Những người lính quên mình trong "giặc lửa"
Ba người lính cứu hoả của Thủ đô hôm nay đã đưa được 8 người ra ngoài an toàn. Nhưng rồi cầu thang sập, vòi chữa cháy đứt, không còn dưỡng khí…họ đã hy sinh.
Hà Nội trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của thành phố, người dân ai ở đâu thì ở yên đó thì nhóm “Những chuyến xe yêu thương” lại trải qua những ngày bận rộn hơn bao giờ hết.
Các thành viên của nhóm “Những chuyến xe yêu thương” luôn sẵn sàng giúp đỡ người nghèo hoặc người bệnh được ra viện trở về quê nhà gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương tiện.
Chia sẻ về sự ra đời của nhóm “Những chuyến xe yêu thương”, anh Nguyễn Bình Minh (SN 1973, HKTT tại phố Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) người thành lập ra nhóm “Những chuyến xe yêu thương” cho biết, anh thường xuyên chứng kiến các bệnh nhân nghèo sau khi ra viện, không còn đủ tiền để bắt xe về nhà, họ thất thểu trên đường với đôi bàn chân gầy guộc mà nặng trĩu, tiền ăn chẳng có, nói gì đến tiền đi xe. Anh Minh luôn trăn trở và mong muốn phải làm được gì đó để giúp đỡ họ, cũng là cống hiến, giúp ích cho đời.
“Đã từ lâu, tôi luôn ấp ủ và mong muốn làm được một điều gì đó có ích cho đời. Hằng ngày lại chứng kiến các bệnh nhân nghèo gặp khó khăn nên tôi quyết định bàn với vợ của mình cùng một vài người bạn để thành lập nhóm “Những chuyến xe yêu thương” để giúp đỡ họ trở về nhà sau khi ra viện. Ngày 19/6/2020, nhóm có chuyến đi đầu tiên nên tôi lấy ngày này là ngày thành lập nhóm. Tính đến nay, nhóm đã có hơn 130 thành viên chính thức”, anh Minh cho tâm sự.
Mặc dù là hội nhóm trên mạng nhưng anh Minh và các thành viên trong nhóm đã lập ra những nội quy, cách thức quản lý vô cùng chặt chẽ: “Từ khi thành lập, nhóm đã có quy chế mà mọi người tham gia đều phải chấp hành. Những người tham gia nhóm ngoài sự nhiệt tình, trách nhiệm, còn phải luôn chủ động được thời gian và quan trọng nhất phải có điều kiện kinh tế, phương tiện cá nhân và tự chi trả mọi chi phí cho mỗi chuyến đi. Mặt khác, các thành viên luôn phải hòa nhã, lịch sự và đặc biệt là không được phép vòi vĩnh, ứng xử thiếu văn minh đối với bệnh nhân và người nhà”, anh Minh nhấn mạnh.
Ngoài trang Facebook chính mà ai cũng có thể đăng ký, “Những chuyến xe yêu thương” còn có một nhóm kín để các thành viên chính thức gồm những người đăng ký phương tiện, trực tiếp lái chính... trao đổi, bàn bạc công việc.
Để một bệnh nhân được nhóm hỗ trợ cũng phải trải qua nhiều bước khác nhau. Theo anh Minh, bình thường khi có người cần giúp đỡ, anh sẽ yêu cầu cung cấp địa chỉ điều trị và nơi cần chở về để các thành viên xác minh thông tin. Nếu trường hợp này là chính xác, anh Minh sẽ đưa thông tin cụ thể của họ lên nhóm kín để anh em đăng ký và phân công cho phù hợp.
“Trong mùa dịch này, việc di chuyển khó khăn hơn một chút. Tuy nhiên, kể từ khi TP. Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16 mới đây, nhóm chúng tôi cũng có hơn 400 chuyến xe chở bệnh nhân và người nhà trở về quê sau khi họ xuất viện”, anh Minh cho biết.
Tâm sự với chúng tôi, anh Minh cho biết, kể từ khi nhóm đi vào hoạt động cho đến nay, có rất nhiều kỷ niệm về các chuyến đi được các thành viên chia sẻ với nhau để lấy đó làm động lực cho những hành trình tiếp theo.
Chuyến đi đầu tiên khiến anh Minh nhớ mãi là khi vợ chồng anh nhận chở hai mẹ con một bệnh nhân mổ tim về quê.
“Hoàn cảnh của cháu bé vô cùng đáng thương, cháu bé bị biến chứng sau phẫu thuật tim, mạch máu không lưu thông được nên có nguy cơ bị hỏng chân. Đưa cháu về đến nhà, tôi thấy cả ông và bố đều là người tàn tật. Nhìn rất là xót xa. Từ chuyến đi này mà quyết tâm hơn để thành lập một nhóm thiện nguyện, kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ những gia đình như vậy”, anh Minh tâm sự.
Hành trình chở một bệnh nhi bị mắc bệnh tan máu từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương về Tân Lạc Hoà Bình ngày 27/7 vừa qua cũng mang lại cho anh cảm xúc khó tả.
