Giá vàng hôm nay 19/5: Vàng miếng ổn định, vàng nhẫn tiếp đà giảm
Giá vàng trong nước biến động trái chiều, trong bối cảnh giá vàng thế giới nhích nhẹ nhờ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ suy yếu, cân bằng áp lực với đồng USD mạnh.
Sau thời gian giữ ổn định, ngày 17/1/2022, các thương hiệu thép lớn trong nước đồng loạt điều chỉnh tăng giá thép xây dựng từ mức 16.540 đồng/kg – 17.050 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và từ 16.410 đồng/kg – 17.000 đồng/kg với thép thanh D10 CB300.
Như vậy, so với thời điểm 31/12/2021, giá thép đã tăng thêm từ 100 đồng/kg – 610 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, và từ 100 đồng/kg – 410 đồng/kg đối với thép thanh D10 CB300.
Nhận định về giá thép năm 2022, một số chuyên gia cho rằng, mặt bằng giá thép sẽ tiếp tục neo ở mức cao, ít nhất trong nửa đầu năm 2022. Nguyên nhân là do nhiều dự án bất động sản đang trong quá trình triển khai đã bị hoãn lại do ảnh hưởng giãn cách xã hội, nhưng từ đầu năm sau, các dự án này sẽ nhanh chóng được triển khai để đáp ứng yêu cầu về tiến độ đã cam kết với khách hàng.
Ngoài ra, năm 2022 sẽ chứng kiến nhiều dự án đầu tư công có quy mô lớn khởi công, đáng kể, nhất là các tuyến cao tốc Bắc - Nam, sân bay quốc tế Long Thành và các tuyến đường vành đai... sẽ giúp lượng thép tiêu thụ phục hồi mạnh mẽ trong thời kỳ thích ứng với đại dịch Covid-19.
Dự báo trong nửa cuối năm 2022, mặt bằng giá thép có thể sẽ ổn định hơn khi tình trạng đứt gãy nguồn cung dần được giải quyết giúp chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm thép thấp hơn. Đồng thời, các nhà máy thép sẽ gia tăng sản lượng để giải quyết bài toán thiếu hụt sản phẩm.
UBND TP. Hà Nội vừa có Quyết định 7/2022/QĐ-UBND ngày 13/1/2022 quy định chi tiết một số nội dung về cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/1/2022, thay thế Quyết định 20/2016/QĐ-UBND ngày 24/6/2016 và Quyết định 12/2018/QĐ-UBND ngày 15/5/2018.
Cụ thể, về thẩm quyền cấp phép xây dựng các công trình trên địa bàn TP, UBND TP ủy quyền việc cấp giấy phép xây dựng các công trình thuộc thẩm quyền của UBND TP (không bao gồm nhà ở riêng lẻ với mọi quy mô) cho Sở Xây dựng thực hiện cấp giấy phép xây dựng các công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II.
Còn Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội sẽ được cấp giấy phép xây dựng các công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc phạm vi quản lý. Và Ban quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc cấp giấy phép xây dựng các công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II nằm trong khu công nghệ cao Hòa Lạc thuộc phạm vi quản lý.
Với các trường hợp đặc biệt như: nhà ở riêng lẻ nằm trên địa giới hành chính của hai quận, huyện, thị xã trở lên thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được xác định theo địa chỉ lối vào chính của công trình.
Đối với việc cấp giấy phép xây dựng cho công trình có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng, cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ theo quy định về điều kiện cấp phép xây dựng của pháp luật để cấp phép. Đồng thời thông báo đến chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, xử lý nếu có dấu hiệu vi phạm theo quy định. Nếu theo quy định cũ thì cần phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng về việc công trình đã được xử lý vi phạm.
Trường hợp có mâu thuẫn giữa các tiêu chí để xác định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thì Sở Xây dựng là cơ quan lựa chọn phương án thực hiện, thông báo cho các cơ quan liên quan và báo cáo UBND TP.
Trường hợp UBND cấp huyện điều chỉnh giấy phép xây dựng, nếu công trình sau điều chỉnh có quy mô từ cấp II trở lên thì UBND cấp huyện được giải quyết cấp phép sau khi có ý kiến của cơ quan cấp phép có thẩm quyền tại khoản 1 Điều 3 của quy định này là các cơ quan có thẩm quyền cấp phép các công trình từ cấp II trở lên.
Ngoài ra, thời gian tồn tại của công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn không quá 5 năm tính từ ngày được cấp giấy phép và thời hạn này có thể được gia hạn nếu chủ đầu tư yêu cầu. Còn trước đây, công trình được cấp phép có thời hạn tồn tại cho đến khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện quy hoạch mà không cần gia hạn.
Tại buổi họp báo “Triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022” diễn ra cuối tuần qua tại TP.HCM, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, cho biết tỷ trọng cho vay lĩnh vực bất động sản đang có xu hướng giảm, từ mức 26% của năm 2018 xuống còn 12% vào cuối năm 2020.
Tính đến tháng 11/2021, tăng trưởng tín dụng bất động sản tăng 12% so với cuối năm 2020. Trong đó, cho vay mua bất động sản để sử dụng chiếm 68%, còn lại là kinh doanh bất động sản.
