Quảng Nam: Cần xem xét thận trọng khi cấp phép bến thủy nội địa
Những bến thủy nội địa ven sông ở Quảng Nam đang tạo ra nhiều tranh cãi thời gian qua. Việc cấp phép, gia hạn các bến bãi này cần xem xét thận trọng, kỹ lưỡng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 721/QĐ-TTg phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lộ trình thực hiện từ 2022 – 2025.
Theo đó, với ngành nghề Kinh doanh dịch vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, quyết định này cho biết sẽ: bỏ thủ tục thẩm định, đánh giá điều kiện, năng lực của tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (mã thủ tục hành chính: 1.002972). Với thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại chứng chỉ định giá đất: bỏ giấy chứng nhận đã hoàn thành về bồi dưỡng định giá đất; giấy tờ tùy thân của người đề nghị cấp trong thành phần hồ sơ.
Với thủ tục giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc phải cấp giấy chứng nhận đầu tư mà người xin giao đất, thuê đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao (mã thủ tục hành chính: 1.002253): Bỏ thành phần hồ sơ văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất và trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.
Với thủ tục giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư: ở thành phần hồ sơ, bỏ trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.
Với thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở, bổ sung thêm cách thức nộp thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến tùy thuộc điều kiện cụ thể về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai đang quản lý tại địa phương.
Về thủ tục chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất, trong thành phần hồ sơ, sẽ mẫu hóa Văn bản về chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất nhằm bảo đảm rõ ràng, minh bạch, áp dụng chung thống nhất, tránh yêu cầu tùy tiện của cơ quan tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Theo Dự thảo chương trình phát triển nhà ở TP HCM giai đoạn 2021 - 2030 của sở Xây dựng, TP HCM sẽ có 2 giai đoạn phát triển nhà ở với tổng vốn đầu tư 1,52 triệu tỷ đồng. Riêng phần vốn phát triển nhà ở xã hội 124.100 tỷ đồng chủ yếu được huy động từ nguồn xã hội hóa của doanh nghiệp, tín dụng ưu đãi và khoảng 10% từ ngân sách của thành phố.
Theo Dự thảo chương trình phát triển nhà ở TP HCM giai đoạn 2021 - 2030 của sở Xây dựng, TP.HCM sẽ có 2 giai đoạn phát triển nhà ở với tổng vốn đầu tư 1,52 triệu tỷ đồng. Riêng phần vốn phát triển nhà ở xã hội 124.100 tỷ đồng chủ yếu được huy động từ nguồn xã hội hóa của doanh nghiệp, tín dụng ưu đãi và khoảng 10% từ ngân sách của thành phố.Cụ thể, Giai đoạn 2021-2025, TP.HCM sẽ phát triển thêm khoảng 50 triệu m2 sàn nhà ở, tương đương khoảng 367.000 căn nhà để đáp ứng chỗ ở cho hơn 10,25 triệu dân. Trong đó, có 40,7 triệu m2 nhà ở thấp tầng trong dự án, nhà ở riêng lẻ hộ gia đình, và khoảng 9,3 triệu m2 chung cư cao tầng. Tỉ lệ diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố năm 2025 sẽ tăng lên mức 23,5 m2/người.
Ở giai đoạn này, tổng vốn đầu tư xây dựng nhà ở thương mại khoảng 239.750 tỷ đồng; vốn xây dựng nhà ở riêng lẻ, hộ gia đình, cá nhân là 289.530 tỷ đồng; vốn xây dựng nhà ở xã hội khoảng 37.700 tỷ đồng. Nguồn vốn này dự kiến được huy động từ các nguồn như vốn tự có của doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, vốn tích lũy của hộ gia đình và các nguồn khác.
