Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện ca ghép tim đặc biệt
Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca ghép tim từ người hiến tạng chết não, đây là ca ghép tim xuyên Việt đặc biệt Bệnh viện thực hiện sau dịch Covid-19.
Công việc của họ không phải ai cũng làm và làm đầy trách nhiệm. Ngày nào cũng vậy, cứ khoảng 7 giờ sáng, họ lại chuẩn bị những chiếc thùng xốp xếp gọn gàng vào chiếc thuyền của mình, sau đó đi vòng quanh cảng cá Thọ Quang, rồi đi tận sâu trong những ngóc ngách của cảng cá để vớt rác, hay những nơi thường có gió dạt rác vào gần bờ để vớt.
Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) là nơi neo đậu của hàng trăm tàu đánh cá của các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Mỗi ngày, có hàng trăm tàu cập cảng, cùng với đó là đủ loại rác thải được tuôn xuống biển. Đội công nhân vệ sinh của Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng luôn túc trực hàng ngày để vớt rác thải.
Mỗi ngày, các công nhân ở đây phải làm việc liên tục từ 7h sáng đến 11h trưa để đảm bảo mặt nước luôn thông thoáng, sạch sẽ. Họ phải chèo khắp một vòng quanh cảng cá, vừa chèo vừa vớt rác, ngót nghét cũng phải mất vài tiếng đồng hồ. Sau đó họ mới chèo đò đến bãi tập kết, phân loại chúng để đốt. Những chiếc túi bóng, giấy hay rác rưởi họ cho vào nơi phân loại, còn những chai, lọ tranh thủ nhặt nhạnh mang về thu vào một đống, đợi nhiều một chút sẽ bán đồng nát lấy thêm tiền mua miếng bánh, chiếc kẹo cho con cháu của mình.
Khi được hỏi về tiền lương, ông Đỗ Bá Nghị, một người gắn bó với công việc vớt rác tại đây hơn 10 năm thật thà chia sẻ: “Lương của chúng tôi thấp lắm, chẳng xứng với công sức bỏ ra đâu. Nhưng vì yêu biển và vì chén cơm nên trong đội chúng tôi, người thấp nhất cũng gắn bó với công việc này gần chục năm rồi”.
Mỗi ngày, các công nhân môi trường làm công tác vớt rác trên biển thu gom gần trăm kg rác đủ loại. “Sau khi thu gom, chúng tôi đưa số rác thải này tập trung vào thùng đợi xe rác đưa đến nơi xử lý!” – ông Nguyễn Văn Hải (56 tuổi, quê Quảng Nam) cho biết. Các công nhân thu gom rác phải di chuyển bằng ghe nhỏ trên biển, dùng vợt để vớt rác và cho lên thuyền. Công việc khá vất vả nhưng họ đều cố gắng hết sức để làm sạch biển. Công việc của họ cứ thế, có lúc họ chỉ kịp ăn vội miếng cơm, uống nhanh ngụm chè, rồi lại bắt đầu công việc của mình vào lúc 1 giờ chiều cho đến tận 6h tối, khi nước biển cảng cá Thọ Quang sạch không còn rác, họ mới yên tâm trở về.
Công việc của họ khá vất vả, sợ nhất là những ngày có gió Nam, hay những ngày mưa. Trời lạnh, ngược gió chèo đò, phải vật lộn với chiếc đò mới đi được khắp một vòng để vớt hết rác. Còn mùa hè, những lúc trời nắng gắt, chèo đò, mồ hôi ướt hết áo, cũng có nhiều hôm bị say nắng. Hay những lần, có những đoàn tàu đi qua, xả rác xuống biển là họ lại "bị" làm thêm giờ. Nhưng dần rồi cũng quen, mưa nắng, dãi dầu, họ đều chịu đựng được cả.
