Tranh cãi việc nhà hàng phụ thu 4,5 triệu cho 18 kg hải sản
Theo ý kiến của nhiều người, mức phụ thu tùy thuộc vào giá trị nguyên liệu, món được yêu cầu chế biến và độ “sang trọng” của nhà hàng.
Đối với hình thức gửi tiền không kỳ hạn, hiện nay ngân hàng VietinBank có mức lãi suất 0,25% áp dụng cho gửi tiền trực tuyến, là cao nhất so với các ngân hàng. Còn lại chủ yếu rơi vào mức 0,1-0,2% áp dụng tại quầy và 0,1-0,25% gửi trực tuyến
Kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng, ngoài hai cái tên quen thuộc là Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) giữ mức gửi tiết kiệm tại quầy cao nhất là 4%, còn có những cái tên mới có mức lãi suất tương tự gồm Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PG Bank) và Ngân hàng Quốc tế (VIB). Ngoài ra, còn có Ngân hàng ABBank cũng đang áp dụng mức lãi suất 4% cho kỳ hạn 3 tháng.
Kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng, Ngân hàng Xây dựng (CBBank) dẫn đầu với mức lãi suất lần lượt là 6,5% và 6,6%.
Kỳ hạn 12 tháng, Ngân hàng SCB đang có mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất là 7,3%.
Kỳ hạn 13 tháng “gọi tên” Ngân hàng ABBank với mức lãi suất hấp dẫn lên tới 8,3%.
Kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng, SCB đều giữ ngôi vị “quán quân” với cùng mức lãi suất là 7,3%. Ngoài ra, còn có Ngân hàng KienLongBank cũng áp dụng mức lãi suất 7,3% cho kỳ hạn 36 tháng.
Nhìn chung, hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến tại các ngân hàng có mức lãi suất và ưu đãi hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm tại quầy.
Kỳ hạn 1 tháng, khách hàng có nhiều sự lựa chọn giữa các ngân hàng có mức lãi suất lên tới 4%, như SCB, PVcomBank, VIB.
Kỳ hạn 3 tháng, tương tự khách hàng cũng có nhiều sự lựa chọn giữa các ngân hàng có mức lãi suất lên tới 4% như KienLongBank, MSB, PVcomBank, SCB, VIB.
Ngân hàng SCB cho thấy sự thống trị đối với tất cả các kỳ hạn gửi tiết kiệm trực tuyến dài hơn, cụ thể:
Có gần 10 ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm trong giai đoạn nửa cuối tháng 5, phần lớn đều tăng lãi suất, dao động 0,1-0,8% một năm.
Ngân hàng VIB có mức tăng 0,8%/năm cho tiền gửi online kỳ hạn 9, 11 tháng và kỳ hạn 9 tháng gửi tại quầy. Đây cũng là mức tăng mạnh nhất trong toàn ngành tính từ đầu năm đến nay. Ngoài ra, các kỳ hạn khác cũng được cộng thêm lãi suất 0,3-0,7% một năm. Tuy nhiên với mức nền lãi suất cũ khá thấp, thứ hạng của VIB cũng không được cải thiện nhiều sau động thái trên.
Các ngân hàng như OceanBank, BaoVietBank, PGBank, ACB... đợt này cũng đua nhau tăng lãi suất với mức phổ biến 0,3-0,4%/năm. Nhờ đó, BaoVietBank nâng thứ hạng từ vị trí 11 lên xếp thứ 4 ngân hàng có lãi suất cao nhất thị trường. OceanBank cũng tăng 6 bậc lên đứng vị trí thứ 6. Còn lại các nhà băng như BacABank, GPBank... chỉ nhích nhẹ thêm 0,1-0,2%/năm.
Ngoài các nhà băng đang dẫn đầu về lãi suất ở trên, nhiều ngân hàng khác cũng đang áp dụng mức lãi suất hấp dẫn trên 7%. HDBank tiếp tục duy trì ở mức 7,15%/năm, áp dụng cho số tiền gửi từ 300 tỷ đồng trở lên gửi tại kỳ hạn 13 tháng.
Theo sau đó là hai ngân hàng Techcombank và ACB với lãi suất khá cao là 7,1%/năm. Techcombank áp dụng mức lãi suất này với khoản tiết kiệm tối thiểu 999 tỷ đồng tại kỳ hạn 12 tháng. Trong khi đó ACB đang niêm yết lãi suất 7,1%/năm cho tiền gửi từ 100 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng.
Một số ngân hàng khác cũng có lãi suất cạnh tranh trên thị trường như: MSB (7%/năm), LienVietPostBank (6,99%/năm), Ngân hàng Bắc Á (6,90%/năm), Ngân hàng Quốc dân (6,90%/năm), MBBank (6,9%/năm), VietBank (6,9%/năm), Ngân hàng Việt Á (6,9%/năm)...
