Tranh cãi việc nhà hàng phụ thu 4,5 triệu cho 18 kg hải sản
Theo ý kiến của nhiều người, mức phụ thu tùy thuộc vào giá trị nguyên liệu, món được yêu cầu chế biến và độ “sang trọng” của nhà hàng.
Đầu năm 2021, đất nền ở xã Tân Lợi, An Khương (tỉnh Bình Phước) đột ngột sốt nóng trước thông tin "sắp có quy hoạch mở rộng sân bay Técníc Hớn Quản". Một mét ngang mặt tiền ở các tuyến đường liên xã được thổi lên 350-500 triệu đồng, thậm chí 600 triệu đồng từ mức 60-70 triệu đồng. Đất nông nghiệp nằm sâu bên trong đường cũng được chào bán với giá 2-3 tỷ đồng một sào. Nhưng chỉ ít lâu sau, giá đất nhanh chóng hạ nhiệt, giảm 30-40% so với giai đoạn cao điểm nhưng không còn cảnh nhà đầu tư tấp nập đặt cọc, nhiều người cũng ôm trái đắng vì không kịp thoát hàng.
Câu chuyện ở Bình Phước được xem là cơn sốt đất ảo đầu tiên của năm 2021. Giá đất sốt nóng sau đó tiếp tục diễn ra trên diện rộng. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên & Môi trường cuối quý I, sốt đất xảy ra ở vùng ven Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình, Phú Thọ, Đồng Nai, Bình Dương, Thái Bình, Cần Thơ, Hải Phòng, Bắc Giang.
Giữa năm, cơn sốt này phần nào bị chững lại trước làn sóng Covid-19 cũng như động thái siết thị trường của các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, giá đất lại bắt đầu có hiện tượng sốt trở lại tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hoà, Quảng Trị vào các tháng cuối năm.
Đặc điểm chung của những nơi sốt đất xuất hiện là có thông tin liên quan đến quy hoạch đô thị, giao thông, nâng cấp các đơn vị hành chính từ huyện lên quận, thành phố, xã lên phường. Giới đầu cơ gom hàng, gom đất vì kỳ vọng tăng giá trong tương lai. Kể từ khi có chủ trương quy hoạch, đất xung quanh dự án bắt đầu được giá. Mức giá thông thường sẽ lần lượt tăng thêm khi quy hoạch được phê duyệt, dự án được hình thành, triển khai, hoàn thành.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Môi giới bất động sản, hầu hết các thông tin quy hoạch đều mới là chủ trương, chưa có gì rõ ràng. Thậm chí có những trường hợp lợi dụng ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nhà nước, tạo dựng tài liệu giả để tung tin, tạo sóng, lôi kéo nhà đầu tư.
Việc tạo sốt đất, mà phần lớn là sốt đất ảo, về bản chất chỉ làm lợi cho nhóm tạo sốt cò mồi, đầu cơ, và một số ít người may mắn. Còn đa số nhà đầu tư, đặc biệt là những người vào càng sau, sẽ càng chịu thiệt khi mua với giá cao vượt xa giá trị thực tài sản.
Trong năm 2022, Ban quản lý dự án các công trình giao thông TP.HCM dự kiến sẽ khởi công 10 dự án giao thông lớn, trong đó có các dự án tập trung giải quyết tình trạng quá tải giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình).
Cụ thể, các dự án quanh sân bay gồm có mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, cải tạo đường Cộng Hòa, xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa, mở rộng đường Trường Chinh, Tân Kỳ- Tân Quý...
Về kế hoạch năm 2022, theo Ban quản lý dự án các công trình giao thông, dự kiến kế hoạch vốn cần sử dụng hơn 5.000 tỷ đồng, giải ngân đạt tỷ lệ trên 95% kế hoạch vốn được giao năm 2022.
Ban sẽ tập trung triển khai 22 nhóm giải pháp, chương trình hành động, trong đó: trình phê duyệt 38 dự án (vành đai 2, vành đai 3…); khởi công 16 gói thầu, dự án (gồm nút giao An Phú, mở rộng quốc lộ 50…); hoàn thành 26 dự án, gói thầu (nhánh cầu 2 dự án xây mới cầu Bưng, mở rộng đường Hoàng Minh Giám, dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn 2...).
Ban cũng phối hợp với Sở Giao thông Vận tải TP. HCM báo cáo UBND để sớm có chủ trương cho phép lập đầu tư công và kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP 42 dự án (33 dự án đầu tư công, 9 dự án theo phương thức PPP).