Nhìn bóng dáng những công nhân môi trường lênh đênh chèo đò nơi sóng nước, thấy dẫu họ nhỏ bé dưới dòng sông mênh mông rộng lớn, mới thấy được cái tâm, cái nhiệt huyết, lòng tận tụy của những con người ấy dành cho nơi này. Ông Đỗ Bá Nghị, một người gắn bó với công việc vớt rác tại đây hơn 10 năm thật thà chia sẻ: “Vì yêu biển và vì chén cơm nên trong đội chúng tôi, người thấp nhất cũng gắn bó với công việc này gần chục năm rồi.
Gắn bó với sóng với nước với nghề, chỉ lo sau này mình không làm nữa, nước biển ở đây có còn được trong nữa không, rác có được phân loại và đốt cẩn thận không? Nhưng còn sức thì tôi còn làm, chưa biết bao giờ mới nghỉ. Chỉ mong mọi người có ý thức, không vứt rác xuống biển, để người vớt rác như tôi đỡ cực, quan trọng là bảo vệ môi trường nơi đây. “Khách du lịch người ta thấy sạch sẽ, người ta mới có ấn tượng tốt với làng chài, với cảng Thọ Quang, hình ảnh đất nước mình mới đẹp hơn với bạn bè quốc tế được”, ông thì thảo bảo thế, giọng thoảng như gió biển, miên man vô cùng.
Cứ thế, hàng ngày những người lao công ấy vẫn miệt mài chèo đò, đi đến tận những ngõ ngách, những chân thuyền, lúc lại chèo ra giữa dòng nước, dùng vợt vớt rác lên thuyền của mình. Công việc của họ cứ tiếp tiếp diễn hàng ngày, và có lẽ một phần họ đã trở thành hồn cốt của người làng chài và sóng nước Thọ Quang nơi đây.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca ghép tim từ người hiến tạng chết não, đây là ca ghép tim xuyên Việt đặc biệt Bệnh viện thực hiện sau dịch Covid-19.
Nhân kỷ niệm 36 năm ngày Thalassemia thế giới (08/5/1986 - 08/5/2022), Công đoàn Bệnh viện TW Huế đã tổ chức giao lưu, tặng quà tiếp thêm nghị lực cho các bệnh nhân.
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng đạt giải thưởng Quả cầu vàng 2021, tiếp nối thành công chàng trai trẻ quyết tâm nghiên cứu thuốc chữa bệnh truyền nhiễm, điều trị Covid-19.
Bén duyên với hiến máu nhân đạo trong một lần bán máu để có tiền mua sữa cho con. Đến nay, ông Nguyễn Ngọc Giao (Quảng Ngãi) đã hiến máu được hơn 50 lần.
Tình nguyện công tác tại huyện nghèo vùng núi Tây Bắc, suốt thời gian qua bác sĩ trẻ Lò Thị Thanh Hợp dốc hết sức mình khám, chữa bệnh cho người dân.
Nữ tiến sĩ Nguyễn Kim Anh cùng cộng sự được Tạp chí PEPS trao Giải thưởng "Bài báo khoa học được nhiều người quan tâm nhất năm 2021" về nghiên cứu nhiễm mặn.
Hơn 30 năm qua, bác sĩ Đặng Cát (86 tuổi) luôn nhiệt tình, dốc hết sức mình cho công việc chữa bệnh miễn phí.
Trước khi tìm về chốn cửa Phật chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, sư bác Thích Nữ Diệu Nhân từng làm bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương.
“Nữ bác sĩ mê mổ từ thiện” là cái tên mọi người dành cho PGS.TS Lâm Hoài Phương – người dành phần lớn cuộc đời đi xuyên 50 quốc gia mổ từ thiện.
Sau hơn 3 năm hoạt động, nhóm sơ cứu miễn phí Fas Angel đã giúp đỡ hàng nghìn người gặp nạn trên đường phố Hà Nội.
Trong trang viên dành cho các hài nhi này có đến gần 1.000 mộ phần. Những hài nhi đưa về đây ở nhiều nơi, do ai đó đưa đến từ phòng khám, bệnh viện.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4