Những người lính quên mình trong "giặc lửa"
Ba người lính cứu hoả của Thủ đô hôm nay đã đưa được 8 người ra ngoài an toàn. Nhưng rồi cầu thang sập, vòi chữa cháy đứt, không còn dưỡng khí…họ đã hy sinh.
Tháng 4/2021, dịch Covid-19 bùng phát tại TP.HCM. Số ca nhiễm nhanh chóng tăng lên và "chạm đỉnh". Hàng loạt khu cách ly tập trung được thiết lập, người Sài Gòn bắt đầu quen với các dãy phố "băng bó" bởi các rào chắn hay sợi dây phong toả màu trắng - đỏ. "Sài Gòn ốm rồi", người ta tự nhủ nhau như thế.
Suốt 6 tháng đằng đẵng, có những nỗi đau không tả thành lời, có những giọt nước mắt lặng lẽ rơi, có những con người đã vĩnh viễn ra đi, và có cả những nỗi nhớ, niềm đau vĩnh viễn ở lại trong tâm thức. Nhưng sau tất cả, chúng ta vẫn tự hào vì giai đoạn đầy dũng cảm, mạnh mẽ để chiến thắng sự khó khăn trong cơn đại dịch. Năm 2022, một năm sau khi đại dịch Covid-19, tuyến bài này nhằm kỉ niệm, điểm lại những cột mốc thương đau lẫn sự kiên cường mà chúng ta đã từng đi qua...
Sài Gòn ơi! Cố lên...
Đó là một ngày tháng 6/2021, nước mắt tôi dàn dụa, Thu Phương (SN 1995, ngụ quận 8, TP.HCM) đã run rẩy viết những dòng này lên trang cá nhân. Sau ca nhiễm đầu tiên liên quan đến chợ Bình Điền, khu phố của Phương đã bị phong toả. Ngay sau đó, 9 ca nhiễm khác cũng được phát hiện qua test nhanh, một bầu không khí nặng nề bao trùm khắp xóm.
Phương kể, trong giai đoạn này, tim cô như hẫng đi một nhịp khi nghe tin người cô quen biết, người thân thương của cô ra đi vì COVID-19.
"Ngôi chùa đó là nơi gắn bó với ba thế hệ nhà mình. Bà cố mình vào những năm cuối đời, chọn xuất gia tại đây. Không lâu sau đó, ngoại mình cũng trở thành Phật tử. Mỗi tối, mẹ mình có thói quen vào chùa để tụng kinh với các sư cô. Hồi nhỏ, mỗi lần đến chùa mình hay được các sư cô gói cho ít bánh kẹo, trái cây mang về. Sự thanh tịnh của ngôi chùa như một nguồn nước mát lành, khiến ai bước vào đây cũng như được xoa dịu.
Mình cũng chẳng thể ngờ có ngày gần 40 sư cô trong chùa mắc COVID-19. Những bà lão neo đơn được các sư cô chăm sóc, mấy chú bảo vệ... cũng lần lượt bước lên chiếc xe cấp cứu về khu cách ly. Một sư cô đã không qua khỏi, lúc nghe tin, mẹ mình bỏ dở bữa cơm. Hai sư cô vẫn đang trở nặng, được điều trị trong bệnh viện Chợ Rẫy.
Ngoại mình, mẹ mình, những người gắn cả cuộc đời ở Sài Gòn cũng chưa bao giờ thấy thành phố này tổn thương như thế. Thật khó mà có thể tưởng tượng một ngày chợ truyền thống phải đóng cửa, phố xá lặng im. 24 giờ ở nhà của mình sẽ không dài thăm thẳm nếu như thi thoảng, mình lại nghe tiếng xe cấp cứu, dòng tiễn biệt một người thân ra đi vì COVID-19.
Những người mình thương quý, những người quen biết, những người mình đã chạm mặt ngoài đời, những người mình trò chuyện trên mạng xã hội... họ trở thành F0, một vài người bị COVID-19 mang đi. Tim mình hẫng đi một nhịp với những gì đang diễn ra xung quanh, giữa đại dịch.
Mình nói với một người anh rằng hay em bớt sử dụng mạng xã hội, em sợ khó mà gạn lọc nổi những thông tin tiêu cực mà mình phải đối diện. Chưa bao giờ, chúng ta khó khăn đến thế, và cũng chưa bao giờ, chúng ta thương nhau đến thế", Phương nói.
Những nỗi đau vẫn chưa thể hàn gắn
"Em ở quận 8, có ai còn giao hàng không? Em cần mua bông cúng, trái cây, mẹ và anh trai em vừa qua đời vì COVID-19".
