Chè Liên nổi tiếng bị giả mạo, người tiêu dùng phát hoảng
Sau khi xác định được các đối tượng sản xuất hàng giả mạo nhãn hiệu Chè Liên với số lượng lớn để chuẩn bị tiêu thụ, lực lượng chức năng đã bắt quả tang.
Hội chứng hậu Covid-19 hay còn gọi Covid-19 kéo dài được xem là vấn đề rất đáng để quan tâm. Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), sau khi khỏi bệnh Covid-19 nhiều người có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe kéo dài hàng tuần hay thậm chí là hàng tháng; đối với cả F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ điều này đều có thể xảy.
Hội chứng covid-19 kéo dài có thể do nguyên nhân stress gây ra
Cảm giác lo âu, căng thẳng dẫn đến trầm cảm là một trong những vấn đề đáng ngại do hậu Covid-19, BS Trương Hữu Khanh, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), khẳng định.
Đại dịch Covid-19 kéo dài, mỗi người phải đối mặt với nhiều nỗi lo khác nhau, nó không chỉ xoay quanh về vấn đề vấn hđề cơm áo gạo tiền mà không những thế bản thân và gia đình cũng có thể nhiễm bệnh. Họ sợ khi mắc Covid-19 thì lo đến việc diễn tiến nặng, lại suy nghĩ khi khỏi bệnh rồi thì lại lo sẽ có nhiều di chứng mới hơn. Tất cả những sự lo lắng ấy chính là những tác nhân gây ra một số triệu chứng giống với hội chứng Covid-19 kéo dài như Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) đã nêu ra trước đó.
Bác sĩ Khanh phân tích: “ Có nhiều người họ bị stress và lo nghĩ rằng bản thân đau bụng thì họ sẽ nghĩ do Covid-19 gây ra viêm dạ dày , tim có vấn đề là do tức ngực, nhưng thật ra chúng ta đang stress vì sự xuất hiện của các triệu chứng Covid-19 kéo dài trong cơn hoảng loạn. Những người stress đa số họ sẽ không bao giờ nhận ra mình đang căng thẳng”. Chính vì vậy, người bệnh cần phải xác định xem bản thân có đang bị căng thẳng, lo lắng quá hay không. Nếu có thì cần tìm cách giải tỏa cơn stress đó. Trong thời điểm này yếu tố quan trọng giúp giảm căng thẳng là cần hạn chế tiếp xúc với các tin tức tiêu cực.
“ Người bệnh có thể tìm đên một bác sĩ mà mình coi là tin tưởng nhất để thảo luận về vấn đề mà mình đang gặp phải, tìm sự nâng đỡ tinh thần cho mình tốt hơn. Sẽ có những trường hợp đặc biệt, có những sự cố hiếm hoi nhất bởi vì y khoa cũng giống bất cứ lĩnh vực nào khác. Chúng ta đừng nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra với mình khi nhìn vào các trường hợp nặng. Điều quan trọng cần phải tập cách thay đổi suy nghĩ và tập thích ứng với điều đó", lời khuyên của BS Trương Hữu Khanh.
Hậu Covid-19 là tình trạng do SARS-CoV-2 còn trong cơ thể gây ra và làm cho không ít người lo ngại về điều này. BS Trương Hữu Khanh cho biết, về mặt y khoa tất cả các triệu chứng của hậu Covid-19 diễn ra khi cơ thể không còn vi rút, chỉ còn kháng nguyên và kháng nguyên này đang từ từ được đẩy ra khỏi cơ thể.
Nếu như trong cơ thể chúng ta xuất có hiện các triệu chứng như ho, khó thở, đau tức ngực, người bệnh cần phải lập tức đo huyết áp ngay, đo SpO2. Chỉ số từ 94 - 100% là chỉ số SpO2 của người bình thường ở trang thái khỏe mạnh. Cần liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu gặp chỉ số thấp hơn 94%. Chúng ta sẽ không đáng lo ngại khi hai chỉ số trên ở mức bình thường. Cần bổ sung nước, trái cây khi gặp phải trường hợp vùng miệng nóng đỏ, có dấu hiệu nhiệt miệng. Các F0 đã khỏi bệnh cũng cần phải lưu ý đến chế độ ăn uống. Bên cạnh đó có thể bổ sung các vi chất đang bị thiếu khi ăn đầy đủ các loại thực phẩm cần thiết.
“Nhiều người rất tò mò muốn xem tim, phổi mình có khỏe hay không thì họ cố vận động mạnh, chạy nhảy, leo cầu thang. Chúng ta đừng cố vận động mạnh như vây. Vì không thể nào xác định bằng mắt thường với các vấn đề về tim và phổi. Các triệu chứng của hậu Covid-19 sẽ dần dần thuyên giảm đi”, bác sĩ Khanh lưu ý.
