Chè Liên nổi tiếng bị giả mạo, người tiêu dùng phát hoảng
Sau khi xác định được các đối tượng sản xuất hàng giả mạo nhãn hiệu Chè Liên với số lượng lớn để chuẩn bị tiêu thụ, lực lượng chức năng đã bắt quả tang.
Cụ thể, theo Công văn số: 138/QLD-MP ngày 13/01/2021, Cục Quản lý Dược quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô mỹ phẩm “SK8 Nano Whitening Nourishing Body Cleanser” (Số lô: ZR03; NSX:12.10.2020; Hạn dùng: 12.10.2023; Số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm: 121829/20/CBMPQLD cấp ngày 03/4/2020) do Công ty cổ phần sản xuất thương mại Frecos Á Châu nhập khẩu và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Lý do thu hồi là bởi phát hiện mẫu thử của sản phẩm này không đáp ứng yêu cầu về giới hạn vi sinh vật trong sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN.
Được biết, sản phẩm “SK8 Nano Whitening Nourishing Body Cleanser” có 4 chai gồm: Gel tẩy da chết SK8; Sữa tắm trắng da SK8; Lotion dưỡng trắng da dàng cho ban đêm SK8 và Lotion dưỡng trắng da ban đêm SK8.
Sản phẩm này được quảng cáo với những công dụng như: Loại bỏ sạch tế bào da chết giúp da thông thoáng, mềm mịn; Dưỡng trắng, chống nhăn da, tăng độ đàn hồi và độ mịn cho da; Bảo vệ làn da khỏi tác hại của mặt trời...
Theo Công văn số: 150/QLD-MP ngày 13/01/2021, Cục Quản lý Dược đã ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc lô mỹ phẩm Kem thoa mặt IQ, trên nhãn sản phẩm ghi các nội dung: “ngày sản xuất: 10/02/2020; hạn sử dụng: 10/02/2023; SĐK: 0052/01/QLD-CL, sản xuất theo TCCB: 004755/18/CBMP-HCM; do Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vương Kim Long sản xuất.
Lý do mà sản phẩm này bị thu hồi là bởi mẫu kiểm nghiệm sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng về giới hạn kim loại nặng trong mỹ phẩm (chỉ tiêu Thủy ngân); Nhãn sản phẩm không ghi số lô sản phẩm theo quy định.
Cục Quản lý Dược yêu cầu công ty này buộc phải gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng sản phẩm Kem thoa mặt IQ (IQ Vitamin E whitening melasma cream) nêu trên. Tiếp nhận sản phẩm trả về từ các cơ sở kinh doanh và tiến hành thu hồi toàn bộ lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định và gửi báo cáo thu hồi lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định về Cục Quản lý Dược trước ngày 05/02/2021.
Trước khi bị thu hồi, sản phẩm Kem thoa mặt IQ được quảng cáo với công dụng: Chuyên trị mụn và nám, tàn nhang; Giúp da sản sinh collegen; Trao đổi chất và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn; Giảm thiểu tàn nhang, đồi mồi, nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong...
Ngày 20/4/2021, Cục Quản lý Dược ra Công văn số: 3904 /QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc sản phẩm mỹ phẩm Kem dưỡng trắng da chống nắng SPF 50 ban ngày (White skin care - sunscreen SPF 50 - day cream); số lô: 002; ngày sản xuất: 20/7/2019; hạn dùng: 20/7/2022; Số công bố: 001558/13/CBMP-HCM.
Sản phẩm này do Công ty TNHH SX - TM quốc tế Newtoday sản xuất và được phân phối bởi Công ty TNHH XNK & PP hàng tiêu dùng Thiên Phú.
Sản phẩm bị thu hồi là bởi mẫu kiểm nghiệm sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng về giới hạn kim loại nặng trong mỹ phẩm (chỉ tiêu Thủy ngân), có chứa Clobetasol propionate là thành phần không được phép sử dụng trong mỹ phẩm; Sản phẩm được sản xuất và đưa ra lưu thông khi số tiếp nhận Phiếu công bố đã hết hiệu lực. Nhãn sản phẩm không có thông tin về doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường theo quy định.
Trước khi bị thu hồi, sản phẩm này được quảng cáo trên các sàn thương mại điện tử với công dụng: Dưỡng ẩm da một cách tự nhiên, ngăn cản sự mất nước và giúp cho các tế bào da tự củng cố và tái tạo từ sâu bên trong; Thúc đẩy sự tổng hợp collagen tạo sự đàn hồi và săn chắc cho da mang lại làn da mềm mịn, trắng sáng tự nhiên và khỏe mạnh...
