Mỹ: Khẩn cấp phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ
Vaccine Jynneos của Bavarian Nordic đã được Cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ cấp phép sử dụng để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.
7 giờ sáng, chị Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội) đánh thức cậu con trai đang học lớp 2, dậy vệ sinh cá nhân, ăn sáng để kịp vào giờ học. Vừa nghe thấy tiếng mẹ, cậu bé nói trong tiếng nấc.
Ở độ tuổi còn quá nhỏ, Quân chưa thể chủ động trong việc học, phần lớn đều phụ thuộc vào bố mẹ. Quân tỏ chán nản với việc học trực tuyến (online) liên tục, thời gian ngồi trước màn hình máy tính quá lâu cũng khiến em cảm thấy khó chịu.
Không chỉ đối với Quân, học lớp 12 ở ngoại thành Hà Nội, Diệu Linh cũng phải vất vả cả ngày, sáng 5 tiết, mỗi tiết cách nhau khoảng 10 phút kết thúc lúc 11h40, chiều kết thúc vào lúc 17h30. Bên cạnh đó, do xét tuyển Đại học theo khối C mà trường lại không mở lớp nên Linh cũng học thêm Văn, Sử, Địa bên ngoài vào buổi tối để củng cố thêm kiến thức, tất cả đều theo hình thức học online.
“Tôi thấy việc học trên lớp sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức tốt hơn. Học online chưa kể đến đường truyền bị gián đoạn thì cũng rất khó để tập trung. Lúc đầu mới vào năm học, tôi chưa cảm nhận được gì nhiều, nhưng sau 1 tháng thì với lượng kiến thức, bài tập nhiều, lịch học dày nên cũng cảm thấy có hơi áp lực.
Lúc mệt không có các bạn, cũng chỉ nhắn được vài tin, còn đâu lại một mình một máy nhiều khi cũng thấy buồn. Thêm việc học xong chưa hiểu, cũng khiến tôi cảm thấy nản”. Diệu Linh bộc bạch về việc học online của bản thân.
Còn với Ly, một học sinh đang theo học lớp 12 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, ý thức được tầm quan trọng của kỳ thi THPTQG sắp tới, ngay từ cuối năm học trước, cô học trò đã vừa học chính khóa, vừa tìm lớp học thêm, luyện đề.
Buổi học bắt đầu từ 7h15, tuy nhiên để ổn định lớp và điểm danh, Ly thường phải vào lớp trước 15 phút. Tuần học tập chính khóa kéo dài từ thứ 2 đến thứ 6, cuối tuần là dành cho những môn học như thêm như Toán, Văn, Sử. Còn tối đến là thời gian làm bài tập và luyện đề. Thời gian học tập kéo dài, Ly hầu như không có thời gian nghỉ ngơi.
Tưởng chừng như đã khá quen vì không phải lần đầu học online, song việc học của cô học trò cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi độ tương tác với giáo viên bị hạn chế, Ly tỏ ra lo lắng vì không biết mình có đủ kiến thức cho kỳ thi vào Đại học hay không. Chưa kể trong thời gian học, có những tài khoản lạ vào lớp gây rối, gây ảnh hưởng đến việc dạy học của cả thầy và trò.
Chia sẻ về việc học, Ly nói: “Năm cuối cấp, ý thức được lượng kiến thức bị hổng nhiều cộng với việc học online, tôi không thể trực tiếp hỏi thầy cô như khi học trực tiếp. Do vậy tôi thường tự học đến đêm muộn mới đi ngủ, hầu như không có lúc ngủ trước 12 giờ”.
Trầm cảm ở học sinh hay trầm cảm ở lứa tuổi dậy thì là vấn đề sức khỏe tinh thần nghiêm trọng ngày càng nguy hiểm và đáng báo động khi hậu quả của nó gây ra ảnh hưởng rất lớn về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Theo dữ liệu UNICEF Việt Nam công bố báo cáo thường niên về “Tình hình Trẻ em Thế giới 2021” hôm 5/10 đã cảnh báo rằng, Covid-19 có thể sẽ tác động đến đối tượng trẻ em trong nhiều năm.
Cụ thể, theo kết quả ban đầu từ một cuộc khảo sát quốc tế về trẻ em và người trưởng thành ở 21 quốc gia được thực hiện được thực hiện bởi UNICEF và Gallup, trung bình cứ 5 người trong độ tuổi từ 15-21 được khảo sát thì có 1 người cho biết họ cảm thấy chán nản hoặc hầu như không có hứng thú làm việc gì.
