Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện ca ghép tim đặc biệt
Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca ghép tim từ người hiến tạng chết não, đây là ca ghép tim xuyên Việt đặc biệt Bệnh viện thực hiện sau dịch Covid-19.
Tại TP.HCM, cuộc chiến chống dịch COVID-19 vào tháng 7/2021 bước vào giai đoạn căng thẳng nhất, quyết liệt nhất. Trước cuộc chiến ấy, không khỏi cầm lòng những y bác sĩ đã về hưu của Bệnh viện Quân y 7A, Quân khu 7 đã viết đơn đăng ký tình nguyện tham gia chống dịch. Hai nữ quân y Đại tá, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Mai và Đại tá, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, nguyên Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm – da liễu Bệnh viện Quân y 7A là nhưngc người như thế.
Ngay từ ngày đầu của trận chiến cam go nhất của đợt dịch, những gì 2 nữ bác sĩ quân y về hưu về hưu - Đại tá Nguyễn Thị Ngọc Mai (59 tuổi) nguyên Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm – da liễu và Đại tá Nguyễn Thị Thu Hà (60 tuổi), nguyên Quyền Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm – da liễu, Bệnh viện Quân y 7A nhớ như in không thể nào quên. Đó là cuộc chiến mang sự khốc liệt, sự quay cuồng của công việc chồng lẫn dịch bệnh hoành hành.
Cả hai nữ quân y tuy tuổi đã cao nhưng đều không chọn ở lại tuyến sau để tư vấn, chăm sóc trực tuyến cho những trường hợp F1, F2 hay F0 tự điều trị tại nhà mà tình nguyện xung phong góp sức, chia lửa ở trận tuyến đầu. Đại tá bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Mai là người có tiền sử mắc bệnh hiểm nghèo, thân hình phải gọi là nhỏ nhất trong đội nhưng tinh thần lại không sợ trở thành F0. Điều đó thể hiện cả hai bác sĩ tin rằng là mình có ích cho đồng đội, cho công cuộc chống dịch với kinh nghiệm hàng chục năm công tác tại Khoa Truyền nhiễm - da liễu, Bệnh viện Quân y 7A.
Bác sĩ Mai chia sẻ: “Khi tôi đăng ký tình nguyện, gia đình, người thân tất cả mọi người đều lo lắng và nói tôi có thể chọn công việc khác, để phù hợp hơn với sức khỏe, nhẹ nhàng hơn và bớt nguy hiểm hơn. Nhưng mà ngành nghề của mình, nơi cần mình nhất, nơi phát huy chất xám của mình nhất lại là nơi nguy hiểm nhất thì mình cũng phải đi thôi. Còn những chỗ khác sẽ có các bác sĩ khác, đồng đội khác phù hợp hơn với chuyên môn của họ hơn”.
Việc phơi nhiễm ở các y bác sĩ thường xuyên xảy ra và việc bác sĩ Mai bị phơi nhiễm và thành F0 do tiếp xúc điều trị, chăm sóc các ca bệnh nặng nhất ở Khoa Cấp cứu Bệnh viện điều trị COVID-19 Lê Văn Việt (TP.Thủ Đức) là điều không tránh khỏi. Bác sĩ Mai không hề suy sụp hay bị lung lay bởi sự phơi nhiễm đó bác sĩ bình tĩnh xử trí, tự cách ly điều trị, tránh lây bệnh cho đồng đội. Sau một thời gian điều trị, bác sĩ Mai đã khỏi bệnh và tiếp tục hành trình “chia lửa” cùng đồng đội ở tuyến đầu là hỗ trợ Quận 8 lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cộng đồng.
Bác sĩ Mai, bác sĩ Hà cùng 15 bác sĩ đã nghỉ hưu của Bệnh viện Quân y 7A tình nguyện lên đường chống dịch từ giữa tháng 7/2021. Hầu hết các bệnh viện nơi họ đến đều là bệnh viện điều trị F0 mới được trưng dụng, chuyển đổi công năng, nhân lực, vật lực thiếu thốn. Nhận nhiệm vụ trong những ngày đầu xây dựng bệnh viện, họ vừa đóng vai trò là bác sĩ, là điều dưỡng vừa là hộ lý. Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà kể lại, bà và các bác sĩ làm tất cả mọi việc từ chuyên môn đến hậu cần như chăm sóc, vệ sinh cá nhân cho người bệnh.
“Con cứ nằm đó, nhiệm vụ của con chỉ có thở thôi, còn bác sẽ làm hết tất cả những gì cho con. Tôi biết rằng nếu bệnh nhân tự làm những việc đó bệnh nhân sẽ trở nặng. Thực sự tôi chỉ có một suy nghĩ, đó là làm hết những gì mình có thể làm cho bệnh nhân. Bởi bệnh nhân lúc này không có thân nhân. Điều kiện, điều dưỡng để chăm sóc bệnh nhân cũng không thể nào đảm đương được tất cả”, bác sĩ Hà chia sẻ.
Dù chưa một lần nhìn thấy mặt bác sĩ Hà nhưng khi nhắc đến nữ bác sĩ quân y này, bà Lương Thị Hường, 57 tuổi, ngụ phường Tam Bình, TP.Thủ Đức, một trong những F0 nặng thở máy đã sát cửa tử nhưng may mắn vượt qua một cách thần kỳ, không bao giờ quên ơn cứu chữa của bác sĩ, của bệnh viện.