Theo ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, năm 2022 sẽ không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, như: kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp, kiểm soát tín dụng ngoại tệ phù hợp với lộ trình hạn chế đô la hóa nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Riêng tín dụng bất động sản, chứng khoán sẽ siết chặt hơn so với năm 2021. Ngành ngân hàng sẽ có buổi hội nghị chuyên đề về kiểm soát tín dụng vào bất động sản, hướng dòng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
“Nói thế không có nghĩa dòng tiền không vào bất động sản nữa, mà Ngân hàng Nhà nước chỉ hạn chế dòng tiền vào những phân khúc đầu cơ, rủi ro của những dự án lớn. Còn bất động sản phục vụ cho nhu cầu để ở của người dân, cho nhà ở xã hội thì ngân hàng vẫn cho vay", ông Tú giải thích.
Cũng trong buổi họp báo, Ngân hàng Nhà nước khẳng định, không có ngân hàng nào cho vay đặt cọc với 4 công ty trúng đấu giá đất Thủ Thiêm.
Giai đoạn I của dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có tổng vốn đầu tư hơn 2,3 tỷ USD, được triển khai tại địa bàn xã Hải An và xã Hải Ba (huyện Hải Lăng, Quảng Trị).
Trước đó, trong ngày 8/10/2021, UBND tỉnh Quảng Trị đã trao Quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án trong giai đoạn I. Chủ đầu tư là liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn T&T - Tổng công ty Năng lượng Hanwha (HEC) - Tổng công ty Khí Hàn Quốc (KOGAS) - Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO).
Theo quy hoạch, giai đoạn I của dự án có quy mô 120ha, bao gồm 2 hạng mục chính: Trung tâm Kho cảng LNG Hải Lăng có thể tiếp nhận tàu chở LNG từ 170.000 đến 226.000 m3, tiếp nhận 1,5 triệu tấn LNG/năm; Trung tâm Điện lực Hải Lăng giai đoạn I, công suất phát điện 1.500 MW.
Theo báo cáo của nhà đầu tư, dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn I hoạt động theo mô hình chuỗi khép kín, quy mô dự án lớn, gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau và sẽ được đưa vào vận hành thương mại năm 2026-2027.
Đại diện nhà đầu tư, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T cho biết, với việc áp dụng công nghệ tua-bin khí thế hệ mới có hiệu suất phát điện cao, Dự án sau khi vận hành có thể bù đắp công suất thiếu hụt tức thời cho hệ thống, đặc biệt trong bối cảnh tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió tại khu vực miền Trung đang chiếm tỷ trọng lớn và bị biến động theo thời tiết.
“Việc sử dụng nhiên liệu LNG sạch sẽ góp phần giảm thiểu tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm các tiêu chí về môi trường theo các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Dự án sẽ được tổ hợp nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung mọi nguồn lực, bảo đảm vận hành thương mại vào năm 2026-2027”, ông Hiển nhấn mạnh.
Theo văn bản số 438/BTC-VP của Bộ Tài chính, để chống thất thu thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản; hướng dẫn người dân, doanh nghiệp kê khai đúng giá chuyển nhượng và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công an, Bộ Tư pháp và UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước hợp tác trong việc quản lý tình trạng này.
Cụ thể, Bộ Công an được đề nghị chỉ đạo cơ quan công an các địa phương phối hợp với các cục thuế để điều tra, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế nhằm răn đe, ngăn chặn và truy thu thuế cho ngân sách Nhà nước.
Bộ Tư pháp và UBND các tỉnh, TP được đề nghị chỉ đạo các Sở Tư pháp phối hợp chặt chẽ với các cục thuế tại địa phương để yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng hướng dẫn người dân, chủ đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản kê khai dựa trên hợp đồng công chức theo thực tế giá mua bán, để làm căn cứ tính thuê theo quy định của pháp luật, tránh thất thu ngân sách.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu Tổng cục Thuế chỉ đạo các cục thuế địa phương chủ động phối hợp với cơ quan Công an, Sở Tư pháp để đấu tranh xử lý có hiệu quả hành vi trốn thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Giá vàng trong nước biến động trái chiều, trong bối cảnh giá vàng thế giới nhích nhẹ nhờ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ suy yếu, cân bằng áp lực với đồng USD mạnh.
Khu du lịch Farmstay Sâm Phát Yaly có diện tích gần 11hecta xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình “khủng” kiên cố trên đất nông nghiệp để kinh doanh hoạt động du lịch.
Mỗi lít dầu ăn hiện có giá từ 48.000 – 55.000 đồng, tăng 50% so với đầu năm và gấp đôi hai năm trước, cũng là mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Sau 12 ngày cưỡng chế, Cục Thuế TP.HCM vẫn chưa thu được đồng nào từ hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm vì tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp không có tiền.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật nhiều cán bộ, đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật đối với Bộ trưởng Bộ Y tế và Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường Yên Hoà (Hà Nội) bị kỷ luật do để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng kéo dài tại công trình biệt thự số 9 lô B.
Thaiholdings sẽ hoàn trả lại 840 tỷ đồng cho Tân Hoàng Minh và nhận lại cổ phần của Công ty CP Bình Minh Group – chủ sở hữu dự án 11A Cát Linh.
Giá đất công nghiệp hiện nay; Dừng áp thuế chống bán phá giá thép mạ nhập… là những tin chính sẽ có trong bản tin BĐS 24h ngày 18/5/2022.
Giá vàng trong nước có thêm một phiên giảm nhẹ, trong bối cảnh giá vàng thế giới cũng không thể giữ được thành quả tăng giá trong phiên do áp lực tăng lãi suất.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt Tập đoàn Hòa Phát do không đảm bảo quy định có ít nhất hai thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4