Dữ liệu mới nhất từ Tổ chức này cũng cho biết, cứ 7 em thì có ít nhất 1 em trong tổng số trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt phong tỏa. Hơn 1,6 tỷ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục. Gián đoạn trong sinh hoạt, giáo dục, giải trí cũng như trăn trở về thu nhập gia đình và sức khỏe đang khiến nhiều người trẻ rơi vào cảnh lo sợ, tức giận và băn khoăn về tương lai.
Ghi nhận tại Trung tâm chăm sóc sức khoẻ tinh thần BrainCare cho thấy, trong đại dịch, số người tìm đến dịch vụ tham vấn tâm lý tăng lên, đường dây nóng 19003307 vẫn luôn hoạt động hết công suất. Dự kiến con số có thể tăng lên 30-50% so với trước đại dịch, nhiều nhất là ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên ở độ tuổi dưới 28 tuổi.
Chuyên gia tham vấn trị liệu tâm lý, sức khỏe tâm thần, Nguyễn Thị Thuý Hằng, Trung tâm BrainCare cho biết, học sinh là lứa tuổi cần giao lưu tiếp xúc nhiều, đang tự tìm hiểu khám phá bản thân, khám phá thế giới. Vì vậy, trong thời gian giãn cách xã hội việc thi online, học online thời gian dài gây ra áp lực tinh thần rất lớn.
Bên cạnh đó, việc ít có không gian riêng tư hoặc tương tác gia đình có những mâu thuẫn xung đột nhiều hơn trong thời kỳ ở nhà, sự kiểm soát bản thân, sự đắm chìm trong internet, không ra ngoài được… sẽ có thể nảy sinh nhiều hơn về tình trạng bắt nạt qua mạng, vấn đề về tâm lý trong đại dịch gia tăng lên nhiều.
Thực tế, câu chuyện về học sinh lớp 12 có hành động tự tổn thương bản thân gần đây cũng là một lời cảnh báo về tác động tâm lý đối với trẻ đang ở lứa học sinh.
Theo đó, học sinh nhập Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương trong tình trạng căng thẳng. Đáng chú ý, nữ sinh này còn dùng dao tự cắt vào tay mình.
Chia sẻ về hành động tự gây tổn thương bản thân, nữ sinh cho biết: “Mỗi lần làm vậy em thấy thoải mái hơn nhiều”. Thông tin từ gia đình cho biết đây không phải là lần đầu tiên nữ sinh này hành động như vậy.
Bảo vệ tổn thương tâm lý cho trẻ trong đại dịch
Những cảm xúc tiêu cực trong học trực tuyến và các mối quan hệ nói chung trong thời gian giãn cách xã hội là một vấn đề tâm lý phổ biến khiến trẻ nảy sinh lo âu, kiệt sức và trầm cảm.
Theo đó, đây là những vấn đề chính chiếm tỉ trọng cao trong vấn đề về sức khỏe tâm thần đặc biệt là trầm cảm. Trầm cảm sớm có thể bắt nguồn từ 8 tuổi, nhiều nhất là cuối cấp 2 và đầu cấp 3.
Trên thực tế, các vấn đề tâm lý của học sinh không chỉ còn ở mức “nguy cơ”, mà đã bộc lộ thành nhiều biểu hiện rõ rệt, có dấu hiệu bệnh lý.
Những vấn đề này có thể dẫn đến rất nhiều tác hại như có cái nhìn tiêu cực, giảm giá trị bản thân. Ngoài ra, về mặt cơ thể trẻ có những dấu hiệu về rối loạn giấc ngủ, cơn buồn ngủ không đến, ngủ ngày hoặc những vấn đề về rối loạn ăn uống, chán ăn, ăn quá nhiều đến mức bị tăng cân mức, dẫn đến hiện tượng “body shaming”, tự ti về ngoại hình.
“Cùng với đó là các triệu chứng khác về cảm xúc nói chung như trẻ thường xuyên thu mình, cô lập. Cá biệt có những bạn tìm đến chất kích thích như là hút thuốc lá điện tử, cần sa, chơi game, sử dụng internet quá nhiều dẫn đến nguy cơ nghiện internet, thậm chí có những hành động tự tổn thương bản thân”, chuyên gia Thúy Hằng cho biết.
