Giảm “kịch khung” thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ 11/7
Với 100% ý kiến tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý giảm tiếp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, bắt đầu áp dụng từ 11/7.
Ngày 16/5, Công an tỉnh Quảng Ngãi thông tin với các cơ quan báo chí, cho biết đã tiếp nhận đơn tố cáo của một số công dân về hành vi vi phạm pháp luật của Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes - gọi tắt FLCHomes, có trụ sở tại Hà Nội.
Theo đơn phản ánh của người dân, Anh D.H.M.N (ngụ TP Quảng Ngãi) - một trong nhiều người đã ký hợp đồng thỏa thuận đặt cọc thuộc dự án của FLC Quảng Ngãi và đại diện FLCHomes là bà Hương Trần Kiều Dung (chủ tịch HĐQT) đã thống nhất ký "văn bản thỏa thuận" mang số 7-SH.14-10… Trong nội dung thỏa thuận, bên anh N. đồng ý trả mức phí cho toàn bộ dịch vụ mà FLCHomes cung cấp như tư vấn chính sách giá, ưu đãi các dự án; hỗ trợ mua bất động sản khi chủ đầu tư mở bán. Qua 2 lần đóng tiền tổng cộng hơn 639 triệu đồng nhưng dự án chưa triển khai gì ngoài thực địa nên tôi không đồng ý tiếp tục đóng tiền... Nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nên tôi nhiều lần gửi đơn yêu cầu giải quyết, trả lại tiền đã đóng nhưng không được FLCHomes phản hồi. Đến nay anh đã gửi đơn tố cáo đến công an.
Ngoài trường hợp anh N., nhiều trường hợp tương tự khác cũng cho biết đều thông qua việc ký văn bản thỏa thuận, họ đã chuyển tiền đặt cọc cho FLCHomes mua bất động sản thuộc dự án FLC Quảng Ngãi. Trường hợp ít nhất hơn 500 triệu đồng, nhiều lên đến gần 700 triệu đồng.
Được biết, ngày 30/6/2019, FLC từng khởi công quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Quảng Ngãi tại Khu kinh tế Dung Quất. Dự án có quy mô 1.026 ha, trong đó, các hạng mục khởi công bao gồm 4 phân khu khách sạn, resort cao cấp và hai phân khu đô thị biển với tổng mức đầu tư giai đoạn đầu ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng.
Chỉ sau vài ngày dự án FLC Quảng Ngãi khởi công, trên các trang mạng xã hội đăng thông tin rao bán đất mỗi lô từ 1,5 đến 7 tỷ đồng. Theo quy định, khi hoàn thành hạ tầng, doanh nghiệp báo cáo Sở Xây dựng để lập Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu thì mới được phép phân lô, bán nền. Trong đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an, anh D.H.M.N cho rằng bản chất của các văn bản thỏa thuận nêu trên là giao dịch mua bán bất động sản hình thành trong tương lai và huy động vốn thực hiện dự án nhà ở. Theo yêu cầu của FLCHomes, khách hàng phải ký vào các văn bản nêu trên mới thực hiện được giao dịch với họ.
Sau nhiều tháng chậm triển khai, lãnh đạo huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) giải thích lý do rằng nhiều người dân thiếu tin tưởng vào FLC dẫn đến công tác đền bù, giải tỏa đất cho dự án gặp nhiều khó khăn. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi còn đánh giá do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhà đầu tư đi lại gặp khó khăn nên tiến độ dự án rất chậm so với kế hoạch. Thứ hai là Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh cấp chủ trương đầu tư 9 dự án cho Tập đoàn FLC chưa đảm bảo quy định của pháp luật.
Theo Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi - đơn vị quản lý các dự án FLC Quảng Ngãi, phần lớn các dự án của FLC Quảng Ngãi đều triển khai ở địa bàn KKT Dung Quất nhưng sau khi khởi công và triển khai đền bù với số ít hộ dân, mấy năm qua dự án hầu như bị đình trệ. Hiện chỉ có 2 trong số các dự án của FLC được giao đất nhưng tỉ lệ giao đất cũng rất thấp. Trong đó, dự án Khu đô thị Vạn Tường 7 mới chỉ giao 1,4 ha trong tổng số 30 ha; còn dự án Khu đô thị Vạn Tường 8 mới chỉ giao 6.600 m2 trên tổng số 46,6 ha.
Dự án của FLC tại Quảng Ngãi gây xôn xao dư luận một thời vì chỉ đầu năm 2018, lãnh đạo FLC vào đặt vấn đề nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó ông Trần Ngọc Căng (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã nghỉ hưu) đã ký hàng loạt văn bản để đôn đốc cả hệ thống chính trị vào cuộc phục vụ tập đoàn này làm dự án. Đáng nói, ông Căng còn đòi di dời cả đồn biên phòng, cho phép FLC nghiên cứu lấy luôn đảo Bé của đảo tiền tiêu Lý Sơn làm dự án. Sau khi dư luận liên tiếp phản ứng, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã dần điều chỉnh lại các quyết định và chia nhỏ các dự án cho FLC làm. Tuy nhiên, suốt thời gian từ đó đến nay, các dự án của FLC tại Quảng Ngãi chưa thấy hình hài mà chỉ nổi lên việc rao bán đất nền.
