Chỉ 5 ngàn đồng/giờ tiền phụ cấp bác sỹ, quy định lạc hậu và thiệt thòi
Y bác sĩ cả đêm căng thẳng, giành giật sự sống cho bệnh nhân đến kiệt quệ cả thể xác lẫn tinh thần, nhưng mức tiền phụ cấp thấp đến mức... khó để tiêu.
Bệnh gout xảy ra là do lượng axit uric trong cơ thể tăng cao. Axit uric được tạo ra khi cơ thể phân hủy purin, là chất hóa học được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể và trong một số thực phẩm. Axit uric thường được phân hủy và thải ra ngoài qua nước tiểu. Khi không được loại bỏ đúng cách, axit uric dư thừa sẽ chuyển thành các tinh thể hình kim trong khớp, gây bùng phát bệnh gout.
Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gout.
Giai đoạn 2: Nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân (nốt tophi). Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài.
Giai đoạn 3: các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp.
Các đợt bùng phát bệnh gout có thể kèm theo đau, sưng, đỏ và khó cử động khớp và thường kéo dài từ một đến hai tuần. Có rất nhiều tác nhân có thể gây bùng phát bệnh gout. phần lớn các tác nhân này có thể tránh được. Do vậy, điều quan trọng là người bệnh nên biết chúng để ngăn ngừa hoặc kiểm soát cơn đau do gout.
Nhiều loại thực phẩm giàu purin có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, do đó làm tăng nguy cơ bị bệnh gout. Thực phẩm có hàm lượng purin cao bao gồm:
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm giàu purin đều làm tăng nồng độ axit uric hoặc nguy cơ mắc bệnh gout. Các loại rau như đậu Hà Lan, đậu lăng, măng tây, rau bina và nấm rất giàu purin nhưng khi ăn với lượng vừa phải dường như không ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh gout.
Rượu bia
Uống bia, rượu có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Bạn càng uống nhiều bia rượu thì nguy cơ bùng phát bệnh gout càng cao.
Nhưng một nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả việc uống rượu vừa phải cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gout ở nam giới. Trên thực tế, những người tham gia là nam giới uống tới hai ly rượu trong khoảng thời gian 24 giờ có nguy cơ bùng phát bệnh gout cao hơn 36% so với những người không uống rượu trong cùng khoảng thời gian đó. Hạn chế uống rượu có thể giúp ngăn ngừa bệnh gout bùng phát.
Đồ uống và thức ăn có nhiều Fructose
Fructose là loại đường duy nhất làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Đồ uống có nhiều đường fructose như nước trái cây và nước ngọt có đường, đã được chứng minh là làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
Việc tiêu thụ thực phẩm giàu fructose, chẳng hạn như bánh quy và kẹo, cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ bùng phát bệnh gout. Tránh hoặc hạn chế những đồ uống và thực phẩm nhiều đường này có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh gout.
Chỉ số khối cơ thể cao hơn
Thừa cân hoặc béo phì có liên quan đến sự phát triển ban đầu của bệnh gout. Các nhà khoa học đã phát hiện ra mối liên hệ giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và nồng độ axit uric cao.
Nếu bạn thuộc nhóm BMI thừa cân hoặc béo phì, giảm cân thông qua chế độ ăn kiêng và tập thể dục có thể là một cách để giảm nồng độ axit uric và ngăn ngừa gout bùng phát trong tương lai.
Trong khi một số thực phẩm, đồ uống và các yếu tố lối sống là những yếu tố nổi tiếng gây ra các cơn gout, thì cũng có những tác nhân gây bệnh gout mà ít người để ý.
Căng thẳng
Căng thẳng có thể làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Để tránh bùng phát bệnh gout, các nhà nghiên cứu đề nghị những người bị bệnh gout cố gắng tránh căng thẳng hoặc thực hiện các bước để giảm căng thẳng.
Aspirin
Đây là tác nhân khiến bệnh gout bùng phát ít người để ý. Aspirin liều thấp có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và đôi khi làm tăng gần gấp đôi nguy cơ bùng phát bệnh gout. Một nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị bệnh gout tấn công sẽ tăng lên sau hai ngày dùng aspirin liều thấp. Liều càng thấp, sự liên kết càng lớn.
Nhưng aspirin liều thấp thường được sử dụng trong phòng chống bệnh tim mạch. Vì vậy, mặc dù nó có thể gây bùng phát bệnh gout nhưng bạn không nên ngừng hoặc thay đổi việc sử dụng aspirin liều thấp nếu bạn đang dùng nó để bảo vệ bản thân chống lại cơn đau tim hoặc đột quỵ. Thay vào đó, bạn có thể giải quyết các tác nhân gây bệnh gout khác có thể có trong cuộc sống của bạn như hạn chế uống rượu bia và ăn thịt đỏ.
