Ông lão khóc ngất giữa ruộng dưa bị phá nát được quyên góp 50 triệu đồng
Tấm lòng của mạnh thường quân dành cho ông Phan Văn Tôn (60 tuổi, ngụ Nghệ An) đã khiến nhiều người phải xúc động.
Những cuộc chia ly đầy nước mắt
Cô Kim Phấn năm nay đã ngoài 60 tuổi, dáng người mảnh khảnh, bé nhỏ. Hơn 13 năm qua, người phụ nữ này đã âm thầm làm công việc gieo chữ và thắp lên niềm hy vọng, niềm vui sống cho những trẻ em ung thư. Căn phòng nằm trong Bệnh viện Ung bướu TP.HCM chỉ vọn vẻn 30m2, nhưng đây là nơi chứng kiến bao lần khóc cười của cô Phấn và lũ trẻ nhỏ.
Cô kể: "Năm 2009, tôi là giáo viên của trường Tiểu học Đuốc Sống (quận 1). Tôi hay thu thập mấy mẩu chuyện nho nhỏ để kể cho học trò nghe, trong đó chuyện về Ước mơ của Thúy. Từ chương trình do báo Tuổi trẻ tổ chức, tôi bén duyên với công việc dạy dỗ những đứa trẻ ung thư từ đó. Nhận lời rồi, chuẩn bị đi dạy rồi nhưng thú thật tôi vẫn chưa sẵn sàng về mặt tâm lý. Ngày đầu tiên đi dạy, trước mắt tôi là những đứa trẻ trọc tóc vì hóa trị. Chúng bé xíu, mong manh khiến tôi lo lắng vô cùng. Tôi không biết rằng các con có ổn không, có học được không.
Học trò tôi có những em phải gián đoạn việc học vì những đợt hóa trị, xạ trị đầy đớn đau. Chúng gượng dậy đến lớp với niềm say mê với con chữ. Tôi bắt đầu dạy các em tập đọc, làm toán, học chính tả".
Đối với cô Phấn, khó khăn lớn nhất không nằm ở bài giảng mà là ở cảm xúc. Đôi lúc, cô cảm thấy hụt hẫng và đau buồn vô cùng khi chứng kiến học trò mình ra đi. Đó là những đứa trẻ bị bệnh K "quật ngã", bỏ lại những quyển tập, trang sách còn dang dở nét chữ.
Những lúc như thế, trái tim của cô vỡ ra, cô thương học trò mình vô cùng. Đối với cô, việc các em được đến lớp đã là sự cố gắng không ngừng nghỉ. "Ban đầu, tôi dạy cùng một số giáo viên khác nhưng họ đều bỏ cuộc vì ... đau lòng quá. Tôi cũng không nhớ mình đã có bao lần rơi nước mắt vì những cuộc chia ly như thế", cô Phấn tâm sự.
Lớp học của cô Phấn
Đồng hành với bọn trẻ gần 13 năm, chính cô Phấn cũng đã có bao lần khóc cười. Cô hạnh phúc vì bàn tay bé xíu nắn nót được chữ O, chữ A, đọc trôi chảy từng câu, làm đúng một phép toán. Trong bốn bức tường trắng toác của bệnh viện, đây là niềm vui duy nhất của bọn trẻ.
Trung thu, Tết thiếu nhi... cô vẫn tổ chức chương trình nho nhỏ để cho bọn trẻ có thêm niềm tin vào cuộc sống. Có những em rất yếu ớt nhưng vẫn ngóng trông giờ đến lớp. "Tôi thấy thương nhất là những học trò một tay cắm ven truyền dịch, tay kia viết bài. Chính sự ngây thơ, hồn nhiên và đáng yêu của bọn nhỏ khiến tôi có thêm động lực đến lớp. Ban đầu, tôi vẫn chưa hưu trí nên làm cả tuần, dạy trung tâm, cuối tuần lại đến bệnh viện dạy học. Tôi hầu như không có thời gian cho bản thân mình. Nhìn lại hai năm đó, tôi cũng không biết mình đã vượt qua thế nào, vun vén thời gian làm sao, chỉ muốn cố gắng từng ngày, từng giờ mà thôi".
Mỗi học trò đều để lại trong lòng cô Phấn một kỉ niệm, câu chuyện không quên. Có những em bé được trở về nhà, nhưng cũng có những em đã mãi mãi lìa xa cõi đời này. Những lần như thế, cô lẳng lặng gấp tập, vở và album chứa ảnh của các em cất vào thùng giấy. Sau này, những kỉ vật cuối cùng ấy sẽ được chuyển về cho gia đình các em.
Đối với cô, bài học trên lớp của các em là vô cùng quý giá. Bởi, bọn trẻ ngồi dưới không biết rằng, đâu sẽ là ngày cuối cùng của mình trên cõi đời này. "Hằng năm, tôi vẫn đón xe và về thăm quê nhà của một số em nhằm trao trả kỉ vậy. Đó là những kí ức sau cuối đọng lại trong tôi, về những thiên thần bé nhỏ".
Mùa dịch Covid-19 vừa qua, cô Phấn đã phải chuyển sang dạy online và tổ chức bài vở theo hình thức khác. Tuy nhiên, những đứa trẻ tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM vẫn luôn trông ngóng hằng ngày. Bởi trong mắt chúng, cô chính là "bà tiên" mang đến nhiều niềm vui trong tuổi thơ đầy trong trẻo.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Tấm lòng của mạnh thường quân dành cho ông Phan Văn Tôn (60 tuổi, ngụ Nghệ An) đã khiến nhiều người phải xúc động.
Theo báo cáo, Nhà hát Kịch Hà Nội không cử cán bộ và cũng không có chuyến đi công tác nào tại châu Âu.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Anh Tuấn về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo đó, bộ phim Thương ngày nắng về có sự góp mặt của Hồng Đăng vẫn lên sóng theo lịch. Đại diện nhà sản xuất cho biết ê-kíp phim tiếp tục quay.
Tập đoàn Maiquer (Tân Cương, Trung Quốc) đang bị điều tra sau khi 2 lô sản phẩm sữa của hãng này bị phát hiện có chất phụ gia trái phép propylene glycol.
Cơ quan chức năng huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) ra quyết định đình chỉ công tác Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Xuân Thắng để làm rõ hành vi sàm sỡ nữ sinh lớp 10.
UBND tỉnh Hà Giang đã ra quyết định xử phạt 459 triệu đồng với Công ty CP Hải Hà do hành vi xả thải ra môi trường.
Trưa nay 4/7, tại một số khu vực nội thành Hà Nội đã xảy ra tình trạng điện áp tăng vọt, khiến nhiều gia đình, cơ quan bị cháy, chập thiết bị.
Nhiều tổ chức kinh doanh, bán hàng đa cấp vẫn luôn nhắm đến đối tượng “tiềm năng” là sinh viên các trường đại học, cao đẳng để mở rộng hoạt động của mình.
Trong lúc đang tắm biển Thiên Cầm (tỉnh Hà Tĩnh), hai mẹ con không may bị đuối nước. Hiện đã tìm thấy thi thể của người mẹ, còn người con mất tích.
Mới đây, nhãn hàng cốc nguyệt san LINCUP bị tố bùng tiền booking. Sự việc này chưa có hồi phân giải, khiến dư luận hết sức bất bình vì cách làm việc thiếu chuyên nghiệp.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4