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định 5380/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu chức năng đô thị Nam đường Vành đai 3 (tên thương mại The Manor Central Park), tỷ lệ 1/500 (ô quy hoạch ký hiệu 15 và một phần ô quy hoạch ký hiệu 19), tại phường Đại Kim (quận Hoàng Mai) và xã Thanh Liệt (huyện Thanh Trì).
Theo quyết định vừa được phê duyệt, tổng diện tích đất nghiên cứu điều chỉnh cục bộ quy hoạch khoảng 25.980m2; trong đó, ô quy hoạch ký hiệu 15 có diện tích 8.757m2; một phần ô quy hoạch ký hiệu 19 có diện tích 17.223m2.
Nội dung điều chỉnh gồm diện tích một số lô đất, hình thức sử dụng (từ nhóm nhà vườn, nhóm nhà ở biệt thự đơn lập sang nhóm nhà ở kết hợp dịch vụ) và chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tại các lô đất trên nguyên tắc giữ nguyên vị trí, phạm vi ranh giới, chức năng sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật chung của ô quy hoạch, không làm thay đổi cơ cấu phân khu chức năng của Quy hoạch chi tiết được duyệt, bảo đảm các chỉ tiêu hạ tầng xã hội…
Dự án BT nhiều “ồn ào” này do UBND TP. Hà Nội và Bitexco ký hợp đồng quy định quỹ đất đối ứng giao cho Bitexco đầu tư xây dựng kinh doanh năm 2014, với diện tích là 20,8 ha tại khu đô thị Nam đường vành đai 3 quy mô 65,8 ha.
Tuy nhiên, Bitexco cho biết, đến nay Hà Nội chưa thực hiện việc giao 6,6ha quỹ đất đối ứng giai đoạn 2 cho Bitexco, vì cho rằng quỹ đất 14,2 ha giao cho nhà đầu tư xây dựng nhà thấp tầng để bán đã vượt giá trị công trình BT (giá trị dự án BT là hơn 1.550 tỷ đồng).
Trong kiến nghị gửi tới Thủ tướng mới đây, Bitexco cho rằng việc TP. Hà Nội chưa hoàn thành việc giao đất giai đoạn 2 cho nhà đầu tư là chưa hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm như hợp đồng BT đã ký kết,...
Được biết, dự án BT của Bitexco ban đầu dự kiến hoàn thành vào năm 2017 nhưng sau đó liên tục được điều chỉnh tiến độ. Cụ thể, dự án được phê duyệt từ năm 2011 nhưng đến tháng 5/2014 mới khởi công xây dựng và dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2017 (sau 36 tháng). Sau đó dự án được TP Hà Nội phê duyệt bổ sung thêm một số hạng mục và kéo dài thời gian thực hiện lên thành 54 tháng, dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2018. Tuy nhiên sau đó Hà Nội lại tiếp tục gia hạn thời gian thực hiện lên 67 tháng (thêm 13 tháng, kể từ tháng 5/2014).
Trong khi dự án BT liên tục được gia hạn tiến độ thì phần đất đối ứng làm khu đô thị The Manor Central Park được Bitexco xây dựng hàng chục dãy biệt thự, liền kề, shophouse... và bán ra thị trường với giá hàng chục tỷ đồng/căn.
TAND tỉnh Đắk Lắk vừa mở phiên toà xét xử vụ án hành chính sơ thẩm, qua đó tuyên xử hủy một phần Quyết định số 7080/QĐ-UBND của UBND TP Buôn Ma Thuột về việc phê duyệt phương án bồi thường đối với một số hộ dân ở đường Nguyễn Văn Cừ (phường Tân Lập). Theo đó, HĐXX buộc UBND TP xây dựng lại phương án bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất và tài sản trên đất nằm trong diện tích đất mà các hộ dân đã được công nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, các hộ dân cho biết sẽ tiếp tục kháng cáo đến tòa án cấp cao hơn để yêu yêu cầu chấp nhận toàn bộ nội dung khởi kiện.
Riêng đối với diện tích lấn chiếm trước ngày 15/10/1993 của các hộ dân, HĐXX tuyên không chấp nhận bồi thường.
Theo nhận định của HĐXX, phần diện tích đất UBND TP. Buôn Ma Thuột đã thu hồi của các hộ nói trên có một phần nằm trong diện tích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xét các trích lục của ba thửa đất trên do UBND TP lập để lên phương án bồi thường cho các hộ trên là không phù hợp với vị trí trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, tòa án yêu cầu Sở TNMT tỉnh cung cấp bản đồ liên quan để giải quyết vụ án, tuy nhiên Sở này không cung cấp.