Mất nước
Mất nước có thể dẫn đến nồng độ axit uric cao hơn do giảm đi tiểu. Để giảm nguy cơ bị bệnh gout, người bị bệnh nên uống nhiều nước hàng ngày. Nếu tập thể dục hoặc dành thời gian trong môi trường nóng hơn, chẳng hạn như phòng tắm hơi, điều quan trọng là phải uống thêm nước.
Thay đổi nhiệt độ
Thời tiết có thể ảnh hưởng đến bệnh gout. Nhiệt độ cao và độ ẩm thấp đều làm tăng nguy cơ bị bệnh gout. Sự kết hợp giữa thời tiết nóng và khô có thể làm bùng phát bệnh gút. Độ ẩm quá cao cũng có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh gout nhưng ở mức độ thấp hơn.
Không phải tất cả mọi người bị bệnh gout sẽ bị ảnh hưởng bởi mọi tác nhân. Để xác định yếu tố nào gây ra cơn gout cho bạn, hãy ghi lại những gì bạn đã ăn hoặc những hoạt động bạn đã tham gia trước khi cơn gout bùng phát. Bằng cách ghi nhật ký về những yếu tố này, bạn có thể nhận ra mô hình bùng phát bệnh gout của mình.
An Toàn Y tế với hệ sinh thái bao gồm kênh Tiktok https://www.tiktok.com/@antoanytevn với 200k follower là kênh có nội dung cập nhật thời sự, uy tín về y tế, sức khoẻ, đời sống, xã hội, có sự tương tác rất lớn từ người dùng.
Hiện tại, chúng tôi đã và đang thực hiện hỗ trợ kết nối các cơ sở y tế, khám chữa bệnh, nhà thuốc bằng dạng bài:
Review y tế: Nhà thuốc tốt - Bác sỹ hay.
Đây là những review chân thực nhất về các cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc được thực hiện bởi bên thứ 3 là các y, bác sỹ và có ý kiến đóng góp từ phía khách hàng.
Nội dung phù hợp với các phòng khám, nhà thuốc...nhân viên y tế đang muốn phát triển hình ảnh thương hiệu trên nền tảng TikTok và tiến lại gần hơn với khách hàng.
Để tham gia nhận hỗ trợ và kết nối, mọi người có nhu cầu có thể liên hệ gửi email tới [email protected] để đăng ký.Tham gia diễn đàn thảo luận và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích về sức khỏe, y tế, đời sống dân sinh cùng chúng tôi trên Viber tại đây
Y bác sĩ cả đêm căng thẳng, giành giật sự sống cho bệnh nhân đến kiệt quệ cả thể xác lẫn tinh thần, nhưng mức tiền phụ cấp thấp đến mức... khó để tiêu.
Tôi bị tiêu chảy đã 2 ngày nay. Tôi đã uống men tiêu hóa nhưng tình trạng này vẫn không cải thiện. Có cách nào giúp mau khỏi tiêu chảy không?
Uống thuốc kháng sinh trong một thời gian dài có thể gây tiêu chảy và ảnh hưởng gan. Vì vậy nên ăn những thực phẩm dưới đây sau khi uống thuốc kháng sinh.
Sữa và các sản phẩm từ sữa luôn là nguồn bổ sung canxi tốt trong chế độ ăn. Ngoài sữa động vật còn có sữa thực vật. Vậy người tiêu dùng nên lựa chọn loại sữa nào?
Không chỉ là loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rau sam còn có nhiều lợi ích với sức khỏe. Loại rau này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, làm đẹp da...
Trước khi có ý định bổ sung collagen, bạn nên xem xét đến các tác dụng phụ của chúng và quyết định xem mình có nên dùng hay không?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh quá sớm sau khi sinh. Sự chậm trễ này có thể mang lại nhiều lợi ích cho bé.
Với những bài thuốc dân gian sau đây, các mẹ sẽ sẽ giúp các mẹ chữa khỏi bệnh cho con nhanh chóng và đảm bảo an toàn.
Khi nghĩ đến bệnh Parkinson, bạn có thể nghĩ đến chứng run tay chân. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể biểu hiện bằng một số triệu chứng khác mà bạn không ngờ tới.
Thời tiết lạnh khô của mùa đông có thể cực hình với làn da của bạn. Dưới đây là một số tình trạng da phổ biến có thể xảy ra khi thời tiết chuyển lạnh.
Mùa đông là thời điểm hoàn hảo để tận hưởng sự ấm cúng bên gia đình. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường, khi nhiệt độ giảm, lượng đường trong máu sẽ tăng lên.