“Tôi xúc động lắm chỉ biết nói cảm ơn các bác sĩ đã tận tâm, tận lực giúp đỡ các bệnh nhân như vậy tốt vô cùng. Tôi nặng lắm, cứ tưởng mình chết rồi, móng chân tay cứ bầm tím. Các bác sĩ ai cũng cao cao tôi chỉ nhận ra mỗi bác sĩ Hà vì có ghi tên sau lưng. Bác sĩ Hà là người quan tâm tôi nhất. Bây giờ nhắc lại, tôi rất nghẹn ngào chỉ biết cảm ơn các bác sĩ thôi chứ không biết phải nói làm sao”, bà Hường xúc động
Ngay từ giai đoạn đầu khi chuyển đổi công năng hoang toàn sang điều trị COVID-19 thì bệnh viện gặp muôn vàng khó khăn và lúng túng, Bác sĩ Nguyễn Khoa Lý, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Việt kiêm Giám đốc Bệnh viện dã chiến Thủ Đức số 3 cho biết.
Hai nữ bác sĩ quân y tuy đã nghĩ hưu thế nhưng khi Sở Y tế TP.HCM kêu gọi hỗ trợ Bệnh viện Lê Văn Việt 2 thì cả hai nữa bác sĩ của Bệnh viện Quân y 7A là Đại tá Nguyễn Thị Ngọc Mai và Đại tá Nguyễn Thị Thu Hà không ngần ngại gian khổ, đăng ký ngay để xông pha vào Khoa Cấp cứu- nơi điều trị các ca bệnh nặng hỗ trợ tuyến đầu. Cho dù công việc có đòi hỏi sức khỏe, phải mặc bộ đồ bảo hộ kín mít suốt cả ngày dài, mồ hôi mải mướt ướt cả người thì cả hai nữ bác sĩ lớn tuổi vẫn không tỏ ra mệt mõi hay nản chí mà vẫn kiên cường làm việc tới cùng với cường độ cao như những y bác sỹ trẻ tuổi khác.
“Thể trạng nhỏ bé của các đồng chí bộ đội về hưu nhưng tinh thần thì rất cao, phát huy vai trò bộ đội Cụ Hồ. Phải nói rằng các chị rất kiên cường, cứng rắn, không có gì tỏ ra mệt mỏi mặc dù rất mệt. Các chị vào đây, ngoài việc hỗ trợ bệnh viện điều trị cho người bệnh, các chị cũng đào tạo luôn cho đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Lê Văn Việt trong việc xử trí các ca bệnh nặng”, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Việt, Nguyễn Khoa Lý nói.
Thời gian trôi qua đã hơn 2 tháng xa gia đình, hai Đại tá Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Mai và Nguyễn Thị Thu Hà liên tục làm việc hết công suất từ sáng sớm cho đến chiều tối tại nơi tuyến đầu chống dịch, đến nay, hai hai nữa bác sĩ quân y vẫn cố gắng, miệt mài chống dịch cùng đồng đội, đồng nghiệp của mình dốc hết sức vì sự "bình thường mới" của TP.HCM. Điều đó thể hiện rằng 2 nữ bác sĩ quân y đã cháy hết mình với tinh thần của một người lính và cả trái tim họ sống trọn đời và luôn giữ lời thề Hippocrates.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca ghép tim từ người hiến tạng chết não, đây là ca ghép tim xuyên Việt đặc biệt Bệnh viện thực hiện sau dịch Covid-19.
Nhân kỷ niệm 36 năm ngày Thalassemia thế giới (08/5/1986 - 08/5/2022), Công đoàn Bệnh viện TW Huế đã tổ chức giao lưu, tặng quà tiếp thêm nghị lực cho các bệnh nhân.
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng đạt giải thưởng Quả cầu vàng 2021, tiếp nối thành công chàng trai trẻ quyết tâm nghiên cứu thuốc chữa bệnh truyền nhiễm, điều trị Covid-19.
Bén duyên với hiến máu nhân đạo trong một lần bán máu để có tiền mua sữa cho con. Đến nay, ông Nguyễn Ngọc Giao (Quảng Ngãi) đã hiến máu được hơn 50 lần.
Tình nguyện công tác tại huyện nghèo vùng núi Tây Bắc, suốt thời gian qua bác sĩ trẻ Lò Thị Thanh Hợp dốc hết sức mình khám, chữa bệnh cho người dân.
Nữ tiến sĩ Nguyễn Kim Anh cùng cộng sự được Tạp chí PEPS trao Giải thưởng "Bài báo khoa học được nhiều người quan tâm nhất năm 2021" về nghiên cứu nhiễm mặn.
Hơn 30 năm qua, bác sĩ Đặng Cát (86 tuổi) luôn nhiệt tình, dốc hết sức mình cho công việc chữa bệnh miễn phí.
Trước khi tìm về chốn cửa Phật chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, sư bác Thích Nữ Diệu Nhân từng làm bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương.
“Nữ bác sĩ mê mổ từ thiện” là cái tên mọi người dành cho PGS.TS Lâm Hoài Phương – người dành phần lớn cuộc đời đi xuyên 50 quốc gia mổ từ thiện.
Sau hơn 3 năm hoạt động, nhóm sơ cứu miễn phí Fas Angel đã giúp đỡ hàng nghìn người gặp nạn trên đường phố Hà Nội.
Trong trang viên dành cho các hài nhi này có đến gần 1.000 mộ phần. Những hài nhi đưa về đây ở nhiều nơi, do ai đó đưa đến từ phòng khám, bệnh viện.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4