Trước đó, UBND TP ban hành Quyết định số 7080/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để làm dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư tổ dân phố 4 (phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột).
Theo đó, nhà nước không bồi thường về phần đất đã thu hồi của các hộ dân, trong đó có một phần đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và một phần đất mà các hộ dân cơi nới xây dựng nhà và công trình kiên cố trên đất trước ngày 15/10/1993; Chỉ hỗ trợ, bồi thường 80% giá trị tài sản trên đất.
Các hộ dân không đồng ý về phương án bồi thường nói trên, cùng với đó người dân cho rằng UBND TP. Buôn Ma Thuột cũng không ban hành Quyết định thu hồi đất là không đúng. Do đó, các hộ dân gồm ông Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Đức Phúc và ông Lê Hồng Quế (phường Tân Lập) khởi kiện đề nghị hủy một phần quyết định nói trên.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa có loạt quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư cho 9 dự án khu đô thị có tổng trị giá hơn 2.600 tỷ đồng.
Cụ thể, khu đô thị mới Phượng Hoàng, huyện Yên Dũng với tổng chi phí thực hiện dự án hơn 1.434 tỷ đồng.
Dự án phía Bắc thuộc Khu đô thị số 4, thị trấn Đồi Ngô với tổng chi phí thực hiện 306 tỷ đồng.
Dự án Khu dân cư số 1, xã Chu Điện, huyện Lục Nam trị giá 216,5 tỷ đồng.
Dự án khu dân cư mới số 1 Lan Mẫu, huyện Lục Nam có tổng chi phí thực hiện là 212,9 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện 4 dự án trên là 7 năm kể từ ngày được chấp thuận nhà đầu tư.
5 dự án còn lại gồm: Dự án khu dân cư mới Bích Sơn trị giá 104 tỷ đồng.
Dự án khu dân cư số 2, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam trị giá 110 tỷ đồng.
Dự án khu số 1 thuộc Khu đô thị phía Đông thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên có tổng chi phí thực hiện là 157,3 tỷ đồng.
Dự án khu dân cư số 1 (khu dân cư Dộc Dầu), xã Khám Lạng, huyện Lục nam có tổng chi phí thực hiện 89,4 tỷ đồng.
Dự án Khu dân cư mới thôn Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên có chi phí thục hiện 52 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện 5 dự án này là 5 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Thời gian bắt đầu lựa chọn nhà đầu tư cho tất cả 9 dự án từ quý 4/2021 – quý 1/2022.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Theo ý kiến của nhiều người, mức phụ thu tùy thuộc vào giá trị nguyên liệu, món được yêu cầu chế biến và độ “sang trọng” của nhà hàng.
Với 100% ý kiến tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý giảm tiếp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, bắt đầu áp dụng từ 11/7.
Người tiêu dùng bất ngờ khi một số siêu thị ở TP.HCM có tình trạng quầy sữa đang được khuyến mãi nhưng giới hạn số lượng được mua.
Trước sự bức xúc của người dân và du khách về việc tăng giá vé tàu và phí vận tải hàng hóa, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi sẽ xem xét lại các mức giá này.
Ông Nguyễn Đức Thái được xác định có khuyết điểm trong chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, biên soạn, phát hành sách giáo khoa mới tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Khuyến cáo của Bộ Xây dựng về xây dựng nhà riêng lẻ; Hộ nghèo được hỗ trợ tiền xây nhà mới… là những tin chính sẽ có trong bản tin BĐS 24h ngày 6/7/2022.
Giá vàng trong nước tiếp tục giảm khá sâu ở nhiều hệ thống cửa hàng, trong bối cảnh giá vàng thế giới cũng lao dốc mạnh vì đồng USD lên đỉnh hai thập kỷ.
Trung Quốc tạm dừng toàn bộ hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu số II Kim Thành do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên hàng hóa của Việt Nam.
Việc tăng giá vé tàu và tăng phí gửi hàng hóa tuyến Lý Sơn – Sa Kỳ khiến người dân và du khách bức xúc.
Hà Nội làm hầm qua đê sông Hồng; Đà Nẵng mời thầu 19 gói dự án xây dựng Bến cảng Liên Chiểu… là những tin chính sẽ có trong bản tin BĐS 24h ngày 5/7/2022.
Giá vàng trong nước đồng loạt giảm, trong bối cảnh giá vàng thế giới đang gặp nhiều áp lực trước đồng USD mạnh và triển vọng tăng lãi suất của ngân hàng trung ương.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4