Đối với giai đoạn 2026-2030, dân số thành phố dự kiến tăng lên 11,29 triệu người. TP.HCM sẽ xây dựng thêm khoảng 57,5 triệu m2 nhà ở để đáp ứng nhu cầu ở của người dân và nâng diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 26,5 m2/người. Phân theo loại hình, giai đoạn này toàn thành phố sẽ có thêm 44,7 triệu m2 nhà ở thấp tầng trong dự án, nhà ở riêng lẻ hộ gia đình và khoảng 12,8 triệu m2 chung cư cao tầng. Nguồn vốn xây dựng nhà lần lượt là 464.400 tỷ đồng cho nhà ở thương mại, 406.100 tỷ đồng cho nhà ở riêng lẻ, hộ gia đình, cá nhân, còn 86.400 tỷ đồng cho nhà ở xã hội.
Sở Xây dựng TP HCM tính toán, cần khoảng 1,52 triệu tỷ đồng để thực hiện các dự án nhà ở trong chiến lược phát triển nhà ở TP.HCM. Quỹ đất dành cho nhu cầu nhà ở của thành phố trong 10 năm tới lên đến 5.239ha, trong đó đất cho xây dựng nhà ở thương mại khoảng 4.788ha, còn 451ha dành cho nhà ở xã hội.
Mới đây, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết, đơn vị vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà máy sản xuất bảng mạch in & vi cơ điện tử (MEMS) của nhà đầu tư VECTOR FABRICATION, INC. (Hoa Kỳ) tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Theo đó, dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1.366 tỷ đồng (tương đương 60 triệu USD), diện tích đất sử dụng 40.000 m2; với mục tiêu sản xuất bảng mạch in điện tử (PCB) và nghiên cứu, phát triển và sản xuất sản phẩm vi cơ điện tử (MEMS).
Theo Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, dự án sẽ khởi công xây dựng ngay trong năm 2022 và đi vào hoạt động của giai đoạn 1 vào đầu năm 2025.
Dự án nhà máy sản xuất bảng mạch in & vi cơ điện tử (MEMS) với các sản phẩm chính là các loại bảng mạch in được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, hiện đại, tỷ lệ chuyên môn hóa, tự động hóa cao. Đồng thời góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo để thực hiện thành công mục tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao của TP. Đà Nẵng.
UBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Quyết định số 1397/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác đặc biệt kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp và xây dựng trên địa bàn TP. Phú Quốc.
Tổ công tác do ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang làm tổ trưởng. Các tổ phó gồm Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh và Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc. Ngoài ra, tổ công tác còn có 15 thành viên là lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Theo đó, từ ngày 15/6 đến ngày 31/12, tổ công tác sẽ tiến hành kiểm tra thực địa các khu vực đã bị các tổ chức, cá nhân có hình thức tác động, vi phạm pháp luật về lấn, chiếm đất; lấn, chiếm rừng; phá rừng trái pháp luật; sử dụng đất không đúng mục đích; xây dựng công trình không đúng quy định trên đất rừng...
Đồng thời, tập trung lực lượng liên ngành điều tra xác minh, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Trong đó, việc điều tra sẽ được triển khai trước tại các khu vực trọng điểm gồm: các khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc quản lý; đất quy hoạch rừng đặc dụng...
Tổ công tác cũng sẽ kiểm tra các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong quản lý nhà nước về đất đai, lâm nghiệp và xây dựng; việc xử lý các hành vi vi phạm về lấn chiếm đất, rừng, phá rừng trái pháp luật...
Theo Quyết định, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho phép tổ công tác được quyền tổ chức lực lượng liên ngành, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, truy quét, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về lấn chiếm đất, rừng; phá rừng trái pháp luật.
Quyết định nêu rõ: “Kiên quyết thu hồi diện tích đất bị lấn, chiếm giao các đơn vị tổ chức quản lý chặt chẽ, thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và trồng lại rừng theo quy định của pháp luật”. Đồng thời cũng cho phép tổ công tác chỉ đạo tổ chức di dời hoặc tiêu hủy các cây trồng, công trình xây dựng không đúng quy định trên đất rừng, đất nông nghiệp... theo quy định pháp luật.
