Chạm nhẹ vào cây “sứ giả địa ngục” bé trai bị bỏng mặt
Vừa chạm nhẹ vào cây ngò tây (loài cây được gọi là “sứ giả địa ngục”) bé trai đã bị bỏng mặt, vết thương dần lan rộng.
Các phi tần người Mãn rất yêu cái đẹp. Khi ở trong cung, các cuộc đấu đá tranh giành quyền lực giữa những người phụ nữ của vua chúa là không thể tránh khỏi. Và một trong những cách để họ làm nổi bật bản thân hơn là sử dụng giày "Hoa bồn để". Mặc dù khi mang giày này rất khó di chuyển nhưng nó sẽ khiến dáng đi trông uyển chuyển hơn. Do hình dạng đặc biệt của những chiếc giày cũng khiến dáng người trông cao, thon thả hơn.
Ngoài ra, các phi tần nhà Thanh rất thích mặc "Kỳ bào" (Áo khoác choàng dài của người Mãn Thanh, sau này đã cách tân thành sườn xám ở thời hiện đại) và những chiếc giày "Hoa bồn để" sẽ giúp họ giấu đi đôi chân. Trong khi các phi tần người Hán hầu như đều có đôi chân nhỏ gọn do tục bó chân, còn các cô nương người Mãn lại không như vậy. Chính vì vậy, phụ nữ thời nhà Thanh phải tìm cách giấu đôi chân to của mình đi và những chiếc giày "Hoa bồn để" là lựa chọn tốt nhất vào thời điểm đó.
Liên quan chuyện công chúa báo thù cho cha
Một câu chuyện được truyền lại rằng, khi phụ vương của công chúa tộc Mãn Châu Đa La Cam Chu bị thủ lĩnh bộ lạc tên Cáp Tư Cổ Hãn sát hại, kinh thành A Khắc Đội của họ cũng bị chiếm cứ.
Công chúa đã quyết tâm đoạt lại thành trì, báo thù cho cha. Nhưng xung quanh thành là đầm lầy, nước sâu hơn 3 thước (hơn 1m) nên người và ngựa không cách nào qua được. Sau nhiều đêm suy nghĩ, nhớ đến đôi chân dài của hạc trắng, Đa La Cam Chu đã chế ra loại giày có phần đế cao giúp nàng đưa quân vượt đầm lầy, lấy lại kinh thành, hoàn thành tâm nguyện rửa hận báo thù.
Sau này, phụ nữ Mãn tộc hình thành thói quen sử dụng loại giày này khi đi hái nấm và quả dại để tránh côn trùng, rắn độc. Càng về sau kỳ hài ngày càng được chế tác tinh xảo, đẹp mắt và trở thành bản sắc "độc nhất vô nhị" của phụ nữ Thanh triều.
Xưa kia bàn chân “Kim liên tam thốn” (tức gót sen ba tấc) được xem là chuẩn mực cho nét đẹp của phụ nữ Hán tộc. Để sở hữu bàn chân như ý các thiếu nữ phải chấp nhận đau đớn thực hiện tục bó chân với quan niệm chân càng nhỏ càng đẹp.
Sau khi người Mãn lật đổ nhà Minh, lập ra nhà Thanh, triều đình phong kiến thực hiện nhiều quyết sách để truyền bá văn hóa của người Mãn, xóa bỏ ảnh hưởng phong tục tập quán của người Hán bao gồm việc cấm tất cả phụ nữ bó chân.
Tuy nhiên, nam giới nhà Thanh vẫn chịu ảnh hưởng của tục lệ cũ chỉ thích lấy vợ bó chân để tỏ ra là quý tộc. Còn phụ nữ Mãn tộc thì vốn quen với cưỡi ngựa săn bắn, sùng bái đôi chân tự nhiên.
Vậy là những chiếc kỳ hài ra đời để giải quyết mâu thuẫn. Kiểu giày với phần đế cao giúp đôi chân được giấu khéo léo dưới lớp xiêm y dài, không lộ bàn chân to thô mà họ cho là kém thẩm mỹ.
Người Mãn vốn đến từ vùng Đông Bắc lạnh lẽo nên việc mang giày đế cao có tác dụng giữ ấm, tránh khí lạnh nhiễm vào lòng bàn chân và toàn bộ cơ thể.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Vừa chạm nhẹ vào cây ngò tây (loài cây được gọi là “sứ giả địa ngục”) bé trai đã bị bỏng mặt, vết thương dần lan rộng.
Một bác sĩ thẩm mỹ đã cảnh báo đàn ông đang tự đặt mình vào nguy cơ ngực phát triển do lạm dụng steroid để có những múi cơ săn chắc.
Dù không được Sở Y tế cấp phép dịch vụ thẩm mỹ và vi phạm nhiều hoạt động, TMV Bạch Mai Hà Nội vẫn qua mắt khách hàng với những quảng cáo rầm rộ.
"Triển khai cấp thuốc lao nguồn bảo hiểm y tế" do Chương trình Chống Lao Quốc gia cùng cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ tổ chức ngày 1/7.
Những đứa trẻ ấy có quyền được sống, nhưng người lớn đã nhân danh quyền làm cha mẹ để ép con trẻ phải chết. Đó không phải tình yêu thương, mà đó là tội ác.
Uống nước đóng chai tưởng chừng vệ sinh, an toàn, nào ngờ mua phải nước đóng chai kém chất lượng, cặp vợ chồng trẻ mắc căn bệnh ung thư quái ác.
Bữa sáng rất quan trọng đối với cơ thể và sự phát triển trí não của trẻ. Không ăn sáng sẽ khiến trẻ thiếu hụt năng lượng và kém thông minh.
Theo thông tin từ Bộ Y Tế, hiện có 28 Sở Y tế và 12 bệnh viện tuyến Trung ương báo cáo thiếu thuốc, vật tư y tế tại đơn vị.
Báo cáo Bộ Y tế ngày 29/6 cho thấy, tính đến 6 tháng đầu năm 2022 cả nước ghi nhận 110 ca mắc bệnh viêm não virus, 3 người tử vong.
Hầu hết các chị em làm việc ở văn phòng đều gặp phải các vấn đề về chăm sóc da do môi trường làm việc máy lạnh, ngồi nhiều trước máy vi tính,...
Từng nhiều lần bị gia đình bệnh nhân bức xúc tố cáo vì những tắc trách, Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột lại vừa có sự cố chết người tại đây.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4