Theo Công văn số: 4688/QLD-MP, ngày 4/5/2021, Cục Quản lý Dược đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm “Kem dưỡng trắng da chống nhăn” - trên nhãn ghi Công ty CP Đông y học Bảo Lâm (địa chỉ: 767 đường Trường Chinh - Kiến An - Hải Phòng).
Lý do đình chỉ lưu hành, thu hồi: Sản phẩm chứa chất không được phép sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT và Hiệp định mỹ phẩm ASEAN là Dexamethason (hàm lượng 2,34μg/g). Sản phẩm chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Cơ sở sản xuất chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định tại Nghị định số 93/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
Theo Công văn số 6893/QLD-MP, Cục Quản lý Dược yêu cầu thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm mỹ phẩm Son môi I’RC MATTE mã màu 02 (số lô: 2021/01; ngày sản xuất: 030121; hạn dùng: 03 năm; SCB: 000041/21/CBMP-HCM); do Công ty TNHH dược Đông Minh chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, Công ty cổ phần mỹ phẩm Hani (Địa chỉ: 43 Nguyễn Bá Tòng, P. 11, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh) sản xuất.
Lý do được đưa ra là bởi Mẫu kiểm nghiệm sản phẩm chứa chất màu Pigment Red 53 (CI 15585) bị cấm sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế, không phù hợp với thành phần công thức sản phẩm đã công bố tại Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm số 000041/21/CBMP-HCM ngày 06/01/2021.
Ngày 26/7/2021, Cục Quản lý Dược ra Công văn số 8853/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành trên toàn quốc lô mỹ phẩm Kem bôi da tinh chất rau má Themaz; số lô: 0121; ngày sản xuất: 22/4/2021; hạn dùng: 21/4/2024; SCB: 106/20/CBMP-NĐ; do Công ty TNHH dược phẩm Hoàng Liên sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, Công ty Tam Duoc PharmaJSC tiếp thị và phân phối.
Sản phẩm nói trên bị thu hồi bởi mẫu kiểm nghiệm sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng về giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm (chỉ tiêu tổng số vi sinh vật hiếu khí).
Theo Công văn số: 11331/QLD-MP ra ngày 229/2021, Cục Quản lý Dược đình chỉ lưu hành trên toàn quốc lô mỹ phẩm Clinxy Gel tắm & vệ sinh phụ nữ; trên nhãn sản phẩm ghi các nội dung: “Số lô: 0065; ngày sản xuất: 03/7/2020; hạn dùng: 03/7/2023; Công ty TNHH MTV MP Minh Phước sản xuất và phân phối”.
Cục Quản lý Dược cũng đưa ra lý do thu hồi sản phẩm này do mẫu kiểm nghiệm sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng về giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm (chỉ tiêu tổng số vi sinh vật hiếu khí). Nhãn sản phẩm không có thông tin về doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường theo quy định.
Sản phẩm Sơn móng tay Felina (Felina Nail Lacquer), số lô: 220720/0; NSX: 220720, HSD: 5 năm kể từ NSX do Công ty TNHH Vẻ đẹp Francia (địa chỉ: P.705, Tầng 7, Saigon Paragon, 03 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường cũng đã bị Cục Quản lý Dược thu hồi theo Công văn số: 13302/QLD-MP, ra ngày 1/11/2021.
Nguyên nhân dẫn đến việc thu hồi sản phẩm trên là bởi mẫu thử có chứa chất màu Pigment red 53 là chất không được phép sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT và Phụ lục II Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.
Cũng trong ngày 1/11, Cục Quản lý Dược tiếp tục ra Công văn số: 13305/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô mỹ phẩm “Dung dịch rửa tay Green Cross hương tự nhiên - 100ml” (Số lô: 3F2921320; hạn dùng: 090624; Số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm: 187/19/CBMP-BD) do Công ty TNHH Green Cross Việt Nam sản xuất.
Lý do thu hồi là bởi mẫu thử không đáp ứng yêu cầu về giới hạn Methanol trong sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN.
Ngày 19/11/2021, theo Công văn số: 13825/QLD-MP, Cục Quản lý Dược thu hồi trên toàn quốc sản phẩm mỹ phẩm: Tinh dầu thiên nhiên Happy Skin One, số lô: 050321, ngày sản xuất: 050321, hạn dùng: 040324 (Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: 3215/18/CBMP-HN cấp ngày 17/8/2018) vì mẫu thử không đáp ứng yêu cầu chất lượng về giới hạn vi sinh vật.
