Hà Nội: Cháy lớn tại đường Lạc Long Quân, khói đen ngùn ngụt
Người dân hoảng hốt bỏ chạy khi đám cháy bùng phát tại khu vực đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội vào tối 19/5.
CBRE Việt Nam vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản bán lẻ quý I/2022 tại TP.HCM, ghi nhận tổng nguồn cung hơn 1 triệu m2 sàn cho thuê đang có sự phân hóa mạnh giữa khu trung tâm và quận ven đô. Một số trung tâm thương mại tại quận 1 bắt đầu có khách thuê quay trở lại song mức độ phục hồi không đồng đều so với ngoại thành.
Quý I, giá thuê mặt bằng bán lẻ khu vực ngoài trung tâm TP.HCM giảm 10-20% so với năm trước. Giá thuê trung bình cho tầng trệt và tầng một của các trung tâm thương mại các quận ngoài trung tâm đang ở mức 35,5 USD mỗi m2 một tháng (giá thuê chưa bao gồm phí dịch vụ và thuế giá trị gia tăng). Trong khi đó, giá thuê mặt bằng tầng trệt các tòa tháp thương mại ở trung tâm Sài Gòn lên đến 145,1 USD/m2 một tháng, gấp 4 lần giá thuê các quận ven.
Mặt bằng bán lẻ còn trống tại khu trung tâm chỉ dao động ở biên độ hẹp 3,5%, tương đương 3.800 m2 chưa có khách thuê. Tuy nhiên diện tích trống của khu vực ngoại thành lên đến 13,7%, tương đương 131.300 m2 còn ế, tức cao hơn xấp xỉ 4 lần so với khu trung tâm. Thị trường ghi nhận số lượng yêu cầu thuê giảm đáng kể so với trước dịch và giảm mạnh ở ngành hàng dịch vụ ăn uống (F&B), thời trang và phụ kiện.
Khảo sát của VnExpress cho thấy nhiều tòa tháp thương mại ở các quận nằm ngoài khu vực trung tâm TP.HCM vẫn đang giảm giá thuê để tăng tỷ lệ lấp đầy. Đến đầu tháng 4, một trung tâm mua sắm trên đường Nguyễn Văn Linh, quận 7, vẫn còn nhiều diện tích trống do các khách thuê trả mặt bằng từ đợt dịch năm ngoái, hiện có giá giảm trên dưới 10% để kích cầu. Giá thuê mặt bằng bán lẻ ở các tầng cao của khu mua sắm này khoảng 30-35 USD/m2 một tháng, vị trí tầng trệt vẫn đắt gấp đôi các tầng trên.
Còn tại trung tâm thương mại trên đường Nguyễn Văn Lượng, quận Gò Vấp (quận có tỷ lệ dân nhập cư đông tại TP.HCM) cũng ghi nhận giá chào thuê mặt bằng giảm 15-20%. Một khu trung tâm mua sắm trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình cũng có giá thuê giảm 15-20% so với cuối năm ngoái. Trước đây mặt bằng bán lẻ tại khu mua sắm này có giá thuê 30 USD/m2 một tháng thì nay giá chào thuê giảm còn 24-25 USD/m2, có thể đàm phán thương lượng mức giá mềm hơn trong 6-12 tháng đầu của hợp đồng thuê.
Mới đây, Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương, chủ đầu tư khu phức hợp tòa tháp quan sát 88 tầng ở khu vực Thủ Thiêm (TP. HCM) kêu cứu vì thủ tục hành chính quá chậm và việc không được cấp sổ đỏ cho các khu đất đã mua.
Theo ông Võ Sỹ Nhân - Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương, cho biết đến nay công ty đã thực hiện xong việc thanh toán toàn bộ tiền sử dụng đất của khu 2b từ năm 2017, thi công toàn bộ hạ tầng khu đất được giao, đã xây dựng xong 3 cụm chung cư phức hợp…, với tổng vốn đầu tư dự án đã giải ngân khoảng 13.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên 3 năm qua, công ty gặp khó khăn trong thực hiện thủ tục pháp lý đầu tư và đất đai để triển khai giai đoạn 2 do chờ các cấp giải quyết các nội dung kết luận về khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra Chính phủ. Điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay khiến kế hoạch đầu tư bị tác động mạnh, chi phí vốn gia tăng đáng kể.