Khảo sát trong nhóm “Big 4” ngân hàng Việt Nam, BIDV và VietinBank có lãi suất cao nhất là 5,6%/năm. Trong khi đó Vietcombank và Agribank huy động vốn với lãi suất cao nhất là 5,5%/năm.
Trước đó, giữa tháng 5 cũng đã có 11 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Trong đó, nhiều nhà băng đưa ra biên độ tăng trên 0,3% một năm như NCB, GPBank, Sacombank, VietABank...
Lãi suất tiền gửi liên tục đi lên giúp huy động vốn của các tổ chức tín dụng trong quý đầu năm tăng 2,15% so với cùng kỳ, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước. Riêng người dân đã gửi ròng gần 174.000 tỷ đồng, nâng tổng số tiền gửi của cư dân lên mức 5,47 triệu tỷ đồng, tăng 3,28% so với cuối năm 2021.
Xu hướng đổ về kênh tiền gửi ngân hàng cũng diễn ra trong bối cảnh các kênh đầu tư nóng trước đó dần hạ nhiệt.
Trên thị trường chứng khoán, tính từ đầu tháng 4 đã có 27 phiên thanh khoản dưới 20.000 tỷ đồng. Trong đó, gần một tháng qua chỉ có 5 phiên giao dịch vượt mốc 15.000 tỷ đồng. Mức thanh khoản trên tương đối thấp so với trung bình 26.000 tỷ đồng trong quý đầu năm.
Kênh trái phiếu cũng dần lắng xuống sau nhiều động thái vĩ mô nhằm siết chặt thị trường. Báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết, tháng 4 có 23 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với giá trị 16.470 tỷ đồng, tuy tăng so với 2 tháng liền trước nhưng vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung của năm ngoái.
Nhiều tổ chức, chuyên gia về tài chính đều thống nhất rằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng từ giờ đến hết năm. VnDirect đánh giá, lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng cao trong những quý tới sẽ “thúc” các ngân hàng tăng lãi suất. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không lớn, khoảng 30-50 điểm cơ bản cho cả năm. Trong đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên 5,9-6,1% một năm vào cuối năm 2022 (hiện ở mức 5,5-5,7% một năm), vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7% một năm.
Cùng quan điểm, Chứng khoán BSC cho rằng mặt bằng lãi suất huy động sẽ tăng nhẹ 0,5-1% trong năm 2022. Dự báo trên đến từ kịch bản lạm phát tăng và tỷ lệ cho vay trên huy động của các ngân hàng thương mại có dấu hiệu tăng trở lại.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Theo ý kiến của nhiều người, mức phụ thu tùy thuộc vào giá trị nguyên liệu, món được yêu cầu chế biến và độ “sang trọng” của nhà hàng.
Với 100% ý kiến tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý giảm tiếp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, bắt đầu áp dụng từ 11/7.
Người tiêu dùng bất ngờ khi một số siêu thị ở TP.HCM có tình trạng quầy sữa đang được khuyến mãi nhưng giới hạn số lượng được mua.
Trước sự bức xúc của người dân và du khách về việc tăng giá vé tàu và phí vận tải hàng hóa, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi sẽ xem xét lại các mức giá này.
Ông Nguyễn Đức Thái được xác định có khuyết điểm trong chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, biên soạn, phát hành sách giáo khoa mới tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Khuyến cáo của Bộ Xây dựng về xây dựng nhà riêng lẻ; Hộ nghèo được hỗ trợ tiền xây nhà mới… là những tin chính sẽ có trong bản tin BĐS 24h ngày 6/7/2022.
Giá vàng trong nước tiếp tục giảm khá sâu ở nhiều hệ thống cửa hàng, trong bối cảnh giá vàng thế giới cũng lao dốc mạnh vì đồng USD lên đỉnh hai thập kỷ.
Trung Quốc tạm dừng toàn bộ hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu số II Kim Thành do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên hàng hóa của Việt Nam.
Việc tăng giá vé tàu và tăng phí gửi hàng hóa tuyến Lý Sơn – Sa Kỳ khiến người dân và du khách bức xúc.
Hà Nội làm hầm qua đê sông Hồng; Đà Nẵng mời thầu 19 gói dự án xây dựng Bến cảng Liên Chiểu… là những tin chính sẽ có trong bản tin BĐS 24h ngày 5/7/2022.
Giá vàng trong nước đồng loạt giảm, trong bối cảnh giá vàng thế giới đang gặp nhiều áp lực trước đồng USD mạnh và triển vọng tăng lãi suất của ngân hàng trung ương.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4