“ Bệnh sởi gây ra ở trẻ em phải mất đến 3 tháng mới có thể hồi phục được. Cần hàng tháng mới có thể khỏe trở lại đối với những người bị bệnh thương hàn. Vậy cho nên làm sao đòi khỏe lại ngay được khi người mắc Covid-19 đang trong tình trạng cơ thể vừa phải huy động tất cả năng lượng để tạo ra hàng rào miễn dịch với một loại vi rút hoàn toàn mới”, BS Trương Hữu Khanh chia sẻ. Người bệnh có thể đến bệnh viện làm các xét nghiệm liên quan để có hướng điều trị sao cho thích hợp nếu gặp phải trường hợp các triệu chứng kéo dài không hề có dấu hiệu thuyên giảm.
Tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp giảm 50% nguy cơ phát triển các triệu chứng Covid-19 kéo dài, nghiên cứu được công bố trên tuần san khoa học nổi tiếng The Lancet ngày 1/9 cho biết. Người dân nên tiêm phòng đầy đủ để phòng ngừa hội chứng Covid-19 kéo dài, đó là lời kêu gọi của trang web chính thức của CDC Mỹ.
4 điều cần biết về hội chứng Covid-19 kéo dài
Trong chương trình Science in 5 (tạm dịch: Khoa học trong 5 phút) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiến sĩ Janet Diaz, trưởng bộ phận chăm sóc lâm sàng - chuyên gia y tế của WHO, thông tin:
1. Định nghĩa: Nếu bạn đã hồi phục sau Covid-19 nhưng một số triệu chứng vẫn kéo dài, thì đó được gọi là tình trạng hậu Covid-19 hoặc hội chứng Covid-19 kéo dài.
2. 3 triệu chứng phổ biến nhất: khó thở, rối loạn chức năng nhận thức (hay còn gọi là sương mù não), mệt mỏi. Ngoài ra, còn có hơn 200 triệu chứng được báo cáo ở các bệnh nhân đã khỏi Covid-19, như: đau ngực, khó nói, lo lắng hoặc trầm cảm, đau cơ, mất khứu giác, mất vị giác…
3. Tình trạng này kéo dài bao lâu? Có thể kéo dài 3 tháng, 6 tháng, thậm chí có báo cáo lên đến 9 tháng. Hiện vẫn còn nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm theo dõi những bệnh nhân phát triển hội chứng Covid-19 kéo dài.
4. Tác động của việc tiêm chủng: Ngăn ngừa Covid-19 là cách tốt nhất để ngăn chặn sự phát triển của các vấn đề sức khỏe hậu Covid-19. Tiêm vắc xin làm giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tỷ lệ tử vong, vì vậy tất cả những người đủ điều kiện nên tiêm phòng khi đến lượt. Các biện pháp y tế công cộng như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, rửa tay vẫn cực kỳ quan trọng hậu Covid-19.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Sau khi xác định được các đối tượng sản xuất hàng giả mạo nhãn hiệu Chè Liên với số lượng lớn để chuẩn bị tiêu thụ, lực lượng chức năng đã bắt quả tang.
Hà Nội yêu cầu không mang vật nuôi và các thiết bị phát âm thanh công suất lớn để phát tán âm thanh ra môi trường khi tới phố đi bộ Hồ Gươm
Người dân phản ánh đến trụ sở xã để làm việc nhưng không có cán bộ tiếp dân. Do đó, huyện tổ chức kiểm tra thì phát hiện lãnh đạo xã đi du lịch.
Dù chỉ có 1 tay nhưng anh Latief (người Indonesia) vẫn thoăn thoắt tác nghiệp, chụp ảnh gửi về tòa soạn. Câu chuyện về nam phóng viên này đã truyền cảm hứng cho nhiều người.
Lực lượng Công an phát hiện nhiều thịt heo đã chưa rõ nguồn gốc đã hỏng. Hiện trường khu vực mổ heo không đảm bảo vệ sinh, thịt heo bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Thi thể cháu bé L. được lực lượng chức năng và người dân tìm thấy cách vị trí gặp nạn ở Hội An khoảng 400 m.
Biến ý tưởng thành hiện thực, tiệm cắt tóc bằng lửa đặc biệt của anh Nguyễn Trọng Giàu (ngụ TP.HCM) đã được nhiều người đến trải nghịệm.
Sau khi đến bệnh viện thăm khám, người đàn ông được chẩn đoán phần đứng bờ cong nhỏ vùng thân vị có một khối u đường kính 3cm.
Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM đã tiến hành hỗ trợ trẻ em khuyết tật phẫu thuật, giúp các em có được cuộc sống bình thường.
Một người đàn ông thuê trọ ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) rơi từ tầng 6 tòa nhà xuống đất tử vong.
Ngày 16/5, Tổng Cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng TP. Hà Nội phát hiện hàng tấn kẹo Trung Quốc đang đóng gói dán mác thành kẹo Nhật Bản tại 2 kho chứa.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4