Việc chậm được cấp sổ đỏ cho các khu đất tại Thủ Thiêm mà công ty đã đóng đủ tiền sử dụng đất ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch đầu tư kinh doanh của dự án và thời gian thực tế sử dụng đất ngắn hơn. Đặc biệt là tác động mạnh vào tâm lý và niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh, vốn là các tập đoàn phát triển bất động sản, quỹ đầu tư tài chính đến từ Singapore và Hồng Kông đã gắn kết với Việt Nam lâu dài.
Do đó, công ty đề nghị UBND TP.HCM và các sở ngành ưu tiên cấp phép cho dự án MU8 lô 2-18. Cấp sổ đỏ cho dự án bởi đã hơn 4 năm sau khi hoàn thành đóng tiền sử dụng đất là gần 3.600 tỷ đồng, theo phương án nộp tiền 1 lần trong thời hạn 90 ngày, nhưng công ty mới chỉ được cấp sổ đỏ cho 3 lô đất trên tổng số 9 lô đất được giao.
Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa công bố danh sách sáu dự án nhà ở thương mại đang thế chấp ngân hàng là: Căn hộ The Filmore (quận Hải Châu) do Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Filmore làm chủ đầu tư với 206 căn hộ;Tổ hợp khách sạn và căn hộ cao cấp Duyên hải Miền Trung (quận Sơn Trà) do Công ty TNHH Dịch vụ du lịch và Thương mại Minh Đông làm chủ đầu tư với 340 căn hộ chung cư; Chung cư The Sang Residence (quận Ngũ Hành Sơn) của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng The Sang với 298 căn hộ chung cư; Khu phức hợp đô thị thương mại cao tầng Phương Trang – Khu E (quận Liên Chiểu) do Công ty cổ phần Đầu tư Phương Trang làm chủ đầu tư với 73 căn nhà ở liền kề; Khu căn hộ Asiana (quận Liên Chiểu) do Công ty TNHH Asiana Paramount làm chủ đầu tư với 487 căn hộ và dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh (quận Liên Chiểu) do Công ty cổ phần Địa ốc Xanh Sài Gòn Thuận Phước làm chủ đầu tư với 452 căn hộ nhà ở xã hội và 188 căn hộ nhà ở thương mại.
Đối với sáu dự án trên, Sở Xây dựng Đà Nẵng lưu ý trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai mà thu tiền trả trước của người mua thì chủ đầu tư phải gửi kèm giấy tờ chứng minh đã giải chấp hoặc biên bản thống nhất của bên mua nhà ở và bên nhận thế chấp về việc không phải giải chấp và được mua bán nhà ở đó.
Bên cạnh đó, các giấy tờ này phải gửi Sở Xây dựng xem xét, ban hành văn bản thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán trước khi ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai theo đúng quy định.
Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai vừa yêu cầu các sở ngành liên quan rà soát, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng 10 khu đất 'vàng' trên địa bàn TP Biên Hòa.
Các khu đất gồm: Khu đất siêu thị Vinatex Biên Hòa (phường Quang Vinh); Khu đất mặt tiền dọc đường Nguyễn Ái Quốc từ vòng xoay Tân Phong đến Công ty CP Công trình giao thông Đồng Nai (phường Trảng Dài); Khu đất Công ty CP Việt Bo Việt đề nghị thực hiện dự án khu dân cư (phường Tân Hòa); Khu đất Công ty Rượu bia Đồng Nai cũ; Khu đất xây dựng nhà xưởng và kho bãi cho thuê của Công ty CP Địa ốc Đồng Nai (phường Long Bình), khu đất nằm ở hẻm trái đoạn đường từ cầu Sập đến khu vực Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh (phường Tân Biên); Khu đất nhà hàng Golden Palace (phường Tân Tiến); Khu đất chợ Hóc Bà Thức (phường Tân Phong); Khu đất Công ty Biti’s (phường Tam Hiệp); Khu đất bãi tập kết vật liệu xây dựng cầu Đồng Nai; Khu đất Công ty Gỗ Long Bình (phường An Bình).
