Giá vàng hôm nay 10/8: SJC quay đầu giảm mạnh, vàng thế giới khởi sắc
Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống, trong khi giá vàng thế giới đêm qua lên mức cao nhất 4 tuần trước thềm báo cáo lạm phát Mỹ được công bố.
Ngành du lịch ở nhiều địa phương đang tê liệt vì ảnh hưởng của dịch bệnh, buộc các chủ nhà nghỉ, khách sạn, homestay phải rao bán bất động sản của mình để cầm cự. Tại Đà Lạt, tình trạng này cũng không ít gặp. Những nhà đầu tư du lịch bằng vốn vay ngân hàng thì càng khó nên họ buộc phải bán cắt lỗ.
Theo báo cáo năm 2019 của AirDNA, thị trường kinh doanh homestay tại Việt Nam tăng trưởng với tốc độ 452% chỉ trong một năm, trong khi mức tăng trưởng trung bình toàn cầu là 140% và cao hơn rất nhiều so với ngành khách sạn truyền thống - chỉ tăng trưởng 40% về nguồn cung chỗ ở.
Từ đó, cuộc đua kinh doanh homestay cũng bắt đầu nở rộ ở nhiều địa phương. Bên cạnh bố trí lại ngôi nhà mình đang sống để trở thành cơ sở lưu trú cho khách du lịch, nhiều chủ đầu tư bắt đầu thuê lại nhà, hoặc xây mới công trình dạng nhà ở, biệt thự để kinh doanh homestay với chiến lược cạnh tranh riêng. Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch COVID -19 bùng phát, cùng với sự “đóng băng” của ngành du lịch, thị trường homestay cũng rơi vào khủng hoảng.
Mấy tháng trở lại đây, du lịch bất động vì dịch bệnh khiến hoạt động kinh doanh của các homestay tại Đà Lạt tê liệt. Đặc biệt đối với những chủ homestay (nhà cho thuê du lịch) phải gánh chi phí đầu tư quá lớn, vay ngân hàng buộc phải rao bán để giải tỏa áp lực. Nhiều chủ homestay đã vay ngân hàng để đầu tư xây dựng quá lớn, lại gặp đúng lúc dịch bùng phát nên không thể kinh doanh được. Mỗi tháng trả gốc và lãi vay cũng vài chục triệu đồng, trong khi dịch bệnh không biết bao giờ hết nên chủ homestay buộc phải bán dù đã đầu tư nhiều tâm huyết vào đây.
Thực tế, có nhiều dạng đầu tư homestay, một là theo kiểu có tiền nghỉ dưỡng, hai là đầu tư để kinh doanh cho thuê. Kiểu nào cũng phải thuê người chăm sóc, trông coi, nếu không sẽ xuống cấp rất nhanh
Trên các trang giao dịch bất động sản, từ các homestay quy mô nhỏ, vùng ven TP Đà Lạt đến những homestay cao cấp, trung tâm đều được rao bán ngày càng nhiều. Các nhân viên môi giới cho biết do kinh doanh khó khăn, du lịch chưa biết bao giờ phục hồi nên chủ đầu tư muốn bán. Tuy lượng rao bán thời điểm này khá nhiều, cùng với đó là đa dạng vị trí, diện tích, tiện ích... nhưng rất ít khách tìm tới hỏi mua.
Có nhiều homestay quảng cáo là cao cấp, cực đẹp nằm trên đường Hoàng Văn Thụ, gần các địa điểm du lịch nổi tiếng như làng hoa Vạn Thành, L’angfarm, thác Cam Ly, cách trung tâm chỉ 3 km, có bãi xe hơi, xe 45 chỗ để thoải mái được rao bán trên một trang mua bán bất động sản với giá 35 tỉ đồng. Tương tự, một homestay villa ngay trung tâm Đà Lạt, có view rừng thông và toàn cảnh TP đang rao bán với giá tới 36 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, có homestay tại trung tâm xã Trạm Hành (Đà Lạt) có diện tích 22.000m2, pháp lý rõ ràng, đang được rao bán với giá 32 tỷ đồng (tương đương 1,5 triệu đồng/m2). Trong khi một homestay kết hợp kinh doanh cà phê ở phường 11 (TP Đà Lạt) rộng 2.860 m2 được rao bán ở mức 28 tỷ đồng (trung bình 9,8 triệu đồng/m2).