“Tôi cũng rất thương hoàn cảnh của cháu Công Minh. Cháu Minh bị bệnh tan máu từ lúc 3 tuổi và ở viện một mình tự lo ăn uống sinh hoạt không có người thân bên cạnh. Với người lớn còn khó khăn chứ đừng nói gì một cậu bé 15 tuổi. Bố mẹ thì ở quê đi làm, kiếm tiền để gửi lên cho cháu chữa trị. Vì dịch bệnh tôi chỉ đưa được cháu về đến chốt Hòa Bình rồi bố cháu đón. Lúc chia tay, tôi chỉ kịp dặn: “Từ giờ, con lưu số điện của chú vào, bất cứ khi nào con về chú sẽ giúp”, anh tâm sự.
Anh Minh cho biết, tâm trạng lúc ấy nửa vui nửa buồn. Vui vì đã giúp được cháu một đoạn đường. Buồn vì căn bệnh này sẽ theo cháu suốt đời, vì chính bố của anh cũng đã bị căn bệnh đó …
Kể về quá trình hoạt động hơn một năm qua, dù có nhiều khó khăn vất vả nhưng đổi lại, anh Minh và các thành viên trong nhóm nhận được sự yêu thương của mọi người: “Đến bây giờ, tôi và các thành viên trong nhóm vẫn nhận được những cuộc điện thoại động viên, hỏi thăm khiến tôi thực sự vui và xúc động. Việc làm của nhóm “Những chuyến xe yêu thương” ít nhiều đã đem lại niềm vui cho mọi người và cho chính bản thân cho các thành viên trong nhóm”
Chia sẻ về dự định trong tương lai của nhóm, anh Minh dự kiến sẽ mở rộng ra các bệnh viện khác để hỗ trợ thêm nhiều người khác, đồng thời xây dựng thêm một nhóm mới để lan tỏa tình yêu thương.
“Trong thời gian tới, tôi dự định thành lập thêm một nhóm nhỏ có tên là “Nối vòng tay lớn” để kêu gọi lái xe của các tỉnh tham gia để giảm bớt gánh nặng cho các anh em lái xe ở Hà Nội cũng như xây dựng, lan tỏa tình yêu thương đến mọi người. Khi nhóm này phát triển mạnh, nhiều người biết đến và ủng hộ thì nhiều hơn nữa các bệnh nhân ở các tỉnh sẽ được hỗ trợ”, anh Minh chia sẻ.
Những chuyến xe yêu thương cứ thế mỗi ngày lại lăn bánh qua những cung đường dài. Trên xe là những tài xế nhiệt tình cùng sự tử tế ấm áp và những bệnh nhân nghèo đang cần sự giúp đỡ, sẻ chia. Họ trao đi lòng tốt, chỉ để mong nhận lại những yêu thương lan tỏa. Anh Minh cùng hàng trăm thành viên của nhóm Những chuyến xe yêu thương đang từng ngày, từng giờ gieo những hạt giống tâm hồn tử tế và tốt đẹp vào một xã hội nhiều phức tạp, bon chen này.
Đàm Linh
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Ba người lính cứu hoả của Thủ đô hôm nay đã đưa được 8 người ra ngoài an toàn. Nhưng rồi cầu thang sập, vòi chữa cháy đứt, không còn dưỡng khí…họ đã hy sinh.
Sinh ra và lớn lên từ một làng quê nghèo tại Hưng Yên, hơn 20 năm trước, chàng thanh niên Phan Văn Hiệu rời quê hương lập nghiệp.
Để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ của mình, chàng trai người Mông Xồng Bá Dìa đã không quản ngại khó khăn, gian khổ vượt núi, vượt “cổng trời” để đi học.
Nữ anh hùng La Thị Tám đã truyền cảm hứng cho sáng tác "Người con gái sông La" do nhạc sĩ Doãn Nho phổ nhạc dựa trên lời thơ của Nguyễn Phương Thúy.
Bác sĩ trẻ Tô Thành Tâm là một tấm gương sáng điển hình của thanh niên. Dù trẻ tuổi nhưng với sự tâm huyết, yêu nghề anh đã chữa bệnh giúp đỡ rất nhiều người.
Tống Vân Anh là nữ bác sĩ duy nhất làm việc tại Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 của Việt Nam tại Phái bộ Gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc.
Dành cả tuổi trẻ gắn liền với biển đảo, hy sinh thầm lặng cứu chữa cho bệnh nhân, bác sĩ Bùi Đình Lĩnh đã không được nhìn mặt cha mẹ lần cuối.
Tình yêu nghề và sự tận tâm với bệnh nhân của Y sĩ Đinh Văn Thưởng đã chữa trị và cứu sống biết bao bệnh nhân mắc bệnh lao.
Bản thân vợ chồng anh luôn mong muốn làm gì đó để giúp người. Tham gia hiến máu tình nguyện, anh lại càng thấy hạnh phúc vì đã làm việc có ích cho mọi người.
Cục Quản lý Dược thông tin, ngày 15/7 khoảng 3.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc... có giấy đăng ký lưu hành hết hạn cuối năm được gia hạn hiệu lực số đăng ký.
Hơn 3 năm về công tác tại xã khó khăn nhất ở Lai Châu, bác sĩ Lý Công Bằng không chỉ hết lòng vì bệnh nhân mà còn giúp người dân phát triển kinh tế.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4