Các khu đất, dự án được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất nhưng quản lý chưa chặt chẽ, cho thuê đất, sử dụng đất không đúng mục đích, chậm đưa đất vào sử dụng.
UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở TN-MT chủ trì, phối hợp các sở ngành liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra hiện trạng, rà soát pháp lý về đất đai, xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 28/4/2022 để có hướng xử lý các sai phạm.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế vừa công bố danh mục Dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở gồm các khu đất có ký hiệu OTM4, OTM6, LK16, LK17, CC12, CX2 tại nút giao vòng xuyến Võ Nguyên Giáp – Tố Hữu với tổng chi phí thực hiện dự kiến 4.123,741 tỷ đồng. Đây là dự án sử dụng đất với tổng diện tích đất 182.601 m2, được thực hiện tại phường An Đông và phường Xuân Phú, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trước đó, dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở này được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chấp thuận chủ trương đầu tư theo quyết định số 487/QĐ-UBND ngày 21/2/2022.
Dự án sẽ xây dựng tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở với dự kiến khoảng 160 căn nhà ở dạng thấp tầng và khoảng 2.100 căn hộ thương mại, dân số dự án khoảng 9.000 người.
Ngoài ra, tại dự án này, nhà đầu tư trúng thầu phải dành khoảng 2,47ha để xây dựng nhà ở xã hội. Dự án nhằm mục tiêu hình thành trung tâm thương mại dịch vụ và khu ở cao cấp tại khu vực trung tâm khu A – khu đô thị mới An Vân Dương, TP. Huế. Qua đó, dự án đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân và nhu cầu mua sắm, lưu trú cho khách du lịch khi đến Huế, đồng thời góp phần tạo động lực cho tỉnh Thừa Thiên Huế sớm đạt được mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Theo kế hoạch, tiến độ đầu tư Dự án không quá 60 tháng, trong đó, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật không quá 24 tháng. Nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế trước 15h ngày 10/5/2022.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Người dân hoảng hốt bỏ chạy khi đám cháy bùng phát tại khu vực đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội vào tối 19/5.
Sáng 19/5, Bệnh viện Truyền máu huyết học có chi phí đầu tư gần 1000 tỷ đồng nằm ở cửa ngõ phía Tây TP.HCM đã được khánh thành.
Ngày 17/5, Cục An toàn Thực phẩm đã lên tiếng cảnh báo hai sản phẩm TPBVSK hiện đang được nhiều website quảng cáo với công dụng không khác gì thuốc chữa bệnh.
Ngọn lừa bùng lên trong tầng 1 của ngôi nhà ba tầng ở Hà Nội khiến căn phòng bị thiêu rụi. Ba người mắc kẹt bên trong được giải cứu kịp thời.
Sau khi xác định được các đối tượng sản xuất hàng giả mạo nhãn hiệu Chè Liên với số lượng lớn để chuẩn bị tiêu thụ, lực lượng chức năng đã bắt quả tang.
Hà Nội yêu cầu không mang vật nuôi và các thiết bị phát âm thanh công suất lớn để phát tán âm thanh ra môi trường khi tới phố đi bộ Hồ Gươm
Người dân phản ánh đến trụ sở xã để làm việc nhưng không có cán bộ tiếp dân. Do đó, huyện tổ chức kiểm tra thì phát hiện lãnh đạo xã đi du lịch.
Dù chỉ có 1 tay nhưng anh Latief (người Indonesia) vẫn thoăn thoắt tác nghiệp, chụp ảnh gửi về tòa soạn. Câu chuyện về nam phóng viên này đã truyền cảm hứng cho nhiều người.
Lực lượng Công an phát hiện nhiều thịt heo đã chưa rõ nguồn gốc đã hỏng. Hiện trường khu vực mổ heo không đảm bảo vệ sinh, thịt heo bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Thi thể cháu bé L. được lực lượng chức năng và người dân tìm thấy cách vị trí gặp nạn ở Hội An khoảng 400 m.
Biến ý tưởng thành hiện thực, tiệm cắt tóc bằng lửa đặc biệt của anh Nguyễn Trọng Giàu (ngụ TP.HCM) đã được nhiều người đến trải nghịệm.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4