Bệnh viện yêu cầu người nhà đi mua dao mổ, tình trạng thiếu vật tư y tế bao giờ kết thúc?
Thực trạng thiếu thuốc men, vật tư y tế, thậm chí là dao mổ đang xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên mà còn ở nhiều bệnh viện khác trên cả nước.
Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, phần lớn trẻ em mắc Covid-19 không có biểu hiện triệu chứng hoặc bệnh ở mức độ nhẹ.
Tuy nhiên, có một tỷ lệ nhỏ trẻ nhiễm SARS-CoV-2 bị biến chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) ở hệ tim mạch, tiết niệu, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, da, mắt... Một số ca bị viêm cơ tim, rối loạn chức năng tim, chấn thương thận cấp tính và suy hô hấp. Những biến chứng này có thể xuất hiện vài tuần sau khi trẻ nhiễm SARS-CoV-2. Mặc dù là biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và cần được xử trí cấp cứu. Trong số này có cả trường hợp trẻ mắc Covid-19 không có triệu chứng trước đó.
Theo PGS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, nước ta đã ghi nhận các trường hợp mắc Covid-19 là trẻ em, trong đó có cả trẻ nhỏ. Dịch Covid-19 khiến nhiều trẻ em không được đến trường học trực tiếp, ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng tiếp thu kiến thức và sự phát triển của trẻ. Do đó, việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em nước ta đang được xem xét và ưu tiên.
Tại Mỹ và một số nước châu Âu như Đan Mạch, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Ba Lan… đã triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi với tỷ lệ bao phủ 30 - 58,2%.
Việc triển khai tiêm chủng cho trẻ em là để giảm sự lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng và bảo vệ sức khỏe trẻ em. Kết quả ban đầu của một số nghiên cứu cho thấy trẻ từ 12 tuổi trở lên đáp ứng tốt với vắc xin và an toàn. Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh và tính an toàn của vắc xin Covid-19 ở trẻ em đang tiếp tục được nghiên cứu.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và ghi nhận ở một số quốc gia, bệnh Covid-19 ở trẻ em thường nhẹ, nhất là trẻ nhỏ, nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng thấp.
Trong số các ca Covid-19 diễn biến nặng, trẻ em và vị thành niên dưới 18 tuổi chiếm 2 - 4,8%. Vì vậy, trong điều kiện nguồn cung ứng vắc xin Covid-19 còn hạn chế, tỷ lệ người lớn (nhóm có nguy cơ biến chứng và tử vong cao hơn) được tiêm chủng và tiêm đủ mũi còn thấp, cần ưu tiên vắc xin để tiêm chủng trước cho người lớn.
Cách tiếp cận này đang được triển khai ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nhằm duy trì các dịch vụ thiết yếu, mở lại các hoạt động sản xuất, khôi phục và phát triển kinh tế. Nhu cầu tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ em luôn được quan tâm. Tuy nhiên, cần hoàn thành triển khai tiêm chủng cho người lớn trước khi triển khai vắc xin trên diện rộng cho trẻ em.
“Với trẻ nhỏ, Bộ Y tế đã đặt mua vắc xin Pfizer để sớm tổ chức tiêm chủng cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi, dự kiến triển khai trong quý 4 năm nay, nếu các đơn vị cung ứng vắc xin thực hiện theo đúng tiến độ cam kết”, PGS Dương Thị Hồng cho biết.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Thực trạng thiếu thuốc men, vật tư y tế, thậm chí là dao mổ đang xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên mà còn ở nhiều bệnh viện khác trên cả nước.
Coi chất gây nghiện là giải pháp để giải tỏa tâm lý, áp lực,... nhiều bạn trẻ phải hối hận vì rối loạn tâm thần, mất chức năng điều khiển hành vi.
Chị L.A. nhập viện trong tình trạng đầu đau liên tục, bị co giật, phải kiểm soát bằng thuốc động kinh được bác sĩ xác nhận có ổ sán não.
Bản tin sức khỏe 24h ngày 10/8 sẽ có những tin chính: Việt Nam nghiên cứu sản xuất thuốc phòng bệnh đậu mùa khỉ, cả nước ghi nhận hơn 145.000 ca mắc sốt xuất huyết...
Ba sản phẩm mỹ phẩm này chứa hàm lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép và chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Do chủ quan bổ sung Vitamin B6 quá 70 lần so với mức khuyến nghị, một cụ ông mất khả năng đi lại vĩnh viễn.
Người mẹ 2 con bị hoại tử bụng, xuất hiện nhiều ổ áp xe,... nữ bệnh nhân cho biết trước đó đã tiêm chất làm tan mỡ tại một spa địa phương.
Tại Trung Quốc có ít nhất 35 ca nhiễm virus Langya henipavirus, khi mắc các bệnh nhân đều có biểu hiện sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau đầu, buồn nôn…
EU trì hoãn việc nhập lô vaccine vào tháng 6, thay vào đó họ sẽ chờ tới tháng 9 để được đảm bảo bổ sung thêm 15 triệu liều vaccine có khả năng kháng Omicron.
Trẻ em rất dễ bị nhiễm giun. Vì vậy, tẩy giun cho con định kỳ sẽ giúp bé phát triển tốt hơn, hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng và luôn luôn khỏe mạnh.
Vaccine Jynneos của Bavarian Nordic đã được Cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ cấp phép sử dụng để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4