Bệnh viện yêu cầu người nhà đi mua dao mổ, tình trạng thiếu vật tư y tế bao giờ kết thúc?
Thực trạng thiếu thuốc men, vật tư y tế, thậm chí là dao mổ đang xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên mà còn ở nhiều bệnh viện khác trên cả nước.
Mặc dù tất cả trẻ em đều có khả năng nhiễm Covid-19 nhưng chúng ít có nguy cơ mắc bệnh hơn người lớn. Theo Học viện Nhi khoa Mỹ, trong tổng số ca nhiễm Covid-19 thì có khoảng 13% là trẻ em. Nghiên cứu cho thấy trẻ em từ 10 đến 14 tuổi ít có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 hơn so với những người từ 20 tuổi trở lên. Tuy nhiên, một số trẻ có thể mắc Covid-19 nghiêm trọng. Trẻ em mắc Covid-19 cũng có thể phải nhập viện, điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt hoặc phải sử dụng máy thở.
Ngoài ra, trẻ em có các bệnh lý tiềm ẩn như béo phì, đái tháo đường, hen suyễn có nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng khi mắc Covid-19. Trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, tình trạng di truyền hoặc các tình trạng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, sự trao đổi chất của cơ thể cũng có nguy cơ cao bị Covid-19 nghiêm trọng.
Câu trả lời cho vấn đề trên vẫn chưa rõ ràng. Một số chuyên gia cho rằng trẻ em có thể không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19 vì chúng thường bị cảm lạnh do các loại coronavirus thông thường. Khi thường xuyên nhiễm các loại coronavirus, hệ miễn dịch của trẻ đã được làm quen và chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ cơ thể khỏi loại coronavirus gây Covid-19. Ngoài ra, cũng có thể hệ thống miễn dịch của trẻ tương tác với virus khác với hệ thống miễn dịch của người lớn. Một số người lớn bị bệnh vì hệ thống miễn dịch của họ dường như phản ứng quá mức với virus, gây ra nhiều tổn thương hơn cho cơ thể của họ. Điều này có thể ít xảy ra hơn ở trẻ em.
Trẻ sơ sinh mắc Covid-19 có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc Covid-19 nặng cao hơn trẻ lớn. Điều này có thể là do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành và đường hô hấp nhỏ hơn, khiến chúng có nhiều khả năng mắc các bệnh do nhiễm virus đường hô hấp.
Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus Covid-19 trong khi sinh hoặc do tiếp xúc với người chăm sóc bị bệnh sau khi sinh. Nếu cha mẹ bị Covid-19 hoặc đang chờ kết quả xét nghiệm thì nên đeo khẩu trang bằng vải và rửa tay sạch khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Nếu bạn có các triệu chứng Covid-19 nặng thì không nên tiếp tục chăm sóc trẻ.
Có vắc xin Covid-19 cho trẻ em không?
Tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây. Do vậy, các nhà khoa học đã bắt đầu tập trung nghiên cứu các loại vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ. Mới đây, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vắc xin Pfizer cho trẻ em từ 12 đến 16 tuổi. Trong khi đó, các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của vắc xin Covid-19 ở trẻ em dưới 12 tuổi.
Trong khi trẻ em và người lớn có các triệu chứng tương tự nhau khi mắc Covid-19 thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có xu hướng gặp các triệu chứng nhẹ hơn và tương tự như cảm lạnh. Hầu hết trẻ em có thể phục hồi trong vòng một đến 2 tuần. Các triệu chứng Covid-19 ở trẻ em bao gồm:
Nếu con bạn có các triệu chứng của Covid-19, hãy liên hệ ngay với bác sĩ và giữ bé trong nhà, tránh tiếp xúc với những người khác.
Mẹo phòng ngừa Covid-19 cho trẻ
Bạn có thể thực hiện những bước dưới đây để phòng ngừa Covid-19 cho con:
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng có chứa ít nhất 60% cồn. Nên che miệng và mũi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Vứt khăn giấy đã sử dụng và rửa tay. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng. Yêu cầu con bạn rửa tay ngay sau khi chúng đi ra ngoài trở về nhà, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Nếu trẻ còn nhỏ, bạn nên hướng dẫn con rửa tay đúng cách trong khoảng 20 giây.
Làm sạch bề mặt mỗi ngày ở những khu vực chung thường xuyên tiếp xúc như bàn, tay nắm cửa, công tắc đèn, điều khiển từ xa, thiết bị điện tử, bàn làm việc, bồn cầu và bồn rửa. Ngoài ra, hãy lau sạch những khu vực dễ bị bẩn, chẳng hạn như bàn thay đồ của em bé và các bề mặt mà con bạn thường chạm vào, chẳng hạn như khung giường, tủ đựng đồ chơi. Dùng xà phòng và nước để làm sạch đồ chơi mà trẻ cho vào miệng.
Đeo khẩu trang cho trẻ
Nếu đưa con ra ngoài, bạn nên cho chúng đeo khẩu trang. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đeo khẩu trang cho bé từ 2 tuổi trở lên. Với trẻ dưới 2 tuổi, trẻ có vấn đề hô hấp hoặc những trẻ gặp một số vấn đề không thể tháo khẩu trang mà không có sự trợ giúp của người lớn... thì cha mẹ không nên cho trẻ đeo khẩu trang. Tốt nhất, nên để trẻ ở nhà để đảm bảo an toàn.
Tiêm vắc xin đầy đủ cho con
Hãy theo dõi lịch thăm khám và tiêm vắc xin của con bạn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Tiêm vắc xin đầy đủ sẽ giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Thực trạng thiếu thuốc men, vật tư y tế, thậm chí là dao mổ đang xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên mà còn ở nhiều bệnh viện khác trên cả nước.
Coi chất gây nghiện là giải pháp để giải tỏa tâm lý, áp lực,... nhiều bạn trẻ phải hối hận vì rối loạn tâm thần, mất chức năng điều khiển hành vi.
Chị L.A. nhập viện trong tình trạng đầu đau liên tục, bị co giật, phải kiểm soát bằng thuốc động kinh được bác sĩ xác nhận có ổ sán não.
Bản tin sức khỏe 24h ngày 10/8 sẽ có những tin chính: Việt Nam nghiên cứu sản xuất thuốc phòng bệnh đậu mùa khỉ, cả nước ghi nhận hơn 145.000 ca mắc sốt xuất huyết...
Ba sản phẩm mỹ phẩm này chứa hàm lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép và chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Do chủ quan bổ sung Vitamin B6 quá 70 lần so với mức khuyến nghị, một cụ ông mất khả năng đi lại vĩnh viễn.
Người mẹ 2 con bị hoại tử bụng, xuất hiện nhiều ổ áp xe,... nữ bệnh nhân cho biết trước đó đã tiêm chất làm tan mỡ tại một spa địa phương.
Tại Trung Quốc có ít nhất 35 ca nhiễm virus Langya henipavirus, khi mắc các bệnh nhân đều có biểu hiện sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau đầu, buồn nôn…
EU trì hoãn việc nhập lô vaccine vào tháng 6, thay vào đó họ sẽ chờ tới tháng 9 để được đảm bảo bổ sung thêm 15 triệu liều vaccine có khả năng kháng Omicron.
Trẻ em rất dễ bị nhiễm giun. Vì vậy, tẩy giun cho con định kỳ sẽ giúp bé phát triển tốt hơn, hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng và luôn luôn khỏe mạnh.
Vaccine Jynneos của Bavarian Nordic đã được Cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ cấp phép sử dụng để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4