Đà Nẵng sẽ hỗ trợ giảm tiền sử dụng hạ tầng năm 2021 cho doanh nghiệp của Khu công nghiệp Hòa Khánh Đà Nẵng và Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng do Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng Khu công nghiệp Đà Nẵng quản lý là 2.228.140.733 đồng.
UBND TP giao Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng kiểm tra, giám sát việc thực hiện hỗ trợ giảm tiền sử dụng hạ tầng năm 2021 cho các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp do Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng khu công nghiệp Đà Nẵng quản lý.
Song song đó, UBND TP.Đà Nẵng cũng ban hành văn bản phê duyệt hỗ trợ giảm tiền hạ tầng năm 2021 cho các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Hòa Cầm.
Đà Nẵng sẽ hỗ trợ giảm tiền sử dụng hạ tầng năm 2021 cho các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Hòa Cầm với số tiền 3.864.641.218 đồng. Bổ sung dự toán năm 2022 cho Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng số tiền 3.864.641.218 đồng để thực hiện chi trả cho Công ty cổ phần Đầu tư Khu Công nghiệp Hòa Cầm từ nguồn chi thường xuyên khác ngân sách thành phố năm 2022.
UBND thành phố yêu cầu Công ty CP Đầu tư Khu Công nghiệp Hòa Cầm có trách nhiệm thực hiện giảm tiền sử dụng hạ tầng cho các doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Hòa Cầm đảm bảo theo đúng quy định.
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu Công nghiệp có trách nhiệm chi trả cho Công ty cổ phần Đầu tư Khu Công nghiệp Hòa Cầm và thực hiện thanh quyết toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành có liên quan, đồng thời, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hỗ trợ giảm tiền sử dụng hạ tầng năm 2021 cho các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Hòa Cầm do Công ty cổ phần Đầu tư Khu Công nghiệp Hòa Cầm quản lý. đồng tiền sử dụng hạ tầng ở khu công nghiệp.
UBND TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt hỗ trợ giảm tiền hạ tầng năm 2021 cho các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Hòa Khánh và Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Những bến thủy nội địa ven sông ở Quảng Nam đang tạo ra nhiều tranh cãi thời gian qua. Việc cấp phép, gia hạn các bến bãi này cần xem xét thận trọng, kỹ lưỡng.
Chính phủ vừa quyết định về nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký thông qua dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.
Chung cư vùng ven Thủ đô ngày càng đắt đỏ; TP.HCM ký kết làm đường vành đai 3 với 3 tỉnh… là những tin chính sẽ có trong bản tin BĐS 24h ngày 4/7/2022.
Giá vàng miếng trong nước không biến động nhiều so với cuối tuần trước, trong khi vàng nhẫn tiếp tục giảm trong bối cảnh giá vàng thế giới đang chịu nhiều áp lực.
Nhiều người đã chuyển sang đầu tư chứng khoán tại ứng dụng StockX, 1 ứng dụng chưa được cấp phép vì lợi nhuận cao. Nhưng ứng dụng này đã khiến nhiều người mất trắng.
Cùng với việc tăng giá vé cao, thì người dân và du khách tại Lý Sơn bức xúc vì sự độc quyền phiên chuyến tuyến Sa Kỳ- Lý Sơn.
Hàng loạt mẫu ô tô thanh lý đang được ngân hàng rao bán với giá rẻ bất ngờ, thậm chí có xe còn được bán với giá rẻ hơn Honda Vision.
Vải thiều không hạt là một trong những loại vải được nhiều người yêu thích không chỉ ở Việt Nam mà còn cả các quốc gia khác, hiện đang được bán với giá 200.000đ/kg.
Với số nợ lên tới hàng chục ngàn tỷ tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), Tập đoàn FLC đã mang hàng ngàn dự án, các lô đất để thế chấp.
Máy thở có cùng model, cùng hãng cùng năm sản xuất nhưng tỉnh Khánh Hòa mua với giá 789 triệu đồng, còn tỉnh Gia Lai mua tới 1,45 tỷ đồng, chênh lệch 600 triệu đồng/máy.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4