Tháng 7 mưa trắng trời, trắng đất, chị B.N (ngụ quận 8) nghẹn ngào trải qua cái Vu Lan đầu tiên không có mẹ. Chị kể, mẹ sinh chị ra thì bị trầm cảm, nhưng bà kiên cường lắm! Bà làm công nhân, quần quật từ 7 giờ sáng đến 10 giờ đêm để nuôi con ăn học. Chị lớn lên bằng hơi ấm, tình thương bao la đó. Ấy vậy mà có ngày mẹ lại bỏ chị đi, vì COVID-19.
"COVID-19 thật khốc liệt và nghiệt ngã. Nó khiến chị không thể kề vai, áp má với mẹ, nhưng cách bà đã làm với chị hồi bé. Chị cũng không thể nắm tay, xoa dịu hay vỗ về bà. Mọi cuộc trao đổi đều qua điện thoại. Chị nghe được sự mệt mỏi của mẹ, bà không thể ăn được một bữa cơm ngon, không thèm bất kì món gì. Nhớ tới những kí ức sau cuối đó, nước mắt chị lã chã rơi", chị nhớ lại.
Gần 1 năm sau dịch COVID-19, bà Nguyễn Thị Ngọc Thuận (SN 1954) vẫn giữ thói quen thắp nhang, cầu nguyện vào mỗi tối, để những nỗi đau vĩnh viễn nằm lại trong kí ức. Bà là tiểu thương của chợ Xóm Củi, quận 8. Trong suốt thời gian TP.HCM phong toả để kiểm soát số ca nhiễm, bà liên tục nghe tin bạn bè ra đi. Đó là người bạn hàng thân thiết mấy mươi năm, đó là chú xe ôm, là cô bán chè...
Họ đã vĩnh viễn nằm lại trong kí ức của mọi người. Bà nói: "Từ sau dạo đó, tôi đã giữ luôn thói quen cầu trời Phật. Sự sống, hơi thở và bình yên trong tâm hồn vốn là điều quan trọng nhất. Tiền có rồi lại vơi, quan trọng là trải qua một cơn đại dịch, gia đình bạn còn đủ đầy thành viên, điều đó mới thật lớn lao".
Sau 1 năm, Sài Gòn đã "khoẻ" trở lại, thế nhưng kí ức về những ngày tháng đau thương vẫn còn đó, nằm lại trong tâm trí của những con người Sài Gòn - Những mảnh vỡ trái tim vẫn còn những vết cứa chưa thể hàn gắn lại. Người Sài Gòn mạnh mẽ lắm, ân tình lắm. Họ đang từng ngày cố gắng lao động để vượt qua quá khứ đau buồn thưở nào...
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Ba người lính cứu hoả của Thủ đô hôm nay đã đưa được 8 người ra ngoài an toàn. Nhưng rồi cầu thang sập, vòi chữa cháy đứt, không còn dưỡng khí…họ đã hy sinh.
Sinh ra và lớn lên từ một làng quê nghèo tại Hưng Yên, hơn 20 năm trước, chàng thanh niên Phan Văn Hiệu rời quê hương lập nghiệp.
Để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ của mình, chàng trai người Mông Xồng Bá Dìa đã không quản ngại khó khăn, gian khổ vượt núi, vượt “cổng trời” để đi học.
Nữ anh hùng La Thị Tám đã truyền cảm hứng cho sáng tác "Người con gái sông La" do nhạc sĩ Doãn Nho phổ nhạc dựa trên lời thơ của Nguyễn Phương Thúy.
Bác sĩ trẻ Tô Thành Tâm là một tấm gương sáng điển hình của thanh niên. Dù trẻ tuổi nhưng với sự tâm huyết, yêu nghề anh đã chữa bệnh giúp đỡ rất nhiều người.
Tống Vân Anh là nữ bác sĩ duy nhất làm việc tại Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 của Việt Nam tại Phái bộ Gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc.
Dành cả tuổi trẻ gắn liền với biển đảo, hy sinh thầm lặng cứu chữa cho bệnh nhân, bác sĩ Bùi Đình Lĩnh đã không được nhìn mặt cha mẹ lần cuối.
Tình yêu nghề và sự tận tâm với bệnh nhân của Y sĩ Đinh Văn Thưởng đã chữa trị và cứu sống biết bao bệnh nhân mắc bệnh lao.
Bản thân vợ chồng anh luôn mong muốn làm gì đó để giúp người. Tham gia hiến máu tình nguyện, anh lại càng thấy hạnh phúc vì đã làm việc có ích cho mọi người.
Cục Quản lý Dược thông tin, ngày 15/7 khoảng 3.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc... có giấy đăng ký lưu hành hết hạn cuối năm được gia hạn hiệu lực số đăng ký.
Hơn 3 năm về công tác tại xã khó khăn nhất ở Lai Châu, bác sĩ Lý Công Bằng không chỉ hết lòng vì bệnh nhân mà còn giúp người dân phát triển kinh tế.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4