệu sản phẩm được tiến hành trong 07 ngày kể từ 0h ngày 19/2/2022 đến 0h ngày 28/2/2022 (không kể ngày nghỉ) tính từ thời điểm ra thông báo này…”.
Trả lời phóng viên báo Sức Khỏe và Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế) ngày 24/2/2022, PGS.TS. Nguyễn Thế Thịnh – Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế chưa cấp phép cho bất kỳ một sản phẩm thuốc y học cổ truyền nào để trị Covid-19.
PGS.TS. Nguyễn Thế Thịnh cũng khuyến cáo, các sản phẩm hiện nay có trên thị trường mà quảng cáo, ghi chỉ định điều trị Covid-19 đều là các sản phẩm chưa được cấp phép, thậm chí là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Người dân tuyệt đối không tìm mua các sản phẩm này, vì có thể mua phải thuốc giả gây nhiều hệ lụy tới sức khỏe.
Cụ thể, PGS.TS. Nguyễn Thế Thịnh cho hay: “Một số sản phẩm thuốc cổ truyền đã nộp hồ sơ đăng ký cấp phép về Bộ Y tế, với chỉ định liên quan đến điều trị Covid-19, các hồ sơ này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, thẩm định“.
Như vậy, cho đến hiện tại chưa có bất cứ sản phẩm thuốc y học cổ truyền nào để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị Covid-19 được phép lưu hành chính thức tại Việt Nam.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ngày 28/2/2022, PV Tạp chí Điện tử Sức khỏe Việt đã trực tiếp trao đổi với ông Nguyễn Xuân Cương – Phụ trách Phân viện Tân Bình số 586/4 Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Đây cũng là địa chỉ của Công ty CP Đầu tư Nguyễn Bá Group.
Trao đổi với chúng tôi, ông Cương cho biết: “Sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid của Dòng tộc Nguyễn Bá hiện chưa được Cục quản lý Dược cấp phép lưu hành trên thị trường. Hiện tại chúng tôi đang làm thủ tục để xin cấp phép. Còn những vấn đề khác đều do Viện trưởng chỉ đạo như thế nào thì chúng tôi cứ làm như thế thôi…”. Ông Cương cũng khẳng định, bảng báo giá sản phẩm với giá bán ra thị trường là do Công ty công bố…
Về vấn đề sử dụng thuốc điều trị (hoặc hỗ trợ điều trị) Covid-19, PGS.TS. Nguyễn Thế Thịnh lưu ý: “Nếu muốn điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền thì người dân nên liên hệ các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền, hoặc các bệnh viên có chuyên khoa y học cổ truyền để được các thầy thuốc y học cổ truyền thăm khám trực tiếp hoặc tư vấn điều trị cho từng trường hợp cụ thể, tránh việc tự ý tìm mua các sản phẩm y học cổ truyền chưa được cấp phép, trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ mà tổn hại sức khỏe, thiệt hại về kinh tế, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng”.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Phương pháp phân tích đa tính năng của ctDNA chỉ với một lần lấy máu, đồng thời tối ưu hóa mức độ chính xác phát hiện ung thư, giảm tỷ lệ dương tính giả.
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy một loại thuốc tránh thai cho nam giới mới có hiệu quả cao lên tới 99%, sắp được thử nghiệm trên người.
Pfizer đã thu hồi một số lô thuốc điều trị huyết áp do có hàm lượng Nitrosamine tăng cao, một tạp chất có khả năng gây ung thư.
Về đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành vaccine Nanocovax, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Mới đây, theo kết quả công bố trên Tạp chí Cancers, các nhà nghiên cứu Đại học UCLouvain (Bỉ) đang trong quá trình thử nghiệm loại thuốc ngăn ngừa ung thư vú.
Lực lượng chức năng trên địa bàn TP.Hà Nội đã thanh tra, kiểm tra, xử lý nhiều vụ vi phạm hàng giả, hàng cấm vi phạm sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại.
Dù không được cơ quan chức năng của Bộ Y tế cấp phép, nhưng Dược liệu điều trị Covid-19 của Dòng họ Nguyễn Bá vẫn công khai lưu hành trên thị trường.
Nghiên cứu mới cho thấy, ăn protein từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Hãng dược phẩm Pfizer thông báo họ đang nghiên cứu thuốc điều trị cho đối tượng từ 6-17 tuổi nhằm ngăn chặn nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hơn và phải nhập viện.
Theo bác sĩ nhiều F0 trên 70 tuổi, có bệnh nền sử dụng thuốc Molnupiravir sớm đều hết các triệu chứng và âm tính sau vài ngày uống thuốc.
Ngay cả ở những ca mắc Covid-19 nhẹ, liên quan đến khả năng tổ chức và tập trung, kích thước não trung bình giảm từ 0,2 - 2%.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4