Theo các chủ homestay, hầu hết homestay tại Đà Lạt đang được rao bán đều có giấy tờ pháp lý rõ ràng và kinh doanh tốt trước đại dịch COVID -19. Đến năm 2020 khi dịch bùng phát, nhiều người vì tin rằng dịch sẽ sớm được khống chế nên vẫn cố chống chịu, nuôi hi vọng vào loại hình du lịch đang được người trẻ ưa xê dịch và khách quốc tế ưa chuộng này. Nhưng sang đợt dịch 2021, từ đầu năm đến nay lượng khách sụt giảm hẳn khiến nhiều người đầu tư và thua lỗ, không thể cẩm cự được nên đành rao bán.
Với nhiều chủ homestay, khi rao bán vì “cực chẳng đã” nên họ chỉ tính giá trị đất, còn cơ sở vật chất, xây dựng, nội thất coi như không tính.
Thế nhưng, theo một số môi giới “sành nghề” nhận định, mặc dù hàng loạt homestay ở những khu vực du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng tại Đà Lạt liên tục rao bán nhưng hầu như không có giao dịch diễn ra. Nguyên nhân một phần là do nhà đầu tư có tâm lý không biết khi nào hết dịch, nếu bỏ ra số tiền lớn lúc này mà không kinh doanh được sẽ vô cùng rủi ro. Còn phần khác là bởi bên mua đang thăm dò để “bắt đáy” khi giá homestay xuống thấp hơn nữa.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống, trong khi giá vàng thế giới đêm qua lên mức cao nhất 4 tuần trước thềm báo cáo lạm phát Mỹ được công bố.
Một số website sử dụng trái phép logo, hình ảnh nhận diện thương hiệu của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) để kêu gọi huy động tiền và đầu tư chứng khoán.
Chính phủ đồng ý giảm một nửa thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì, từ mức 20% về còn 10% từ ngày 8/8.
Các cơ quan chức năng Campuchia cho biết sẽ tiến hành kiểm tra sản phẩm mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam trong thời gian tới, sau một số động thái của EU.
Điều chỉnh quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài; Giá thép giảm 12 lần liên tiếp… là những tin chính sẽ có trong bản tin BĐS 24h ngày 9/8/2022.
Giá vàng trong nước đảo chiều đi lên, trong bối cảnh giá vàng thế giới cũng khởi sắc trở lại nhờ đồng USD suy yếu và nỗi lo suy thoái kinh tế hiện hữu.
Tháng 7 về, tâm trí người Việt Nam đều hướng những thương bệnh binh và thân nhân liệt sĩ với mong muốn góp phần xoá nhoà nỗi mà cuộc chiến đã để lại.
Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội thông báo công nhận hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam sau khi đã tham vấn kỹ thuật với cơ quan Trung uơng.
Nỗi khổ của hộ dân tại dự án Làng Đại học Đà Nẵng; Phát hành trái phiếu bất động sản tháng 7… là những tin chính sẽ có trong bản tin BĐS 24h ngày 8/8/2022.
Giá vàng trong nước đứng yên, còn giá vàng thế giới tiếp đà giảm từ tuần trước, trong bối cảnh phải đương đầu với thách thức tăng lãi suất của FED.
Trong bối cảnh nguồn cung ô tô mới khan hiếm, thị trường xe ô tô cũ cũng cháy hàng nên giá bị đẩy lên cao một cách khó tin.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4