Cẩn trọng với súng đồ chơi nghi chứa khí độc bán cho học sinh
Nhiều học sinh đã phải nhập viện sau khi chơi một loại súng đồ chơi có chứa chất nghi vấn là khí độc. Cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra vụ việc.
Gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội xuất hiện khá dày đặc thông tin “trẻ bị lạc”, kèm theo hình ảnh đáng thương của các bé, số điện thoại người thân. Thông qua việc này, một số đối tượng đã lợi dụng, đánh vào tình thương trẻ em của cộng đồng để câu view, câu like, tăng tương tác rất phản cảm.
Trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo… hiện nay không khó để người dùng bắt gặp các thông tin với cùng một kịch bản "trẻ bị lạc” rồi kêu gọi "mỗi người chia sẻ khi xem được, đừng vô tâm không chia sẻ, tội các bé”. Những nội dung trên nhanh chóng nhận được sự quan tâm, chia sẻ đông đảo từ cộng đồng mạng tại các trang, hội, nhóm.
Mới đây nhất tại Bình Phước, hình ảnh một bé gái khoảng 3-4 tuổi, mắt đẫm lệ, ngồi tựa trên ghế được cho là bị đi lạc, đang chờ người thân đến đón về đã lan truyền nhanh chóng sang nhiều diễn đàn hội, nhóm trên Facebook. Xuất phát từ tình thương đối với trẻ, nhiều người đã không ngại chia sẻ và kêu gọi bạn bè chia sẻ với hy vọng giúp bé sớm đoàn tụ với gia đình.
Chiều 29/11/2022, qua kiểm tra, Công an TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước phát hiện tài khoản Facebook “ảo” đăng tải hàng loạt các bài viết chia sẻ thông tin, hình ảnh về bé gái đi lạc tại TP Đồng Xoài và để lại số điện thoại liên hệ, đồng thời kêu gọi mọi người tích cực chia sẻ bài viết. Qua xác minh, Công an Đồng Xoài xác định hiện nay trên địa bàn thành phố không có bé gái nào đi lạc có thông tin và hình ảnh như trong bài viết đề cập, thông tin trên là giả, hoàn toàn bịa đặt. Nhiều tài khoản Facebook “ảo” cùng đăng tải nội dung tương tự ở các hội, nhóm Facebook khác nhau như Tân Uyên (Bình Dương), Tiên Lãng (Hải Phòng), Long Xuyên (An Giang), Cà Mau, Bạc Liêu…
Trước đó, tại nhiều địa phương như Cần Thơ, Đà Nẵng, Gia Lai cũng xuất hiện nhiều bài đăng “trẻ bị lạc” tương tự. Nhiều thông tin, hình ảnh trẻ em đi lạc được các đối tượng bịa đặt, dựng chuyện để tăng tương tác. Ngoài việc dùng hình ảnh đáng thương của trẻ, các đối tượng còn đưa rõ tên của bé, tên người thân, địa điểm thất lạc và cả số điện cần liên hệ (số điện thoại thường không thể liên lạc) để "giăng bẫy” khiến người dùng mạng xã hội tin là thật. Và chiêu bài cuối cùng là đánh vào lòng thương đối với trẻ em "đừng vô tâm không chia sẻ” để lôi kéo nhiều người vào tương tác. Cũng cùng hình ảnh, số điện thoại và chiêu trò trên, các đối tượng đã dễ dàng "dẫn dắt” người dùng mạng xã hội tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Nhiều người dùng Facebook bức xúc và đề xuất cơ quan chức năng năng cần vào cuộc mạnh mẽ để xử lý dứt điểm tình trạng này. Không thể để các đối tượng trên lộng hành, phải có chế tài thật nặng. Vì việc trục lợi ngay trên tình yêu thương đối với trẻ em là điều không thể chấp nhận.
Cơ quan chức năng cũng đưa ra cảnh báo, người dân cần thận trọng tìm hiểu, kiểm chứng kỹ các thông tin trước khi đăng tải, chia sẻ. Đặc biệt, cần tuân thủ nguyên tắc 5K khi tham gia các trang mạng xã hội, đó là "không tin ngay, không vội like, không thêm thắt, không kích động và không vội chia sẻ”.
An Toàn Y tế với hệ sinh thái bao gồm kênh Tiktok https://www.tiktok.com/@antoanytevn với 200k follower là kênh có nội dung cập nhật thời sự, uy tín về y tế, sức khoẻ, đời sống, xã hội, có sự tương tác rất lớn từ người dùng.
Hiện tại, chúng tôi đã và đang thực hiện hỗ trợ kết nối các cơ sở y tế, khám chữa bệnh, nhà thuốc bằng dạng bài:
Review y tế: Nhà thuốc tốt - Bác sỹ hay.
Đây là những review chân thực nhất về các cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc được thực hiện bởi bên thứ 3 là các y, bác sỹ và có ý kiến đóng góp từ phía khách hàng.
Nội dung phù hợp với các phòng khám, nhà thuốc...nhân viên y tế đang muốn phát triển hình ảnh thương hiệu trên nền tảng TikTok và tiến lại gần hơn với khách hàng.
Để tham gia nhận hỗ trợ và kết nối, mọi người có nhu cầu có thể liên hệ gửi email tới [email protected] để đăng ký.Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Nhiều học sinh đã phải nhập viện sau khi chơi một loại súng đồ chơi có chứa chất nghi vấn là khí độc. Cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra vụ việc.
Nhiều hạng mục được xây dựng đã hơn 20 năm và đang xuống cấp, nhưng BVĐK khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam vẫn đang chật vật để duy trì việc khám chữa bệnh.
Có tới 3 người tử vong và 1 người bị thương trong vụ cháy xảy ra tại một ngôi nhà tạm trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Cảnh sát Nhật Bản bắt giữ ba người đàn ông Việt Nam với cáo buộc tham gia nhóm chuyên lừa gạt tình cảm phụ nữ để chiếm đoạt tiền trái phép.
Chiều tháng 12, chị Trần Thị Giúp (46 tuổi) ngồi đong đưa võng trước hiên nhà. Nhiều lần xin việc chỗ mới, chị chỉ nhận được câu trả lời "chờ sắp xếp".
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo TPBVSK Nattokinase Premium 5000FU của Nhật quảng cáo sai quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.
Đường dây đánh bạc này có trên 10 đại lý ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Từ tháng 9/2020 đến nay, số tiền sử dụng giao dịch để cá độ trên 3.000 tỉ đồng.
Nguyên Phó Chủ tịch quận và hai đối tượng bị bắt tạm giam để điều tra về các tội danh “Đưa, nhận hối lộ” trong dự án nạo vét bùn hệ thống cống thoát nước.
Người dân sống tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc vừa phát hiện một thi thể nam giới dưới sông, trên người nạn nhân có nhiều vết bầm tím.
Một cô gái tại Ireland đã rơi vào tình trạng mất dần thị lực sau khi trải qua thủ thuật xăm nhãn cầu, bất chấp lời khuyên của các chuyên gia y tế.
Công an huyện Ba Vì đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Danh Thêm (trú tại xã Minh Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.