Tháng 1/2021, tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định hủy hiệu lực văn bản của 2 dự án gồm Quần thể khu đô thị du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái, thể thao và vui chơi giải trí của Tập đoàn FLC tại công văn 1110/UBND-CNXD ngày 5/3/2018.
Ngày 5/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an có công văn gửi các tỉnh, thành trực thuộc trung ương, trong đó có UBND tỉnh Quảng Ngãi, đề nghị về việc tạm dừng biến động tài sản của các cá nhân, tổ chức phục vụ yêu cầu điều tra vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, liên quan đến các cá nhân là lãnh đạo tập đoàn này. UBND tỉnh Quảng Ngãi cũn ban hành công văn hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan cung cấp thông tin tài sản có liên quan đến Tập đoàn FLC theo yêu cầu của cơ quan CSĐT Bộ Công an để phục vụ công tác điều tra. Hai dự án của Tập đoàn FLC gồm: Quần thể khu đô thị du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái thể thao thể thao và vui chơi giải trí; quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu - Lý Sơn (giai đoạn 1).
Sau sự việc Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt giữ, những người trong giới kinh doanh bất động sản ở Quảng Ngãi nhắc lại vụ suýt ôm đậm cú đặt cọc đất từ siêu dự án mà giờ đây vẫn là vùng cỏ mọc um tùm! Trong khi đó, người dân thôn An Cường cho rằng, nhờ chưa giao đất nên vẫn có thể sống được bằng nghề biển.
Hàng loạt cơ quan chức năng ở Quảng Ngãi lên tiếng khi báo chí phản ảnh việc làm "lạ lùng" của FLC. Một cuộc họp báo ở tỉnh được Sở Thông tin - Truyền thông tổ chức và tất nhiên FLC "lớn tiếng" khẳng định các công ty môi giới BĐS này chẳng liên quan gì tới mình. Thời gian trôi qua, giờ đây khi giọt nước tràn ly và Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt giữ thì nhiều người mới liên tưởng và tiếp tục đặt câu hỏi: "Năm 2019, FLC khẳng định việc không liên quan tới các công ty môi giới để đặt cọc, rao bán đất nhưng sự thực FLC liệu có vô can?
Bởi, khi nhiều người dân gửi đơn tố cáo tới cơ quan công an về việc FLC Quảng Ngãi có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng, trong hợp đồng, người ký xác nhận mua bán không phải các đối tác tìm kiếm thị trường như đại diện FLC từng thông tin với tỉnh Quảng Ngãi năm 2019. Mà những văn bản làm việc xác nhận đặt cọc mua nhà này đều do bà Hương Trần Kiều Dung - Phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC kí nhận. Thú vị ở chỗ FLC từng nói không có bán đất khi dự án chưa hoàn thành, nhưng thực tế phía FLC vẫn có văn bản thúc ép người mua đóng tiền theo tiến độ ký kết dù chẳng động cuốc, vung cào thi công.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Với 100% ý kiến tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý giảm tiếp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, bắt đầu áp dụng từ 11/7.
Người tiêu dùng bất ngờ khi một số siêu thị ở TP.HCM có tình trạng quầy sữa đang được khuyến mãi nhưng giới hạn số lượng được mua.
Trước sự bức xúc của người dân và du khách về việc tăng giá vé tàu và phí vận tải hàng hóa, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi sẽ xem xét lại các mức giá này.
Ông Nguyễn Đức Thái được xác định có khuyết điểm trong chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, biên soạn, phát hành sách giáo khoa mới tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Khuyến cáo của Bộ Xây dựng về xây dựng nhà riêng lẻ; Hộ nghèo được hỗ trợ tiền xây nhà mới… là những tin chính sẽ có trong bản tin BĐS 24h ngày 6/7/2022.
Giá vàng trong nước tiếp tục giảm khá sâu ở nhiều hệ thống cửa hàng, trong bối cảnh giá vàng thế giới cũng lao dốc mạnh vì đồng USD lên đỉnh hai thập kỷ.
Trung Quốc tạm dừng toàn bộ hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu số II Kim Thành do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên hàng hóa của Việt Nam.
Việc tăng giá vé tàu và tăng phí gửi hàng hóa tuyến Lý Sơn – Sa Kỳ khiến người dân và du khách bức xúc.
Hà Nội làm hầm qua đê sông Hồng; Đà Nẵng mời thầu 19 gói dự án xây dựng Bến cảng Liên Chiểu… là những tin chính sẽ có trong bản tin BĐS 24h ngày 5/7/2022.
Giá vàng trong nước đồng loạt giảm, trong bối cảnh giá vàng thế giới đang gặp nhiều áp lực trước đồng USD mạnh và triển vọng tăng lãi suất của ngân hàng trung ương.
Những bến thủy nội địa ven sông ở Quảng Nam đang tạo ra nhiều tranh cãi thời gian qua. Việc cấp phép, gia hạn các bến bãi này cần xem xét thận trọng, kỹ lưỡng.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4