Hà Nội: Cháy lớn tại đường Lạc Long Quân, khói đen ngùn ngụt
Người dân hoảng hốt bỏ chạy khi đám cháy bùng phát tại khu vực đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội vào tối 19/5.
Cụ thể, theo công văn trên, Cục Quản lý Dược cho biết đã nhận được công văn số 36/TTKN-KH của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Thanh Hóa ngày 01/4/2022 về việc báo cáo mỹ phẩm giả có tên là Dung dịch rửa tay khô Aerius chai 500ml.
Mẫu mỹ phẩm này do Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa lấy tại Nhà thuốc Quỳnh Anh (phụ trách chuyên môn: DSĐH. Ngô Thị Liên, địa chỉ: Ki ốt Trung tâm thương mại chợ Giàng, phường Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Để người tiêu dùng dễ dàng nhận biết, tránh mua và sử dụng sản phẩm này, Cục Quản lý Dược đã đưa ra thông tin về sản phẩm Dung dịch rửa tay khô Aerius chai 500ml: "Số công bố: 6162/20/CBMP-HN, số lô: 040221, ngày sản xuất: 040221, hạn dùng: 040224; Nhà sản xuất: Công ty TNHH công nghệ sinh học dược mỹ phẩm SJK (địa chỉ: Thôn Nghĩa Hào, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội); Nhà phân phối: Công ty TNHH dược phẩm y tế Đăng Khôi (địa chỉ: Số 113, thôn 1, xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)".
Trước đó, ngày 8/4, Cục Quản lý Dược đã ban hành công văn số 2761/QLD-MP đề nghị Sở Y tế TP. Hà Nội kiểm tra, xác minh thông tin của mẫu sản phẩm nêu trên. Đến ngày 20/4/2022, Sở Y tế TP. Hà Nội đã có Công văn số: 1730/SYT-NVD về việc Công ty TNHH công nghệ sinh học dược mỹ phẩm SJK chỉ sản xuất 01 lô số 050220 loại chai dung tích 250ml. Do đó, mẫu sản phẩm “Dung dịch rửa tay khô Aerius chai 500ml” lấy tại Nhà thuốc Quỳnh Anh nêu trên nghi ngờ là giả.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thông báo đến những cơ sở kinh doanh mỹ phẩm về sản phẩm bị nghi ngờ là giả này.
Đối với sản phẩm “Dung dịch rửa tay khô Aerius chai 500ml” nghi ngờ là giả, Sở Y tế các tỉnh phải phối hợp với cơ quan truyền thông để tuyên truyền, cảnh báo để không buôn bán và sử dụng sản phẩm này. Ngoài ra, sẽ xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành.
"Khẩn trương phối hợp các cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra Nhà thuốc Quỳnh Anh (phụ trách chuyên môn: DSĐH. Ngô Thị Liên, địa chỉ: Ki ốt Trung tâm thương mại chợ Giàng, phường Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa); truy tìm nguồn gốc của lô hàng “Dung dịch rửa tay khô Aerius chai 500ml” nghi ngờ giả nêu trên, xử lý vi phạm theo quy định hiện hành. Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm và nguồn gốc lô sản phẩm nghi ngờ giả về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng liên quan", Công văn nêu rõ.
Ngoài ra, Công ty TNHH dược phẩm y tế Đăng Khôi và Công ty TNHH công nghệ sinh học dược mỹ phẩm SJK cung cấp thông tin và phối hợp với Sở Y tế thành phố Hà Nội và các cơ quan hữu quan trong việc truy tìm nguồn gốc của lô hàng “Dung dịch rửa tay khô Aerius chai 500ml” nghi ngờ giả nêu trên.
Theo tìm hiểu, tại các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, sản phẩm Dung dịch rửa tay khô Aerius chai 500ml được bán với giá khoảng từ 55.000 đồng đến 80.000 đồng.
Mặt khác, tại những sàn thương mại điện tử này sản phẩm Dung dịch rửa tay khô Aerius chai 500ml quảng cáo với những công dụng khiến người tiêu dùng dễ lầm tưởng là thuốc chữa bệnh: "Loại trừ virut gây hại cho người đến 99.9%; Sản phẩm có khả năng diệt hầu hết vk gây bệnh trên da nhưng không làm hại da..."
Hiện nay, việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc rất phổ biến do được phân phối rộng rãi. Do vậy, bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, người tiêu dùng cần thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ . Khi mua mỹ phẩm làm đẹp cần tránh tâm lý ham rẻ rồi lại "tiền mất tật mang",vô tình tiếp tay cho các chủ cửa hàng kinh doanh kiếm lợi bất chính.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Người dân hoảng hốt bỏ chạy khi đám cháy bùng phát tại khu vực đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội vào tối 19/5.
Sáng 19/5, Bệnh viện Truyền máu huyết học có chi phí đầu tư gần 1000 tỷ đồng nằm ở cửa ngõ phía Tây TP.HCM đã được khánh thành.
Ngày 17/5, Cục An toàn Thực phẩm đã lên tiếng cảnh báo hai sản phẩm TPBVSK hiện đang được nhiều website quảng cáo với công dụng không khác gì thuốc chữa bệnh.
Ngọn lừa bùng lên trong tầng 1 của ngôi nhà ba tầng ở Hà Nội khiến căn phòng bị thiêu rụi. Ba người mắc kẹt bên trong được giải cứu kịp thời.
Sau khi xác định được các đối tượng sản xuất hàng giả mạo nhãn hiệu Chè Liên với số lượng lớn để chuẩn bị tiêu thụ, lực lượng chức năng đã bắt quả tang.
Hà Nội yêu cầu không mang vật nuôi và các thiết bị phát âm thanh công suất lớn để phát tán âm thanh ra môi trường khi tới phố đi bộ Hồ Gươm
Người dân phản ánh đến trụ sở xã để làm việc nhưng không có cán bộ tiếp dân. Do đó, huyện tổ chức kiểm tra thì phát hiện lãnh đạo xã đi du lịch.
Dù chỉ có 1 tay nhưng anh Latief (người Indonesia) vẫn thoăn thoắt tác nghiệp, chụp ảnh gửi về tòa soạn. Câu chuyện về nam phóng viên này đã truyền cảm hứng cho nhiều người.
Lực lượng Công an phát hiện nhiều thịt heo đã chưa rõ nguồn gốc đã hỏng. Hiện trường khu vực mổ heo không đảm bảo vệ sinh, thịt heo bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Thi thể cháu bé L. được lực lượng chức năng và người dân tìm thấy cách vị trí gặp nạn ở Hội An khoảng 400 m.
Biến ý tưởng thành hiện thực, tiệm cắt tóc bằng lửa đặc biệt của anh Nguyễn Trọng Giàu (ngụ TP.HCM) đã được nhiều người đến trải nghịệm.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4