Bệnh viện yêu cầu người nhà đi mua dao mổ, tình trạng thiếu vật tư y tế bao giờ kết thúc?
Thực trạng thiếu thuốc men, vật tư y tế, thậm chí là dao mổ đang xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên mà còn ở nhiều bệnh viện khác trên cả nước.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã xây dựng dự thảo hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tại nhà cho F1 trình Sở Y tế.
Theo dự thảo được CDC Hà Nội xây dựng, các F1 khi cách ly tại nhà sẽ được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi bắt đầu cách ly.
Bà Lã Thị Lan, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết, đơn vị đã xây dựng dự thảo Hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tại nhà phòng, chống dịch Covid-19 cho người tiếp xúc gần (F1) và người về từ vùng dịch để trình Sở Y tế Hà Nội xem xét.
Mục đích của đề xuất này là để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo, ngăn ngừa tình trạng quá tải tại các khu cách ly y tế tập trung và tạo tâm lý thoải mái, giảm chi phí cho người được cách ly y tế.
Cụ thể, theo hướng dẫn này, những đối tượng F1 có thể được áp dụng cách ly tại nhà bao gồm:
Người tiếp xúc gần (F1) và không phải là người trong cùng gia đình, trong phòng làm việc, trong cùng bàn ăn uống với F0. Nếu là trẻ em dưới 12 tuổi, người tàn tật, phụ nữ sau sinh và cho con bú trong vòng 12 tháng, bắt buộc phải có người chăm sóc. Người trực tiếp chăm sóc, hỗ trợ F1, cũng được cách ly tại nhà.
Tất cả người sống trong một nhà/nơi cư trú đều là F1;
Những người đang cách ly tập trung (F1 hoặc về từ vùng dịch) đủ 7 ngày, có kết quả xét nghiệm RT- PCR ngày thứ 7 âm tính với SARS-CoV-2 được chuyển về cách ly tại nhà;
Đối với các F1 nguy cơ cao: F1 cùng gia đình hoặc cùng phòng làm việc hoặc cùng bàn ăn với trường hợp xác định thì Ban chỉ đạo phòng chống dịch cơ sở cân nhắc các điều kiện cách ly tại nhà và các yếu tố nguy cơ dịch bệnh để quyết định.
Các F1 thuộc diện cách ly tại nhà sẽ phải thực hiện cách ly 14 ngày liên tục kể từ ngày bắt đầu cách ly. Riêng người đã được cách ly tập trung 7 ngày thì tiếp tục cách ly tại nhà 7 ngày. Sau cách ly y tế, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày.
Khi thực hiện cách ly tại nhà, các F1 sẽ được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi bắt đầu cách ly. Riêng người đã được cách ly y tế tập trung 7 ngày thì lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 7 cách ly tại nhà.
Các điều kiện về nơi ở, vệ sinh và trách nhiệm của người cách ly, nhân viên y tế, lực lượng chức năng trên địa bàn F1 cư trú, được quy định như hướng dẫn chung của Bộ Y tế về cách ly tại nhà, ban hành ngày 14/7 cụ thể:
Là nhà ở riêng lẻ; căn hộ trong khu tập thể, khu chung cư, trước cửa nhà có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “Địa điểm cách ly y tế phòng, chống dịch covid-19”. Và phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình.
Phòng cách ly phải có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn. Có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân trong phòng. Trong phòng cách ly có 2 thùng đựng chất thải, có nắp đậy, mở bằng đạp chân, một thùng có lót túi màu vàng để đựng chất thải gồm khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng, có dán nhãn “chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV- 2”; một thùng có lót túi màu xanh để đựng chất thải sinh hoạt khác.
Bên cạnh đó, không được dùng điều hòa trung tâm, có thể dùng điều hòa riêng; đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ. Có máy giặt hoặc xô, chậu đựng quần áo để người cách ly tự giặt. Có chổi, cây lau nhà, giẻ lau, 2 xô và dung dịch khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường để người cách ly tự làm vệ sinh khử khuẩn phòng. Phòng cách ly phải được vệ sinh khử khuẩn hằng ngày.
Đặc biệt, phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm (khẩu trang y tế, găng tay y tế, giày, kính bảo hộ, quần, áo) để người nhà sử dụng khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với người cách ly. Bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly. Nghiêm cấm không được mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà. Nếu có điều kiện, khuyến khích lắp camera để giám sát người cách ly.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho biết thêm, hiện tại, Hà Nội chưa áp dụng cách ly F1 tại nhà vì nguồn lực của Hà Nội vẫn đủ để đảm bảo cách ly tập trung. Cụ thể, tất cả F1 trên địa bàn Hà Nội được cách ly tập trung tại khu cách ly của thành phố, của quân đội và tại các quận, huyện; quận, huyện nào cũng phải có một khu cách ly tập trung riêng, đảm bảo đủ chỗ cho người cách ly.
Theo đó, CDC Hà Nội sẽ xây dựng hướng dẫn với tư cách là cơ quan chuyên môn. Khi UBND TP chỉ đạo, CDC sẽ trình quy trình thí điểm.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Thực trạng thiếu thuốc men, vật tư y tế, thậm chí là dao mổ đang xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên mà còn ở nhiều bệnh viện khác trên cả nước.
Coi chất gây nghiện là giải pháp để giải tỏa tâm lý, áp lực,... nhiều bạn trẻ phải hối hận vì rối loạn tâm thần, mất chức năng điều khiển hành vi.
Chị L.A. nhập viện trong tình trạng đầu đau liên tục, bị co giật, phải kiểm soát bằng thuốc động kinh được bác sĩ xác nhận có ổ sán não.
Bản tin sức khỏe 24h ngày 10/8 sẽ có những tin chính: Việt Nam nghiên cứu sản xuất thuốc phòng bệnh đậu mùa khỉ, cả nước ghi nhận hơn 145.000 ca mắc sốt xuất huyết...
Ba sản phẩm mỹ phẩm này chứa hàm lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép và chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Do chủ quan bổ sung Vitamin B6 quá 70 lần so với mức khuyến nghị, một cụ ông mất khả năng đi lại vĩnh viễn.
Người mẹ 2 con bị hoại tử bụng, xuất hiện nhiều ổ áp xe,... nữ bệnh nhân cho biết trước đó đã tiêm chất làm tan mỡ tại một spa địa phương.
Tại Trung Quốc có ít nhất 35 ca nhiễm virus Langya henipavirus, khi mắc các bệnh nhân đều có biểu hiện sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau đầu, buồn nôn…
EU trì hoãn việc nhập lô vaccine vào tháng 6, thay vào đó họ sẽ chờ tới tháng 9 để được đảm bảo bổ sung thêm 15 triệu liều vaccine có khả năng kháng Omicron.
Trẻ em rất dễ bị nhiễm giun. Vì vậy, tẩy giun cho con định kỳ sẽ giúp bé phát triển tốt hơn, hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng và luôn luôn khỏe mạnh.
Vaccine Jynneos của Bavarian Nordic đã được Cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ cấp phép sử dụng để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4