Chạm nhẹ vào cây “sứ giả địa ngục” bé trai bị bỏng mặt
Vừa chạm nhẹ vào cây ngò tây (loài cây được gọi là “sứ giả địa ngục”) bé trai đã bị bỏng mặt, vết thương dần lan rộng.
Sáng 8/6, bác sĩ Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, cho biết vừa ghi nhận một trường hợp mắc vi khuẩn ăn thịt người (bệnh Whitmore) nguy hiểm. Theo báo cáo nhanh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Lắk, trường hợp mắc bệnh Whitmore là bệnh nhi N.T.V. (SN 2013, ngụ xã Ia Lốp, huyện Ea Súp).
Theo lời khai của mẹ V, bệnh nhi phát bệnh trước khi nhập viện khoảng 10 ngày với triệu chứng sốt cao kèm sưng, đau vùng mang tai 2 bên. Ở nhà, V. đã đi khám tại phòng khám tư nhân, uống thuốc 3 ngày nhưng không giảm.
Ngày 4/6, bệnh nhi được đưa tới khám tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên và nhập viện trong tình trạng sốt 39 độ C, tuyến mang tai 2 bên sưng to, góc hàm có điểm ấn mềm hóa mủ, đau nhiều, há miệng hạn chế… Ngày 7/6, bệnh nhi sốt cao liên tục, áp xe tuyến mang tai 2 bên đã rạch, rỉ mủ máu, đi vệ sinh lỏng 5 lần/ngày. Kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei. Chẩn đoán: Hậu phẫu áp xe tuyến mang tai 2 bên/nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei/TD viêm màng não.
Theo CDC Đắk Lắk, sau khi ghi nhận trường hợp mắc bệnh Whitmore, trung tâm đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan tiến hành điều tra dịch tễ. CDC Đắk Lắk đang tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh trên địa bàn và báo cáo theo quy định.
Trước đó, nhiều địa phương khác cũng đã ghi nhận các vụ việc về trường hợp mắc bệnh Whitmore. Điển hình như tại Quảng Trị, năm 2020 địa phương đã có 4 trường hợp tử vong do bệnh này. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết tại đây đã tiếp nhận, điều trị một số ca bệnh Whitmore nặng. Gần đây nhất là nam bệnh nhân 63 tuổi, có tiền sử đái tháo đường, từng sống trong vùng ngập lụt miền Trung, nhập viện sau 2 tháng bị sốt, ho, khó thở.
Báo Tri thức trực tuyến dẫn lời TS BS Đặng Thị Thúy - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho biết theo các tài liệu y khoa và điều tra dịch tễ, bệnh Whitmore không phân bố theo mùa mà xuất hiện rải rác quanh năm. Tuy nhiên, trong 3-4 năm gần đây, số ca mắc tăng từ tháng 7 đến cuối năm.
Whitmore thường được gọi là bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Bệnh do vi khuẩn Whitmore xuất hiện rải rác tại các địa phương trong cả nước, hay xảy ra vào mùa mưa và gia tăng trong thời gian gần đây. Vi khuẩn tồn tại trong môi trường đất và nước ô nhiễm. Bệnh lây truyền chủ yếu do tiếp xúc với nguồn đất, nước có chứa vi khuẩn qua các vết trầy xước ngoài da. Đây là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao do vi khuẩn ăn thịt người phát tác.
Những người có sức đề kháng bị suy giảm, có bệnh lý nền như đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh gan, thận, bệnh phổi mạn tính có nguy cơ mắc bệnh cao. Bệnh diễn biến thường cấp tính, hay gặp nhất là viêm phổi hoại tử, áp xe phổi; viêm mủ hoại tử, áp xe ở da, cơ, xương, khớp; có thể gây viêm mủ, áp xe ở các cơ quan nội tạng như gan, lách, thận, não-màng não. Hơn một nửa số bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết và 1/4 có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Để dự phòng bệnh, cần chú ý đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng; không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm; sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Vừa chạm nhẹ vào cây ngò tây (loài cây được gọi là “sứ giả địa ngục”) bé trai đã bị bỏng mặt, vết thương dần lan rộng.
Một bác sĩ thẩm mỹ đã cảnh báo đàn ông đang tự đặt mình vào nguy cơ ngực phát triển do lạm dụng steroid để có những múi cơ săn chắc.
Dù không được Sở Y tế cấp phép dịch vụ thẩm mỹ và vi phạm nhiều hoạt động, TMV Bạch Mai Hà Nội vẫn qua mắt khách hàng với những quảng cáo rầm rộ.
"Triển khai cấp thuốc lao nguồn bảo hiểm y tế" do Chương trình Chống Lao Quốc gia cùng cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ tổ chức ngày 1/7.
Những đứa trẻ ấy có quyền được sống, nhưng người lớn đã nhân danh quyền làm cha mẹ để ép con trẻ phải chết. Đó không phải tình yêu thương, mà đó là tội ác.
Uống nước đóng chai tưởng chừng vệ sinh, an toàn, nào ngờ mua phải nước đóng chai kém chất lượng, cặp vợ chồng trẻ mắc căn bệnh ung thư quái ác.
Bữa sáng rất quan trọng đối với cơ thể và sự phát triển trí não của trẻ. Không ăn sáng sẽ khiến trẻ thiếu hụt năng lượng và kém thông minh.
Theo thông tin từ Bộ Y Tế, hiện có 28 Sở Y tế và 12 bệnh viện tuyến Trung ương báo cáo thiếu thuốc, vật tư y tế tại đơn vị.
Báo cáo Bộ Y tế ngày 29/6 cho thấy, tính đến 6 tháng đầu năm 2022 cả nước ghi nhận 110 ca mắc bệnh viêm não virus, 3 người tử vong.
Hầu hết các chị em làm việc ở văn phòng đều gặp phải các vấn đề về chăm sóc da do môi trường làm việc máy lạnh, ngồi nhiều trước máy vi tính,...
Từng nhiều lần bị gia đình bệnh nhân bức xúc tố cáo vì những tắc trách, Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột lại vừa có sự cố chết người tại đây.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4