Phát triển công nghệ phát hiện ung thư sớm khi chưa có triệu chứng
Phương pháp phân tích đa tính năng của ctDNA chỉ với một lần lấy máu, đồng thời tối ưu hóa mức độ chính xác phát hiện ung thư, giảm tỷ lệ dương tính giả.
Theo đó, mất khứu giác đột ngột hoặc suy giảm, nhận thức sai về mùi trở thành triệu chứng bất thường của người mắc Covid-19 trong thời điểm đầu đại dịch. Nhiều người hồi phục nhanh chóng, song, cũng có trường hợp phát hiện khứu giác của họ không bao giờ quay trở lại như bình thường được nữa.
Để tìm hiểu mức độ phổ biến của tình trạng này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện bài kiểm tra toàn diện trên 100 F0 của đợt bùng phát đầu tiên ở Thụy Điển vào đầu năm 2020. Những phát hiện ban đầu cho thấy, 18 tháng sau khi khỏi Covid-19, có khoảng 14% bệnh nhân bị mất khứu giác hoàn toàn. Song, gần % F0 bị giảm khả năng phát hiện mùi, gần 50% phàn nàn về tình trạng mùi hương bị bóp méo, sai lệch hoàn toàn. Hầu hết người bị suy giảm khứu giác đều không nhận thức được điều này trước khi họ tham gia nghiên cứu.
Sau đó, các nhà khoa học thử nghiệm tương tự trên nhóm đối chứng gồm những người âm tính với nCoV. Khoảng 20% tình nguyện viên gặp phải những khiếm khuyết tương tự về khứu giác, cho thấy chứng rối loạn khứu giác phổ biến trong dân số nói chung trước khi Covid-19 tấn công.
Theo đó, các tác giả kết luận 65% F0 khỏi Covid-19 bị mất, giảm hoặc biến dạng khứu giác sau 18 tháng nhiễm bệnh. Tỷ lệ này ở người không mắc Covid-19 là 20%. Đặc biệt, kể từ khi tiếp xúc nCoV ban đầu, hệ thống khứu giác có thể gặp vấn đề vĩnh viễn ở những bệnh nhân này.
Các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu là nhân viên y tế thường xuyên được test Covid-19 và chưa được tiêm vaccine. Chủng virus họ lây nhiễm là chủng gốc, không phải biến chủng Omicron hiện nay.
Trong khi đó, phân tích của Cơ quan An ninh Y tế Anh cho thấy tỷ lệ bị mất mùi, vị do nhiễm biến chủng Omicron chỉ bằng 50% của Delta. Song, tiến sĩ Johan Lundström, Giám đốc Viện Karolinska, cho biết không có bằng chứng nào chứng minh Omicron ít nguy hiểm hơn với hệ thống khứu giác.
Mất khứu giác nhẹ hoặc nhận thấy rằng một số mùi lạ có thể không khiến cuộc sống của nhiều người thay đổi. Tuy nhiên, TS Lundström cảnh báo tình trạng này nếu trầm trọng hơn có thể gây trầm cảm, thay đổi chế độ ăn uống, khiến người bệnh lo lắng, sụt cân, thể trạng kém dần.
“Khi không thể ngửi, chúng ta sẽ vô thức ăn nhiều đường, chất béo, đồ chiên rán nhiều hơn vì cho rằng nó tạo cảm giác thích thú trong ăn uống”, vị chuyên gia giải thích.
Điều khiến ông ngạc nhiên là gần 50% F0 khỏi Covid-19 cho biết khứu giác của họ bị ảnh hưởng rất lâu sau khi nhiễm bệnh. Nguyên nhân vẫn đang được nhóm điều tra kỹ hơn. Các bệnh nhân có thể tập luyện khứu giác để lấy lại chức năng cho cơ quan này. Nó không thể giống 100% như ban đầu, song, vẫn giúp giảm bớt căng thẳng, áp lực tới cuộc sống của họ.
Gừng
Theo nghiên cứu, gừng có tác dụng trong việc chống lại virus cúm gây ra bệnh cúm. Các hợp chất hoạt tính trong gừng giúp cải thiện tình trạng mất khứu giác của bạn.
Cách làm: Nhai một miếng gừng nhỏ hoặc uống trà gừng.
Tỏi
Đặc tính kháng khuẩn của tỏi có thể giúp làm thông mũi và lấy lại khứu giác. Ngoài ra, axit ricinoleic trong tỏi có đặc tính chống viêm giúp giảm tắc nghẽn hô hấp.
Cách làm: Đun sôi 2-3 nhánh tỏi, lọc lấy nước uống 2 lần/ngày.
Giấm táo
Trong giấm táo chứa các chất chống viêm và kháng khuẩn có tác dụng điều trị nhiễm trùng mũi, nghẹt mũi và xoang, nguyên nhân dẫn đến mất khứu giác.
Cách làm: Cho một thìa cà phê giấm táo vào cốc nước ấm, khuấy đều và uống 2 lần/ngày.
Bạc hà
Bạc hà là dược thảo được sử dụng để điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm, giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở khoang mũi và làm thông mũi.
Cách làm: Đun sôi lá bạc hà và lọc lấy nước uống 2-3 lần/ngày. Hoặc, nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào nước sôi và hít hơi nước để giảm nghẹt mũi.
Xông hơi
Đây là biện pháp bạn có thể dễ dàng áp dụng tại nhà. Nó giúp giảm viêm, tắc nghẽn đường mũi và lấy lại khứu giác.
Cách làm: Đun sôi nước, trùm khăn dày lên đầu để hơi nước xông vào lỗ mũi. Thực hiện trong khoảng 10-15 phút, 1 lần/ngày.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Phương pháp phân tích đa tính năng của ctDNA chỉ với một lần lấy máu, đồng thời tối ưu hóa mức độ chính xác phát hiện ung thư, giảm tỷ lệ dương tính giả.
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy một loại thuốc tránh thai cho nam giới mới có hiệu quả cao lên tới 99%, sắp được thử nghiệm trên người.
Pfizer đã thu hồi một số lô thuốc điều trị huyết áp do có hàm lượng Nitrosamine tăng cao, một tạp chất có khả năng gây ung thư.
Về đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành vaccine Nanocovax, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Mới đây, theo kết quả công bố trên Tạp chí Cancers, các nhà nghiên cứu Đại học UCLouvain (Bỉ) đang trong quá trình thử nghiệm loại thuốc ngăn ngừa ung thư vú.
Lực lượng chức năng trên địa bàn TP.Hà Nội đã thanh tra, kiểm tra, xử lý nhiều vụ vi phạm hàng giả, hàng cấm vi phạm sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại.
Dù không được cơ quan chức năng của Bộ Y tế cấp phép, nhưng Dược liệu điều trị Covid-19 của Dòng họ Nguyễn Bá vẫn công khai lưu hành trên thị trường.
Nghiên cứu mới cho thấy, ăn protein từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Hãng dược phẩm Pfizer thông báo họ đang nghiên cứu thuốc điều trị cho đối tượng từ 6-17 tuổi nhằm ngăn chặn nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hơn và phải nhập viện.
Theo bác sĩ nhiều F0 trên 70 tuổi, có bệnh nền sử dụng thuốc Molnupiravir sớm đều hết các triệu chứng và âm tính sau vài ngày uống thuốc.
Ngay cả ở những ca mắc Covid-19 nhẹ, liên quan đến khả năng tổ chức và tập trung, kích thước não trung bình giảm từ 0,2 - 2%.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4