Chuyên gia cũng chia sẻ, đa phần mọi người đều có ít nhiều những vấn đề tâm lý khi bước vào đại dịch, vấn đề phổ biến nhất là lo âu, lo lắng, trầm cảm, căng thẳng, stress. Tuy nhiên, tùy vào mức độ của vấn đề từ nhẹ đến trung bình có thể tự khỏi nếu như có được sự tương tác, hỗ trợ từ những người trong gia đình. Còn những vấn đề trên trung bình hoặc nặng đến rất nặng thì thông thường đều phải có sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ phía bác sĩ, chuyên gia tâm lý.
“Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như không muốn giao lưu tiếp xúc, thay đổi tâm tính, chán học, bỏ học, cãi nhau với bố mẹ, tự cô lập bản thân, không tham gia các hoạt động chung của gia đình. Đến những dấu hiệu như rạch tay, tự tổn thương bản thân, lén lút sử dụng chất kích thích cần đưa ngay trẻ đến gặp bác sĩ”, chuyên gia Nguyễn Thị Thúy Hằng khuyến cáo.
Để ngăn chặn tình trạng trầm cảm trong đại dịch, đặc biệt trước diễn biến dịch Covid-19 khó lường, việc học online kéo dài, học sinh cần tăng cường chăm sóc bản thân như ăn uống điều độ hợp lý.
Bên cạnh đó, giữ các mối quan hệ giao lưu tiếp xúc qua hình thức online, thường xuyên tập thể dục, duy trì sở thích cá nhân như là trang trí phòng, học kỹ năng, sở thích, môn học mới mà trước kia chưa có điều kiện học. Tham gia hội thảo trực tuyến để tăng cường giao lưu tiếp xúc, trò chuyện với những thành viên gia đình, người tin tưởng, đường dây hỗ trợ… về những khó khăn, lo âu đang gặp phải.
Về phía phụ huynh phải thường xuyên để mắt đến con em mình, quản lý thời gian sử dụng các phương tiện điện tử, tránh nguy cơ nghiện internet ảnh hưởng đến mắt, não hay bắt nạt qua mạng. Tổ chức hoạt động gia đình, tạo cho trẻ có không gian riêng tư, hạn chế hết mức việc gây áp lực khi học online, giảm yêu cầu cao đối với trẻ, tăng cường hoạt động cho trẻ cảm thấy thoải mái, chăm sóc ăn uống thích hợp.
Quan trọng nhất là thiết lập mối quan hệ tin tưởng để trẻ chia sẻ hợp lý những khó khăn của bản thân mình về mặt tâm lý, tìm đến sự giúp đỡ của những nhà tâm lý để giải quyết kịp thời những vấn đề của trẻ.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Vaccine Jynneos của Bavarian Nordic đã được Cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ cấp phép sử dụng để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.
Theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên The Lancet cho thấy, virus đậu mùa khỉ lây truyền qua da đáng lo ngại hơn ở cổ họng.
Gần đây, xảy ra hàng loạt vụ ngộ độc methanol, do đó từ ngày 15/8 đến hết năm 2022, TP.HCM tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn.
Suốt 1 năm 5 tháng chiến đấu với căn bệnh ung thư vòm hầu, liều thuốc quý giá nhất của Khánh Hoà (19 tuổi, ngụ Sơn La) đó chính là tinh thần tích cực.
Công ty Hoàng Kha Nam bị phạt 55 triệu đồng về hành vi nhập khẩu, buôn bán hàng hóa nhập khẩu nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Bản tin sức khỏe 24h ngày 10/8 có những tin chính sau: Gần 70% người cao tuổi Việt nam có sức khỏe yếu, Đan Mạch tiêm vaccine bệnh đậu mùa khỉ,...
Canxi là dưỡng chất cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển răng và xương cho trẻ. Thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng còi xương, chậm lớn,...
Những chiếc bánh trung thu mini giá rẻ đều có nguồn gốc không rõ ràng. Điều này khiến dân làm bánh chuyên nghiệp lo ngại về an toàn thực phẩm.
Theo số liệu mới nhất, dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số nước ta đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên không gian mạng.
Củ đậu rất phổ biến ở các cửa hàng rau hoặc hoa quả ngoài chợ. Giá thành của loại thực phẩm này rất rẻ. Vào mùa củ đậu còn chưa đến 10.000 đồng/kg.
Sở Y tế Hà Nội quyết định thu hồi 2 loại thuốc chưa đạt tiêu chuẩn là mẫu thuốc Rabesta 20 và thuốc PQA Sinh khí do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4