Có quy định mới, cò đất đổ xô đi học chứng chỉ hành nghề bất động sản
Nhiều cò đất, người môi giới nhà đất đang đổ xô đi thi lấy chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản khi có quy định mới siết lại việc quản lý lao động.
Đây là cảnh báo của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). Bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Truyền thông (Cục Quản lý lao động ngoài nước), cho biết thời gian vừa qua, Cục đã nhận được nhiều thông tin phản ánh của người lao động (NLĐ) về việc bị môi giới lừa đảo đưa Hàn Quốc làm lao động thời vụ.
Theo phản ánh, các đối tượng môi giới chào mời, quảng bá có thể đưa NLĐ sang làm công việc thời vụ tại Hàn Quốc với visa C4 và E8 theo Thỏa thuận ký kết giữa địa phương của Việt Nam với địa phương của Hàn Quốc, nhằm thu lợi bất chính.
Ngay cả đối với NLĐ ở địa phương chưa có thỏa thuận với địa phương của Hàn Quốc, đối tượng môi giới cũng hứa hẹn làm thủ tục chuyển hộ khẩu đến địa phương đã có thỏa thuận với Hàn Quốc để thu thêm tiền của NLĐ.
Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định Chương trình đưa lao động sang làm công việc thời vụ tại Hàn Quốc được thực hiện theo Thỏa thuận ký giữa địa phương của Việt Nam và địa phương của Hàn Quốc, do vậy, chỉ NLĐ của địa phương có ký thỏa thuận với địa phương của Hàn Quốc mới được tham gia chương trình.
Đến nay mới có 8 tỉnh, thành phố ký thỏa thuận với các địa phương của Hàn Quốc về chương trình trên gồm: Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Hà Nam và Cà Mau.
Tại các địa phương triển khai chương trình này, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) là cơ quan quản lý thực hiện và Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở LĐ-TB-XH là đơn vị trực tiếp tuyển chọn, hoàn thiện hồ sơ và phái cử lao động sang làm việc tại Hàn Quốc.
Tất cả các thủ tục như ký kết bản ghi nhớ, tuyển chọn lao động thời vụ được thực hiện trực tiếp bởi chính quyền địa phương của hai nước, hướng đến tính minh bạch và công bằng, tuyệt đối nghiêm cấm sự can thiệp hoặc môi giới của cá nhân hay tổ chức bên ngoài, do đó có thể cắt giảm các chi phí không cần thiết, phòng chống việc bỏ trốn và đảm bảo tối đa lợi ích kinh tế cho NLĐ.
Ngoài chính quyền địa phương, mọi cơ quan, tổ chức hay cá nhân khác đều không được thực hiện hành vi chiêu mộ, tuyển chọn và phái cử lao động thời vụ, không được ủy quyền, do đó, không thể nhận bất cứ khoản lệ phí nào. Nếu vi phạm nội dung này, chính quyền địa phương, hoặc người nước ngoài sẽ không thể tham gia vào chương trình phái cử lao động thời vụ tiếp theo.
“Các địa phương cũng lựa chọn rất kỹ lao động trước khi giới thiệu công việc cho lao động tham gia chương trình này. Bởi vậy, rất khó để các đối tượng môi giới nhét người không đủ điều kiện, năng lực vào", lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước nhấn mạnh.
Để tránh bị lừa đảo, Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo người lao động cần tìm hiểu rõ thông tin và chỉ đăng ký tham gia chương trình này thông qua các cơ quan chức năng tại địa phương là Sở LĐ-TB-XH và Trung tâm Dịch vụ việc làm.
Ngoài ra, NLĐ có thể tìm hiểu thêm thông tin có liên quan tại Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 024.38249517, hoặc thông tin trên webite: dolab.gov.vn.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đầu năm 2022, Bộ Tư pháp Hàn Quốc cũng đã thông báo dự kiến áp dụng một số quy định liên quan đến lao động thời vụ (E8) như: mở rộng phạm vi đối với người nước ngoài được tham gia lao động thời vụ tạm thời, mở rộng các chế độ ưu tiên đối với lao động thời vụ trung thành như đảm bảo cơ hội tái nhập cảnh. Đây là cơ hội cho lao động Việt Nam tại 8 địa phương sang làm việc tại Hàn Quốc trong thời gian tới.
Nhức nhối lừa đảo xuất khẩu lao động khi dịch bệnh phức tạp
Trước đó, cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo liên quan đến lừa đảo xuất khẩu lao động, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Covid-19 khiến cho các hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài bị gián đoạn, trong khi tỷ lệ thất nghiệp trong nước tăng cao nên NLĐ có tâm lý muốn nhanh chóng tìm được công việc có mức thu nhập tốt để trang trải cuộc sống. Lợi dụng tâm lý này, các đối tượng lừa đảo xuất khẩu lao động ngày thời gian qua xuất hiện ngày càng nhiều.