Được biết, sản phẩm này do Công ty TNHH Liên doanh Dược phẩm Rio Pharmacy (Địa chỉ: Km 24, Quốc lộ 6, thôn Nghĩa Hảo, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Tp. Hà Nội) sản xuất; Công ty TNHH thảo dược liên doanh Việt Mỹ (Địa chỉ: thôn Lở, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội) chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Cục Quản lý Dược đã ra Công văn số: 14546/QLD-MP, ngày 10/12/2021 về việc thu hồi trên toàn quốc lô mỹ phẩm Green Cross Dung dịch rửa tay hương dưa táo - 70ml” (Số tiếp nhận Phiếu công bố: 187/19/CBMPBD), số lô: 3G4211310, do Công ty TNHH Green Cross Việt Nam (Địa chỉ: 28 Đại lộ Tự Do, KCN Việt Nam - Singapore, phường Bình Hòa, Tp. Thuận An, tỉnh Bình Dương) sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Lý do khiến sản phẩm trên bị thu hồi là bởi mẫu thử không đáp ứng yêu cầu về giới hạn Methanol trong sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN.
Ngày 16/12/2021, Cục Quản lý Dược ra Công văn số: 14982/QLD-MP và 14981/QLD-MP về việc thu hồi hai sản phẩm gồm Sữa rửa tay sạch khuẩn Dr. Clean hương táo, Nước rửa tay dưỡng da Aquavera chiết xuất hoa nhài.
Được biết, Sữa rửa tay sạch khuẩn Dr. Clean hương táo, số lô: 342SO, ngày sản xuất: 31/8/2020, hạn dùng: 31/8/2023 (Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: 359/18/CBMP-LA cấp ngày 14/5/2018) do Công ty cổ phần Today Cosmetics (Địa chỉ: Lô 26 Đường số 9 Khu Công nghiệp Tân Đức, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) sản xuất; Công ty cổ phần Fit Cosmetics (Địa chỉ: Số 276 đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường.
Nước rửa tay dưỡng da Aquavera chiết xuất hoa nhài (Aquavera liquid handwash Jasmin), số lô: 210393, ngày sản xuất: 29/6/2021, hạn dùng: 29/6/2024 (Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: 25551/17/CBMP-QLD cấp ngày 03/01/2017) do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Đài Linh (Địa chỉ: Số 29/150 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) nhập khẩu và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường.
Cả hai sản phẩm này không đáp ứng yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu “Chất bảo quản nhóm Isothiazolinon” theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm và Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.
Ngày 22/12/2021, Cục Quản lý Dược ra Công văn số: 15040/QLD-MP về việc thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm mỹ phẩm Nước rửa phụ khoa Daina 120ml (số lô: 020221; ngày sản xuất: 02/02/2021; hạn dùng: 02/02/2024; trên nhãn ghi SCB: 16/19/CBMP-TH, Công ty TNHH thảo dược Hoàng Long chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, Công ty CP TM - DV K & C Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa sản xuất.
Sản phẩm nêu trên có mẫu thử không đáp ứng yêu cầu về giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm (chỉ tiêu tổng số vi sinh vật đếm được).
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Sau khi xác định được các đối tượng sản xuất hàng giả mạo nhãn hiệu Chè Liên với số lượng lớn để chuẩn bị tiêu thụ, lực lượng chức năng đã bắt quả tang.
Hà Nội yêu cầu không mang vật nuôi và các thiết bị phát âm thanh công suất lớn để phát tán âm thanh ra môi trường khi tới phố đi bộ Hồ Gươm
Người dân phản ánh đến trụ sở xã để làm việc nhưng không có cán bộ tiếp dân. Do đó, huyện tổ chức kiểm tra thì phát hiện lãnh đạo xã đi du lịch.
Dù chỉ có 1 tay nhưng anh Latief (người Indonesia) vẫn thoăn thoắt tác nghiệp, chụp ảnh gửi về tòa soạn. Câu chuyện về nam phóng viên này đã truyền cảm hứng cho nhiều người.
Lực lượng Công an phát hiện nhiều thịt heo đã chưa rõ nguồn gốc đã hỏng. Hiện trường khu vực mổ heo không đảm bảo vệ sinh, thịt heo bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Thi thể cháu bé L. được lực lượng chức năng và người dân tìm thấy cách vị trí gặp nạn ở Hội An khoảng 400 m.
Biến ý tưởng thành hiện thực, tiệm cắt tóc bằng lửa đặc biệt của anh Nguyễn Trọng Giàu (ngụ TP.HCM) đã được nhiều người đến trải nghịệm.
Sau khi đến bệnh viện thăm khám, người đàn ông được chẩn đoán phần đứng bờ cong nhỏ vùng thân vị có một khối u đường kính 3cm.
Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM đã tiến hành hỗ trợ trẻ em khuyết tật phẫu thuật, giúp các em có được cuộc sống bình thường.
Một người đàn ông thuê trọ ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) rơi từ tầng 6 tòa nhà xuống đất tử vong.
Ngày 16/5, Tổng Cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng TP. Hà Nội phát hiện hàng tấn kẹo Trung Quốc đang đóng gói dán mác thành kẹo Nhật Bản tại 2 kho chứa.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4