Theo phản ánh, các đối tượng thường đăng bài quảng cáo tuyển dụng, đơn hàng đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan với chi phí rẻ, tiêu chuẩn tuyển chọn thấp, quy trình phỏng vấn và học ngoại ngữ rất đơn giản. Với lý do dịch bệnh, NLĐ được yêu cầu thực hiện các thủ tục đăng ký qua hình thức online. Sau khi nạn nhân chuyển tiền cọc, các đối tượng này sẽ biến mất.
Các chuyên gia lưu ý, NLĐ cần cần phải xác định được tên công ty đang đăng tuyển và tiến hành xác minh thông qua người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động để kiểm chứng xem công ty đó có giấy phép hay không. NLĐ cũng có thể tham khảo thêm thông tin trên website của Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB-XH để đối chiếu thông tin các công ty được cấp phép.
Bên cạnh đó, NLĐ nên yêu cầu nhân viên tư vấn online gửi các hình ảnh, giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của công ty ở Việt Nam và nước tiếp nhận. đối với đơn vị trong nước, NLĐ có thể yêu cầu xem giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hình ảnh hoạt động, website công ty. Đối với công ty tiếp nhận tại nước ngoài, NLĐ có thể yêu cầu tham khảo hình ảnh nơi làm việc, hình ảnh lao động Việt Nam đã sang làm việc hoặc website chính thức của công ty đó. Nếu thông báo tuyển dụng là giả mạo, đối tượng sẽ rất khó cung cấp đầy đủ các thông tin này.
Về thông tin xuất hiện trong các bài quảng cáo, NLĐ cũng cần bình tĩnh kiểm tra tính chính xác của từng nội dung. Về mức lương, các thị trường XKLĐ phổ biến hiện tại như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đều có mức lương cơ bản được chính phủ công khai. NLĐ có thể tự so sánh để phát hiện xem mức lương đăng tuyển có bị "thổi phồng" để tăng tính hấp dẫn hay không. Về chi phí tham gia, các công ty đều phải bảo đảm tuân theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Vì thế, NLĐ có thể nhận biết dấu hiệu lừa đảo nếu chi phí được quảng cáo là thấp, có nhiều hỗ trợ hấp dẫn.
Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong năm 2021 Việt Nam đã đưa được 45.058 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chỉ đạt 50,06% kế hoạch được giao năm 2021 (90.000 lao động). Riêng thị trường Hàn Quốc đưa được 1.036 lao động.
Trong năm 2022, Bộ LĐTBXH đặt mục tiêu đưa 90.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định; tiếp tục hoàn thiện, thúc đẩy ký kết các Thỏa thuận về hợp tác lao động với các nước tiếp nhận.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Nhiều cò đất, người môi giới nhà đất đang đổ xô đi thi lấy chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản khi có quy định mới siết lại việc quản lý lao động.
Thời gian gần đây, trên các diễn đàn làm đẹp “nổi lên” thông tin, Phòng khám thẩm mỹ Venus by Asian lừa đảo khách hàng. Vậy thực hư của những tin đồn đó là gì?
Điều kỳ lạ nặm ở ngọn tháp ngôi chùa được xây “từ trên nóc xuống” và khi nhìn từ xa tất cả mọi người đều có thể thấy được điều đó.
Mưa lớn nhiều tuyến đường Hà Nội bị ngập, xuất hiện nhiều kiểu dịch vụ “ăn theo” do người dân tự sáng tạo khá độc đáo và là cơ hội kiếm tiền của nhiều người.
Với hơn 200 tỷ đầu tư xây dựng bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Bạc Liêu, thế nhưng hơn 1 năm qua vẫn không đưa vào hoạt động gây lãng phí.
Từ 15h00 ngày 23/5, giá xăng dầu bán lẻ trong nước được điều chỉnh, mỗi lít xăng tăng khoảng 670-680 đồng, lập đỉnh mới trong khi các loại dầu giảm 760-1.100 đồng/lít, kg.
Sân bay thứ 2 ở Hà Nội sẽ xây dựng tại Thường Tín; Quy định bồi thường đất ở Hải Phòng… là những tin chính sẽ có trong bản tin BĐS 24h ngày 23/5/2022.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng đầu tuần, trong khi giá vàng thế giới cũng được đồng thuận dự báo tiếp tục tăng tuần này, dù đang đối mặt áp lực tăng lãi suất.
Công ty TNHH Thương mại HAND Việt Nam bị Cục An toàn thực phẩm xử phạt 110 triệu đồng vì quảng cáo sản phẩm Dạ dày Tâm Vị trái phép.
Nhiều cửa hàng ven biển Đà Nẵng trước kia phục vụ khách quốc tế chưa mở cửa trở lại do vắng khách, rơi vào tình cảnh nhếch nhác, bỏ hoang.
Trên nhiều nhóm, hội kín, vé chợ đen trận chung kết môn bóng đá nam SEA Games 31 giữa U23 Việt Nam - U23 Thái Lan được rao bán đến hàng chục triệu đồng/đôi.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4